@Hồ Ngọc Thắng
NHỮNG PHÁT BIỂU SAI TRÁI VỀ VIỆC ÔNG NGUYỄN QUANG HỒNG NHÂN BỊ TRỤC XUẤT KHỎI CHLB ĐỨC
Mấy ngày qua, nhiều địa chỉ truyền thông ở phương Tây đăng tải nhiều bài viết với những phát biểu sai trái về việc CHLB Đức trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ. Một trong những bài viết đó được cho là của tác giả Marina Mai. Bà Marina Mai là nhà báo tự do và được những người quan tâm đến tình hình nhân quyền, đặc biệt là tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, biết đến qua các bài báo đăng trên Báo hàng ngày TAZ ở Berlin.
Các bài viết này cho thấy, người viết không am hiểu vấn đề hoặc là cố tình đưa ra những phát biểu để phỉ báng Nhà nước Đức. Thí dụ, bà Marina Mai viết: “Điểm đáng chú ý, thông thường thì các văn phòng chi nhánh của Sở Liên bang về Di cư và Người tị nạn ở tiểu bang Bayern không phụ trách về các đơn xin tị nạn của người Việt Nam. Các đơn này thường chỉ được xét ở các bang Berlin, Brandenburg, Nordrhein-Westfalen và Sachsen. Ở đó, các nhân viên được đào tạo nghiệp vụ có đủ trình độ chuyên môn để quyết định các trường hợp người Việt Nam xin tị nạn và thẩm định những mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu người đó phải về Việt Nam. Người ta không biết tại sao đơn xin tị nạn của Nguyễn Quang Hồng Nhân lại được xét xử ngoại lệ ở bang Bayern do các nhân viên không đủ khả năng xem xét.”
Theo cơ cấu tổ chức của Nhà nước Đức, thẩm quyền và trách nhiệm quyết định về đơn xin tị nạn của người nước ngoài thuộc về Liên bang, khái niệm trong tiếng Đức là Bundessache. Việc chăm lo về ăn ở, sức khỏe và thực thi trục xuất … là thẩm quyền và trách nhiệm của các bang, khái niệm trong tiếng Đức là Ländersache. Điều đó có nghĩa là, các bang lập danh sách trục xuất trên cơ sở thông báo của Cơ quan BAMF trực thuộc Bộ nội vụ Liên bang Đức, ghi tên những người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Đức, tiếng Đức ausreisepflichtige Ausländer. Tất nhiên, việc chuẩn bị và tiến hành trục xuất được hổ trợ bởi Cảnh sát Liên bang (Bundespolizei), ngày xưa gọi là Công an biên phòng (Bundesgrenzschutz). Bình thường, khi nhập trại, người nộp đơn được phân chia đến những địa danh nơi mà chi nhánh của Cơ quan BAMF chuyên trách những quốc gia được giao phó. Nhưng người nộp đơn xin tị nạn có thể nộp đơn xin chuyển trại đến một nơi có người trong gia đình đang sống. Con gái ông Nguyễn Quang Hồng Nhân học ở TP Nürnberg nên ông và vợ xin được đến trại tị nạn tại bang Bavaria rõ ràng là một quyết định nhân đạo thể theo nguyện vọng. Theo quy định của luật hành chính, Tòa án có thẩm quyền xét xử về đơn kiện (Klage) là tòa án nơi nguyên đơn cư trú. Trước khi bị trục xuất, vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân sống ở TP Nürnberg nên xét xử ở tại bang Bavaria là hợp lý và đúng luật. Rõ ràng bà Marina Mai không nắm rõ luật Đức bởi vì “xét xử” là thẩm quyền của quan tòa, còn Quyết định viên của Cơ quan BAMF (tiếng Đức Entscheider, khoảng 15 năm trước Einzelentscheider) chỉ có quyền cho ra quyết định về đơn xin tị nạn. Thực sự là quá hồ đồ khi bà ta viết “… ở bang Bayern do các nhân viên không đủ khả năng xem xét…”. Bởi vì, dù ở văn phòng BAMF đặt ở TP Nürnberg hay ở một thành phố khác, Quyết định viên là một chuyên gia có kiến thức tốt về quốc gia mình phụ trách. Ngoài ra một số Quyết định viên xuất sắc được chọn lọc để hổ trợ và tư vấn trên toàn lãnh thổ liên bang cho các Quyết định viên trong hoạt động phỏng vấn và quyết định. Cá nhân tôi, cho đến khi rời nhiệm sở hôm 31-3-2108, mấy thập kỷ liền được giao trọng trách là tổ trưởng chuyên gia phụ trách một quốc gia và đồng thời là một trong những tác giả biên soạn cuốn cẩm nang hướng dẫn phỏng vấn và quyết định.
Quyết định bác đơn của Cơ quan BAMF trong trường hợp này cũng hoàn toàn chuẩn xác bởi vì bản án tù năm xưa vì tội “hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng” không thể coi là sự đàn áp chính trị của ngày hôm nay. Những thập kỷ sau này, gia đình ông ta sống đàng hoàng ở Việt Nam với tất cả quyền tự do, dân chủ. Việc ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ đi kèm con gái ra nước ngoài để tham dự cuộc thi âm nhạc cho thấy sự đối xử nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
Cần nói thêm, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ nộp đơn xin tị nạn hai lần ở Đức. Đơn thứ hai được gọi là đơn tiếp theo (tiếng Đức Folgeantrag) chiếu theo điều 71 Bộ luật về thủ tục xét đơn xin tị nạn. Theo đó, có thể nộp đơn tiếp theo sau khi rút đơn đầu tiên hoặc là thủ tục xét đơn đầu tiên đã vĩnh viễn kết thúc. Lý do cho đơn tiếp theo chỉ có thể là những tình tiết mới xảy ra ở quê nhà hoặc là ở nước ngoài đối với cá nhân người nộp đơn, thí dụ các hoạt động chính trị ở Đức. Những lý do mới đó được gọi trong tiếng Đức là Nachfluchttatbestände chiếu theo điều 28 Bộ luật về thủ tục xét đơn xin tị nạn và được kiểm tra dưới những tiêu chuẩn rất khắt khe. Trong trường hợp Cơ quan BAMF bác đơn không đúng luật thì Tòa án có quyền hủy quyết định sai trái. Như vậy không thể hồ đồ và cho rằng “nhân viên không đủ khả năng xem xét” đã đẩy vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân ra khỏi nước Đức.
Việc cơ quan chức năng Đức từ chối cấp giấy để vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân sang Vienna, Áo gặp Đại sứ quán Canada cũng rất hợp lý và đúng luật. Bởi vì trong thời gian xét đơn xin tị nạn, người nộp đơn không được phép rời lãnh thổ Đức, hơn nữa trong thực tế, nhiều người sau khi bị bác đơn đã sang Áo rồi nộp đơn xin tị nạn ở đó. Tuy đơn xin tị nạn ở Áo rồi cũng bị bác nhưng họ có được thêm thời gian để xoay xở và đợi thời cơ mới.
Việc CHLB Đức trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ chỉ có thể hiểu là một thông điệp rõ ràng và cứng rắn: Đừng lạm dụng luật về tị nạn, đừng đánh lừa cơ quan quyền lực Đức để xuyên tạc và vu khống Nhà nước Việt Nam.
Foto: ảnh minh họa của trang tiếng Việt VOA đăng ngày 18-1-2018:
Đó là cái giá phải trả cho những kẻ lợi dụng đất nước họ để chống phá đất nước khác. Những kẻ đến quê hương mình còn bán đứng, vu khống thì co nơi nào chấp nhận cơ chứ. Sau nhưng hiểu làm trong vụ Trình Xuân Thanh thì Đức đang muốn xây dựng tình hữu nghị đối với Việt Nam thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện họ sẽ để cho những kẻ chống phá chính quyền Việt Nam tồn tại ở đất nước họ để thực hiện những âm mưu không tốt đẹp
Trả lờiXóa