Chia sẻ

Tre Làng

VỀ "HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ" CỦA MẶC LÂM RFA

Cuteo@

Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

Đó là tựa đề bài viết của Mặc Lâm đăng tải trên RFA.


Tôi đồng ý với Mặc Lâm - RFA rằng, "Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc". 

Trong nhiều bài viết gần đây, cái tên "Hội nghị Thành Đô" được nhắc đến khá nhiều, và với cách đưa tin viết bài ấy, người đọc có cảm tưởng rằng, tại Hội nghị đó hình như Việt Nam đã phải xuống thang và đã ký những thỏa thuận bất lợi. 

Tất nhiên, đó chỉ là cảm tưởng mà không có bất kỳ minh chứng nào xác đáng để tin đó là sự thật. 

Báo chí nhà nước, và những nguồn tin của chính phủ tuyệt nhiên không có bất kỳ một thông tin nào, kể cả những phản ứng với những bài viết của những người "có tiếng chống phá nhà nước". Vì thế, "Hội nghị Thành Đô" với nội dung cụ thể của nó vẫn là bí mật.

Việc người đọc các bài viết về Hội nghị này có cảm giác như thế là tất yếu bởi nó được người viết dùng con chữ với tâm địa của họ để thỏa mãn cách nghĩ của một số người, đồng thời hướng lái, dẫn dắt họ có cách hiểu tiêu cực nhằm tấn công trực diện vào đảng và nhà nước Việt Nam.

Mặc Lâm, phóng viên RFA, trong bài viết có tựa: "Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô" đã áp dụng cách viết như vậy. Tất nhiên, Mặc Lâm với tư cách là công cụ đắc lực của RFA không có tư cách gì để đòi hỏi Việt Nam phải bạch hóa những bí mật nhà nước của mình.

Tính thiếu xác đáng và khách quan trong bài báo của Mặc Lâm thể hiện ở việc chỉ căn cứ vào một bức ảnh chụp để phán đoán như một kết luận khoa học là hết sức thiếu thuyết phục. Mặc dù đôi chỗ, để tỏ vẻ khách quan, Mặc Lâm đã trích dẫn kiểu "trời ơi" để minh chứng cho suy đoán thiếu thiện chí của mình. Trong bài báo của mình, đăng trên RFA Mặc Lâm đã viết như thế này: 

"Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc".

Người viết entry này không nghĩ là sau khi đạt được những thỏa thuận trong một Hội nghị cấp cao thì bộ mặt của những người tham gia phải buồn rầu, ủ rũ hay tỏ ra quá nghiêm trọng. 

Hãy lên mạng và gõ từ khóa "Hội nghị", chắc các bạn sẽ không thể tìm thấy một bộ mặt nào tỏ rõ sự thất vọng. Ngược lại, các bạn sẽ thấy kèm với những cái bắt tay ngoại giao là những nụ cười. 


Như vậy, với thủ pháp mô tả nụ cười và thái độ của những người tham dự Hội nghị Thành Đô để kết luận điều gì đó thì quả là nực cười. Tôi không nghĩ, các thành viên Hội nghị lại có thể cười sau khi ký kết được một thỏa thuận không lợi cho đất nước. Điều này càng không thể phù hợp với bản lĩnh và trí tuệ của người Việt Nam.

Trong một đoạn khác của bài viết, Mặc Lâm dẫn dụ người đọc vào mối nghi ngờ bằng việc trích lời (không hẳn là trích dẫn) ông Đại tá Nguyễn Đăng Quang kể về ông Nguyễn Cơ Thạch bị "thất sủng" dưới sức ép của Trung Quốc, với đoạn trích dẫn vô thưởng vô phạt. Thủ đoạn viết này nhằm chia rẽ sự đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam. Nó cũng không còn lạ, bởi những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam đã sử dụng từ lâu.

Trong bài viết, chúng ta cũng sẽ được thấy Mặc Lâm tự tay vả vào mặt mình khi ở đầu bài viết nói rằng "hội nghị Thành Đô vẫn bao trùm bí mật", nhưng đoạn sau lại nói là "mờ ám". Thật thế, nếu nói nó còn "bí mật", tức là chưa ai biết gì về nó, thì không thể nói nó là "mờ ám"!

Như một người được chứng kiến và biết rõ về Hội nghị Thành Đô, Mặc Lâm phán: "Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng". Nhưng cũng chính Mặc Lâm lại viết: "Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc". 

Vậy đã "chịu thua", nghĩa là không thể biết thì sao lại dám nói là "mờ ám"?


Đọc toàn bài, hẳn bạn đọc sẽ không ngạc nhiên bởi lối viết thiếu công bằng. Tất nhiên, sẽ không có sự công bằng ở đây vì Mặc Lâm chủ ý bôi nhọ, gây nghi ngờ cho người đọc về nội dung của Hội nghị Thành Đô. Luận điệu này nguy hiểm ở chỗ nó chia rẽ đảng và nhà nước với nhân dân, ít nhất là làm cho người dân nghi ngờ về tính xác thực của những thông tin trên.


Thực ra, tôi không biết về nội dung của Hội nghị này, song, tôi vẫn có thể hiểu được những thỏa thuận được ký kết thể hiện trong kỷ yếu của Hội nghị Thành Đô hiện đang thuộc bí mật quốc gia với cả phía Trung Quốc và Việt Nam, và điều đó là hoàn toàn bình thường. Cả hai bên không công bố nó chính là một trong những biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau và trên hết là vì lợi ích của cả hai dân tộc. 


Trên thế giới hẳn đã có nhiều thỏa thuận giữa các quốc gia đã được giữ kín cho tới khi hết thời hiệu và giải mật.


Khách quan mà nói, Trung Quốc cực kỳ thâm hiểm trong ngoại giao và nổi tiếng là quốc gia lật lọng. 


Nếu thực sự có thỏa thuận "bất lợi" cho Việt Nam như Mặc Lâm viết: "Việt Nam một tỉnh tự trị của Trung Quốc" thì có lẽ sự kiện giàn khoan 981 kia sẽ không cần phải xảy ra. Nói cho đúng, nếu phía Trung Quốc có được "lợi thế" từ Hội nghị Thành Đô thì họ sẽ không ngần ngại công bố ngay cái điều khoản mà Mặc Lâm "trích dẫn" từ Thời Báo Hoàn Cầu cho cả thế giới biết.


Và đây, có đáng để chúng ta tin tưởng vào một đoạn trích vô thưởng vô phạt như thế này hay không?


"Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau:


Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.".

Thật nực cười phải không các bạn. Sự bịa đặt của Mặc Lâm đã tỏ ra quá vụng về khi nó và các luận điệu tương tự không phù hợp với thái độ của người Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc. 


Các bạn có thể thấy rõ thái độ của Việt Nam qua phát biểu của những người lãnh đạo đất nước. 


Hẳn các bạn không thể quên lời phát biểu hùng hồn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri La: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".


Tiếp theo, Mặc Lâm lại viết: "Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa". Có lẽ, trong bài báo này, thì đây là sự bịa đặt và vu khống trơ trẽn, bỉ ổi nhất. Có ít nhất hai lý do để nói về điều này. Thứ nhất, Việt Nam hiểu rất rõ Trung Quốc và luôn cảnh giác với ông bạn khổng lồ này vì thế họ không dễ mắc mưu của Trung Quốc. Thứ hai, hoàn toàn không có một chứng cứ nào để khẳng định rằng, trong "hoàn cảnh lịch sử" khiến các lãnh đạo Việt Nam "nhúng chàm" được, bởi nội dung của Hội nghị Thành Đô vẫn còn trong vòng bí mật như chính Mặc Lâm nói ở phần đầu bài viết.


Rõ ràng, những giọng điệu của Mặc Lâm là thiếu cơ sở, và mang nặng tính áp đặt, với mục đích hạ bệ lãnh đạo đất nước, và qua đó làm giảm lòng tin của người dân với họ.

Còn nữa, câu nói xuẩn ngốc vào bậc nhất hành tinh này sẽ thuộc về Mặc Lâm khi phán: "Tuy nhiên vì Hà Nội tiếp tục im lặng nên câu hỏi đã dần dần biến thành sự thật cho dù chỉ phân nửa sự thật đến từ Hoàn Cầu Thời Báo". Khó ai có thể chấp nhận được kiểu lập luận như thế. Một "câu hỏi" sẽ không thể nào là một "sự thật". Sự thật sẽ mãi là sự thật, chứ không thể vì "sự thật" không được nói ra thì điều giả dối sẽ là "sự thật" được.

Đến ông Nguyễn Đăng Quang cũng được Mặc Lâm trích: "Cái thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau". 


Rõ ràng, trên thực tế, dù là Hoàn Cầu Thời Báo hay Tân Hoa xã thì chúng cũng đã chứng tỏ độ thiếu tin cậy đến tởm lợm của nó qua sự kiện gian khoan 981.


Câu chuyện Hội nghị Thành Đô sẽ vẫn còn tiếp diễn và việc bạch hóa nó sẽ phải mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 


Cho dù Mặc Lâm có cố tình viết thế nào đi chăng nữa, chúng ta hoàn toàn có thể tin những thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô là có lợi cho nhân dân hai nước, hai dân tộc. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, Trung Quốc tại hội nghị đó "không có cửa nào" có thể ép được Việt Nam, bởi chúng ta cũng đã không hề khoan nhượng trên trận tuyến bảo vệ lãnh thổ. 


Quan trọng hơn hết, khí phách, bản lĩnh và nhân cách con người Việt Nam không bao giờ cho phép đánh đổi chủ quyền để lấy sự hữu nghị, hòa bình viển vông.


Bài viết của Mặc Lâm có thể nói lên nhiều điều, nhưng trên hết, người ta thấy thái độ và tâm địa đen tối của người viết và quan thầy của anh ta, mà nếu so sánh, nó còn hạ đẳng hơn cả loại lưu manh chữ nghĩa.

20 nhận xét:

  1. Mặc Lâm là thằng nào mà dám yêu cầu nhà nước Việt Nam phải công khai nội dung Hội nghị Thành Đô?
    Bố mày không công khai thì làm được gì?
    Vẫn chỉ là xúi bẩy, chọ ngoáy và bịa đặt chứ biết đéo gì vè nội dung mà bi bô?
    Về bốc cứt ăn vã đi Mặc Lâm.

    Trả lờiXóa
  2. Mấy thằng ko tổ quốc, con hoang phản động :))

    Trả lờiXóa
  3. Thanh Hoá14:24 8/8/14

    Tại sao góp ý lại bị xoá nhỉ? Và tại sao những comment thiếu giáo dục như hai người "Liên Khui Bân" và "DuyBlog.com" lại vẫn để?

    Trả lờiXóa
  4. RFA và Mặc Lâm, trò hề và con rối

    Trả lờiXóa
  5. Bạn Thanh Hóa không may rồi. Có khi tại vì bạn Nặc Danh.

    Trả lờiXóa
  6. Đất nước nào cũng có bí mật quốc gia, ngay cả một cơ quan , tổ chức, hay cá nhân cũng có những bí mật của riêng mình, và ít người biết điều đó có thể sẽ tốt hơn cho tất cả. vậy thì tại sao cứ phải công khai tất cả. liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, không phải chuyện đùa mà co thể suy đoán mò được. những kẻ như Mặc Lâm chỉ kích động gây rối chứ không làm được gì tốt đẹp cả

    Trả lờiXóa
  7. Thanh Hoá16:26 8/8/14

    Bạn Lệ Chi Nguyễn cho hỏi, "nặc danh" là thế nào? Tôi có tên rõ ràng còn gì?

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh17:00 8/8/14

    Tên tuổi địa chỉ profile thế nào, có dám công khai ko Thanh Hóa?

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh19:55 8/8/14

    Đây là bài viết của FB FB Dân Choa, đăng trên PhuocBeo. Chép về đây cho anh em đọc.:
    Hồi ký của đại sứ Trung Quốc về sự kiện Hội nghị Thành Đô ( Chengdu) 1990
    Lời dẫn: Chưa bao giờ dư luận lại ồn ào như bây giờ về nội dung của Hội nghị Thành Đô năm 1990 giữa phái đoàn cao cấp của Việt Nam và Trung Quốc. Báo chí quốc tế cũng từng đưa tin về sự kiện này, nhưng hầu như không có nọi dung cụ thể. Có một nguồn tin cho biết, báo Thái Lan có đăng nội dung chính của hội nghị, nhưng lâu ngày ít ai quan tâm nên rơi vào lãng quên.

    Lâu nay trên mạng xuất hiện một bài viết, trong đó người ta đăng tải nội dung biên bản hội nghị Thành Đô với nội dung, Việt Nam sẽ biến thành một đặc khu của nước Trung Hoa. Đây là một sự bịa đặt lếu láo vô căn cứ.

    Nếu ai thường xuyên quan tâm đến mối quan hệ lân bang giữa Việt Nam và Trung Quốc thì dễ dàng nhận ra đó là một thông tin giả .

    Liệu có một văn bản hay gọi là Kỉ yếu gặp gỡ Thành Đô hay không? Chắc chắn là có. Nó nằm trong lưu trữ của cơ quan hai nhà nước. Vì mục đích và quyền lợi của mỗi nước, chưa nhất thiết phải công bố để thanh minh với dư luận.

    Nội dung của nó cũng không có gì ghê gớm cả. Tuy không có văn kiện công khai nhưng qua hồi ký của những người trong cuộc thì cũng đã rõ. Ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam cũng viết, ông Lý Bằng thủ tướng Trung Quốc cũng viết và nhiều nhân vật khác nữa.

    Một người trong cuộc hay nói cách khác là đã kiến tạo cho cuộc gặp gỡ sự kiện đấy cũng viết, ông đại sứ Trương Đức Duy. Ông Trương là một người rất am hiểu và có nhiều mối quan hệ gần gũi với các lãnh đạo Việt Nam.
    ***

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh19:56 8/8/14

    HỒI KÝ CỦA TRƯƠNG ĐỨC DUY
    (Trích, người dịch Quốc Thanh)

    "....Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt;

    Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung. Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân.

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh19:56 8/8/14

    Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung.

    Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch). Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh19:56 8/8/14

    Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn [2] “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này. Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử.

    Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội. Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: “Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!” Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh19:57 8/8/14

    Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: “Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?” Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt. Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: “Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!”. Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc “Hội đàm Thành Đô”: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến” [4]
    ***

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh19:57 8/8/14

    Nguồn: 中越高层成都会晤的前前后后 - Mạng Báo buổi sáng Liên hợp.

    [1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND
    [2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND
    [3] Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND
    [4] Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại -ND.

    Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化 – Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô – Một năm sau, bình thường hóa quan hệ.

    Trương Đức Duy"

    Trả lờiXóa
  15. giờ đây nói đến cái RFA thì chúng ta khó mà có thể tin được những lời nói luận điệu mà chúng tuôn ra rồi. Những bài viết của cái RFA này hoàn toàn là những lời lẽ luận điệu và những sự kiện được đưa ra một cách chưa rõ ràng để rồi chúng bịa đặt xuyên tạc để biến những sự đó thành một phương tiện để tại cần lái hướng cho những người đọc nhẹ dạ không hiểu hết sự việc đi lệch hướng. dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực của về Đảng nhà nước ta. Bởi thế chúng ta cần thận trọng với cái RFA này

    Trả lờiXóa
  16. bọn phản động thôi nát luôn mồm nói chúng ta chúng ta là vi phạm nhân quyền vi phạm quyền tự do ngôn luận , quyền tự do báo chí. Đó hoàn toàn là những lời nói bịa đặt xuyên tạc mà thôi. hoàn toàn không như thế . nếu như thế thì mấy cái đài báo phản động khốn kia liệu có tồn tại để mà đăng tin láo như thế không nữa. khi đi sang các nước khác mọi người có thể thấy nước người ta quản lí thông tin mạng xã hội như thế nào. Bởi thế đừng bao giờ nói là VN vi phạm mấy cái nhân quyền tự do ngôn luận ở đây

    Trả lờiXóa
  17. thành phần của RFA giờ đây có được kẻ nào đang tin đâu chứ. mọi bài viết mọi tiếng nói của cái đại RFA này hoàn toàn là nhằm mục tiêu tạo một hướng lái sai lệch cho những người dân nhẹ dạ không hiểu vấn đề thực tại của tình hình. Những gì là bí mật thì làm sao phải để lộ ra chứ. mọi lợi nói của hắn chỉ là để kích động suy nghĩ lòng tin của nhân dân đối với Đảng nhà nước mà thôi. Mục đích cuối cùng là phá chế độ phá đi những thành quả cách mạng của đất nước ta

    Trả lờiXóa
  18. Bên Dân Làm Báo có con lợn mõm chó Hoàng Thanh Trúc phản bác bài của anh đấy. Giọng ngu như lợn, mà ăng ẳng như chó.

    Trả lờiXóa
  19. Hồ chí minh một giand điệp hoàn hảo (kỳ5).
    Huynh-tam.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  20. Bài phản biện hay quá

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog