LâmTrực@
Tôi không nói là “đái bậy” mà tôi nói là “tè bậy”. Tè nghe êm tai, lịch sự và trẻ trung hơn phải không các bạn?
Tè - Về mặt khoa học là hành vi tự nhiên để bài tiết chất thải từ cơ thể. Tè là nhu cầu tự nhiên như ăn mặc và xin lỗi, như tình dục. Sống mà còn tè được là mừng, không tè được mới là điều đáng lo lắng. 5 ngày liền không tè là chuẩn bị đi gặp các cụ rồi đấy. Anh nào mà buổi tối ra nhà vệ sinh đứng đó một tiếng mà không thể tè được là nguy rồi, có vấn đề về vũ khí rồi.
Hồi còn nhở, bọn tôi được nghe các cụ răn dạy rằng cấm tè bậy. Bọn nhóc chúng tôi, cả nam lẫn nữ đều được dạy không được tè vào đống giấm. Đống giấm là đống rác, trấu.v.v.được đốt đi cho sạch sẽ. Các cụ nói ai tè vào đống giấm thì chim sẽ bị sưng vều lên, đỏ mọng đau đớn. Nhưng các cụ không nói tè vào đống giấm thì bím sẽ ra sao, có bị sưng vều lên không. Kỳ quá. Nghe các cụ nói thế, đứa nào cũng sợ.
Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi chắc chắn một điều là thằng nào cũng hơn một lần tè vào đống giấm. Chắc chắn là chim chúng nó cũng bị sưng, đỏ và đau. Đứa thì nói với bố mẹ, đừa thì âm thầm chịu đựng vài hôm rồi khỏi. Thế mới biết các cụ nhà ta giàu kinh nghiệm và nói cấm có bỏ đi câu nào.
Lớn lên, học cấp I, các cô giáo dạy rằng: “Nếu muốn đi tè, các em không nên nói là đi tè, đi đái, nghe nó mất vệ sinh. Con người XHCN không nói thế. Thay vì nói thế, các em chỉ cần nói là “đi hát” là đủ”. Bọn trẻ con chúng tôi khoái chí vì được dạy như vậy. Cứ thằng nào xin phép cô giáo “đi hát” là cả bọn lại cười lên sằng sặc. Mỗi lần như vậy, cô giáo lại cầm cái thước kẻ gỗ đập cành cạch xuống bàn để giữ trật tự.
Xa quê, sống ở Hà Nội, tôi vấn thường chứng kiến cảnh vài tay Taxi, vài bà sồn sồn đi chợ vạch của quí ra mà tè, bất chấp ánh mắt của người đi đường. Lạ lùng là chính những người chứng kiến cảnh đó lại là người xấu hổ. Tôi chứng kiến nhưng không dám nhìn đó là ai mà chỉ dám “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”.
Ngay tại trung tâm Thủ đô, một con phố rất đẹp, mọc lên từ chợ 19-12, nối phố Hai Bà Trưng với phố Lý Thường Kiệt bỗng bị nhiều người gọi là phố “cấm đái bậy”. Tuy chỉ dài 200m, con phố này “cõng” hơn chục cái biển có ba chữ trên trên hai bức tường dọc phố. Điều trớ trêu là ở Hà Nội, nơi nào xuất hiện biển cấm đái bậy thì tại nơi đó có rất nhiều người tè bậy.
Bác xe ôm đứng đầu đường bảo với tôi: “Trong vòng 5 phút mà không có người úp mặt vào tường thì tôi đi đầu xuống đất”.
Chỉ 30 giây sau, một người đàn ông phanh xe máy, nhảy xuống, móc hàng và tè ngay vào luống hoa cúc bên đường. Phía đầu phố Hai Bà Trưng, hai người đàn ông khác cũng dừng ôtô, hồn nhiên “xả”. Trong khoảng 4 phút, tôi đếm được 5 người tè ngay dưới tấm biển…“Cấm đái bậy”. Có lẽ họ không đọc được hoặc không biết đọc dòng chữ trên.
Tôi đã cảm thấy choáng khi nhìn thấy những người đàn ông úp mặt vào bức tường trước cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trên con đường gốm sứ dài nhất thế giới vừa khánh thành vào dịp nghìn năm Thăng Long, khách đi đường thản nhiên xả nước thải vào những hoa sen, chim lạc… Thứ nước ấy cũng đã chảy xuống những gốc cây bên Hồ Gươm vào những đêm sáng đèn đường.
Bất cứ chỗ nào kín đáo trên phố, người ta đều có thể “giải quyết nỗi buồn”. Nếu không kín đáo thì một số người đã tự che chắn bằng cách dừng ôtô rồi “tè” ngay vào lốp xe. Mà nhiều người còn có thói quen tè vào La -Zăng xe của người khác. Thế mới lạ.
Vào miền Tây Nam bộ, tôi sững sờ khi thấy các cô gái tè bên dường. Tôi sững sờ vì ngạc nhiên thấy các cô chỉ lấy cái nón lá che mặt, còn cái kia thì không. Điều này ngược lại với con gái miền Bắc, họ cần che cái kia chứ không phải cái mặt.
Vượt xa tưởng tượng của nhiều người, “Bệnh” đái đường có sức tàn phá khủng khiếp. Một ngày nọ, cây đa trên phố Lò Đúc bỗng nhiên bật gốc. Bởi ngày nào cũng phải hứng chịu hàng trăm lượt người tè vào gốc rễ. “Cụ” đa đã chết một cách lãng xẹt. Bức tường trên phố Nguyễn Trãi sau nhiều năm bị người đi đường “tưới” vào chân móng, đã ngã xuống vào một ngày không hề gió mưa. Cũng trên đường Nguyễn Trãi, một nhà chờ xe buýt cũng đã đổ sập vì nhiều năm liền phải hứng chịu những “cơn mưa bất chợt” từ những người đi đường. Cột điện bằng sắt đầu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm đang như “ngọn nến trước gió” khi chân cột bị ăn mòn đến mức chỉ còn một lõi sắt gầy guộc và đen đủi bằng ngón tay út. Sức tàn phá của bện này không thể lượng hóa bằng các dụng cụ đo đạc thông thường. Hệ quả của nó là sự băng hoại về đạo đức và lối sống buông thả. Đặc biệt là sự xuống cấp về thái độ ứng xử đối với cộng đồng. Những người có thói quen như vậy không biết rằng, vào một ngày đẹp trời với tiếng chim hót trong veo, hoa cỏ rung rinh trước gió, một người nào đó sẽ móc hàng, tè ngay trước của nhà họ.
Tè bậy là một căn bện trầm kha của người dân được sự “ủng hộ ngấm ngầm” của phía quản lý nhà nước và cộng đồng. Không ai bị phạt, không có ai lên án. Căn bệnh này đã rỉ tai đến nước Mỹ xã xôi.
Anh bạn tôi ở Mỹ có hỏi: Ở Việt Nam tao đã đi thăm Ha Long Bay, đi Nha Trang Bay. Mày có biết Vịnh Cầm Dái ở đâu không? Ngạc nhiên vì mình không biết có vịnh nào tên gọi Cầm Dái ở Việt Nam. Anh bạn tôi nói, đi trên phố, nhìn thấy người ta Quảng cáo cái câu như thế này: CAM DAI BAY. Anh dịch ra là Cầm Dái Vịnh. Thật đau!
Một lần đi miền núi cùng VIP đàn bà. Xe chở VIP cứ lúc nhanh, lúc chậm làm cho đoàn tháp tùng chẳng hiểu sao. Xe chạy đến một đỉnh dốc vắng vẻ, dừng khịch cho bảo vệ lao xuống bụi rậm, khua dùi cui loạn xạ, bấm điện tành tạch để đuổi muỗi và rắn rết cho VIP đi tè. Tuy nhiên, là VIP nữ nên sau khi bảo vệ dọn chỗ, các cán bộ nữ tháp tùng lại phải phi lên đứng thành vòng tròn… che chắn. Buồn cười nhất là xe CSGT dẫn đường cứ hú còi, chớp đèn chạy hùng hục mất dạng. Mãi lúc sau, mới thấy các chú CSGT hùng hục chớp đèn, hú còi quay lại, các sĩ quan CSGT mặt xám ngoét, không còn hạt máu vì sợ đoàn bị lạc hay làm sao. Mất đoàn là toi mạng ngay.
Nhiều Sếp lớn đi đường dài vào mùa đông giá lạnh cũng bức bối về chyện này lắm. Xe dừng ven đường, sếp thong thả bước xuống và tác nghiệp. Ngồi trong xe ngó qua gương nhìn sếp đi tè thấy thật là thương. Móc mãi không thấy đâu. Nhiều sếp tè rớt cả ra quần vì chim không đủ dài và lực phun không đủ mạnh để đưa dòng nước ra xa. Thế mới biết làm sếp khổ trăm đường. Các em nhìn thấy thì bỏ mịa.
Đi đường dài, khổ nhất là những người đứng đắn, có liêm sỉ. Họ không dễ dãi trong chuyện “Hát hò” như thế bởi họ được giáo dục tử tế và có lòng tự trọng. Nhiều người ngồi trên xe mót quá mà tài xế không dừng lại. Khi xe dừng thì lại là nơi họ thấy dễ bị lộ hàng và họ cũng không muốn PR tên tuổi của mình. Anh bạn tôi bảo, sau chuyến đi, anh về bị ốm vị tức bàng quan. Chị bạn tôi thì mếu máo tị nạnh rằng, sao trẻ con thì đi chỗ nào cũng được mà người lớn thì lại không?
Xin nhường câu chuyện cho mọi người.
LâmTrực@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét