Tập Cận Bình nhân vật được dự đoán sẽ kế vị, lãnh đạo nước CHND Trung Hoa trong nhiệm kỳ 5 năm tới sắp có chuyến nam du đến Việt Nam và Thái Lan trong vài ngày tới. Trọng tâm trong chuyến đi sứ về phương nam lần này của ông Tập được nhiều nhà quan sát thời sự quốc tế dự báo sẽ là vấn đề Biển Đông của Việt Nam. Thành công trong chuyến đi này sẽ phần nào cũng cố thêm ngôi vị "thế tử" của ông Tập trước đại hội đảng CS Trung Quốc vào năm tới, vì vậy chuyến đi sứ này được dự báo sẽ rất căng thẳng với bản thân ông Tập. Theo như tin loan báo thì lời mời chuyển đến ông Tập từ phía Việt Nam là của Trung ương Đảng và phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nhưng có thể thấy rằng phó Chủ tịch Doan chỉ đóng vai trò đón tiếp theo nghi thức nhà nước phó Chủ tịch chủ nhà đón tiếp phó Chủ tịch khách. Cũng có thể bà Doan và ông Tập sẽ có hội đàm chính thức nhưng nội dung hội đàm sẽ không có những điểm then chốt mang tính chiến lược. Những vấn đề trọng tâm cốt lõi sẽ là những cuộc thương thuyết với cấp cao hơn của ta bởi lẽ vai trò và vị thế của ông Tập trong trung ương đảng CS Trung Quốc rất lớn và ở cấp cao hơn rất nhiều so với vị trí phó Chủ tịch nước của bà Doan trong Trung ương Đảng ta. Vị trí của bà Doan chỉ có thể so sánh với ôngTập về chức danh nhà nước đó là chức phó Chủ tịch nước ngoài ra không thể so sánh vị thế trong Đảng giửa ông Tập và bà Doan được bởi ông Tập là ủy viên thường vụ bộ chính trị trung ương đảng CS Trung Quốc phó chủ tịch quân ủy trung ương của Trung Quốc. Với vị thế như vậy, quyền hành của ông Tập tương đương với Bộ trưởng bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh của ta.
Đưa ra những so sánh về vị thế như trên để thấy rằng ông Tập đi sứ là để hội đàm thương thuyết với cấp lãnh đạo cấp cao trong Bộ chính trị của ta trong những vấn đề cốt lõi với lợi ích chiến lược của Trung Quốc chứ không phải là một chuyến thăm theo cấp nhà nước thông thường. Mục tiêu chính của họ Tập trong lần nam du sang Việt Nam lần này có lẽ nằm ở vấn đề "thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết những tranh chấp trên biển" giữa 2 nước. Có thể ông Tập sẽ mang thái độ "diều hâu" sang để nắn gân nhằm xiết chặt thêm mối quan hệ "răng hở môi lạnh" với láng giềng gần. Hoặc cũng có thể ông Tập mang sang những "nhượng bộ" nào đó để đổi lấy một mối quan hệ khăn khít hơn nhằm phá thế bao vây của Hoa Kỳ khi mà thời gian qua Hoa Kỳ đã có những động thái quay lại khu vực châu Á một cách mạnh mẽ với những tuyên bố mang tính chiến lược của ông Obama. Những điều "nhượng bộ" của ông Tập có chăng chỉ là những khoản viện trợ về mặt kinh tế, có lẽ Trung Quốc đã nhìn thấy những có khăn của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua và giờ là lúc họ khai thác vào điểm yếu này. Còn vấn đề tranh chấp ở Biển Đông theo quan sát thì không thể có một sự nhượng bộ nào của Trung Quốc cho vấn đề Biển Đông bởi lẽ họ đã dùng thái độ bành trướng của mình ngang nhiên tuyên bố Biển Đông của Việt Nam nằm trong lợi ích cốt lõi của họ thì không thể một sớm một chiều mà họ từ bỏ. Có lẽ Trung Quốc lo ngại trước những phát biểu mang tính chiến lược về quần đảo Hoàng Sa của Thủ tướng ta trước quốc dân và họ lo sợ sự chuyển mình trong các mối quan hệ của ta với Ấn Độ, Mỹ cũng như sự tăng cường cũng cố quốc phòng của ta trong thời gian qua làm cho Trung Quốc khó chịu. Vì vậy một mặt có thể sẽ có những trao đổi nhượng bộ hay trợ giúp nào đó về kinh tế, mặt khác ắt hẳn sẽ là những mặc cả về thi hành "thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo..." với láng giềng gần.
Trong số những láng giềng núi liền núi, sông liền sông, biển kề biển với Trung Quốc thì có lẽ mối quan hệ với Việt Nam là phức tạp và nhiều duyên nợ nhất trong lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay. Ngày nay với thái độ bành trướng cố hữu của mình, Trung Quốc luôn gây hấn với láng giềng xung quanh từ tây là Ấn sang đông là Nhật, Hàn rồi Mã, Phi ở phía nam nhưng quốc gia "hiền hòa" nhất với Trung Quốc có lẽ là Việt Nam. Việt Nam với vị trí địa chiến lược và là khúc xương khó gặm nhất trong quá trình bành trướng xuống phương nam của Trung Quốc, Việt Nam cũng là nước nắm giữ cửa ngõ Biển Đông có tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều mà Trung Quốc quan ngại nữa đó là tình thần "bài tàu" trong nhân dân Việt ngày một dâng cao vì vậy một thái độ "mềm" hơn trong các cuộc thương thuyết của ông Tập là có thể?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét