Thiếu nhất quán...
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức này, căng thẳng trên biển Đông gia tăng chính là do tình trạng phối hợp yếu kém và thiếu nhất quán giữa các cơ quan Chính phủ của Trung Quốc.“Các quan chức Trung Quốc không biết cụ thể giới hạn những khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Trung Quốc giao trách nhiệm quản lý các khu vực trên cho không dưới 10 cơ quan khác nhau, hoạt động chồng chéo và mâu thuẫn lợi ích lẫn nhau”, báo cáo cho hay.
Cụ thể, theo ICG, hiện ở Trung Quốc có ít nhất 11 cơ quan tham gia vào công việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông. Không ít trong số những cơ quan này đang giành giật nhau nguồn ngân sách khổng lồ rót cho vấn đề này còn một số cơ quan khác tìm cách mở rộng hoạt động kinh tế trên biển Đông.
Để cạnh tranh quyền lực, các cơ quan này đưa nhiều tàu trong đó có tàu hải giám, tàu ngư chính… đến biển Đông khiến tình hình tại khu vực này thêm căng thẳng.
“Một khi số lượng và vai trò của các tàu bán quân sự của Trung Quốc gia tăng ở biển Đông thì tình trạng mập mờ về pháp lý cũng tăng lên, qua đó làm nguy cơ xung đột gia tăng”, ICG nhấn mạnh.
Báo cáo này nhận định, tình trạng phối hợp yếu kém xảy ra là do hầu hết các cơ quan nêu trên của Trung Quốc được thành lập nhằm thực hiện chính sách đối nội nhưng giờ đây lại tham gia chính sách đối ngoại. Ngoài ra, chính quyền các tỉnh duyên hải cũng góp phần thúc đẩy căng thẳng do tìm mọi cách phát triển du lịch ở biển Đông.
ICG kết luận: “Khi nào các cơ quan Chính phủ của Trung Quốc chưa nhất quán trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông thì căng thẳng tại khu vực này còn kéo dài”.
Báo cáo của ICG được soạn dựa trên kết quả phỏng vấn các quan chức, học giả, nhà ngoại giao, nhà báo, các chuyên gia trong ngành du lịch, dầu khí và ngư nghiệp ở Trung Quốc, Đông Nam Á, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật và Mỹ.
… và hiếu chiến
Bên cạnh thực trạng phối hợp yếu kém giữa các cơ quan, thái độ cứng rắn và đôi khi hiếu chiến của Trung Quốc cũng đang khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng, điển hình là những bài viết mang đậm tính kích động gần đây của nhiều tờ báo Trung Quốc.
Tờ Global Times hôm qua quả quyết, Trung Quốc không chỉ bảo vệ bãi cạn Scarborough mà còn phải đối phó với thế lực bên ngoài muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này. Bắc Kinh nên chuẩn bị một cuộc chiến quy mô nhỏ trên biển với Philippines, đồng thời cần thực thi mọi biện pháp đáp trả về kinh tế và chính trị đối với Manila.
“Trung Quốc phải hành động cương quyết và đưa ra thông điệp rõ rằng Bắc Kinh dù không muốn nhưng chẳng sợ tiếng súng”, tờ báo Trung Quốc cao giọng.
Không chỉ Global Times, một tờ báo của quân đội Trung Quốc mới đây cũng đăng tải bài viết về nguy cơ xung đột gia tăng trên biển Đông như một lời cảnh cáo Mỹ và Philippines sau cuộc tập trận chung Balikatan của hai nước này.
Ngoài ra, Giáo sư Jia Qingguo tại ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc hôm qua còn thẳng thừng tuyên bố: “Trung Quốc có thể đang chuẩn bị có hành động cứng rắn hơn trong các tranh chấp”.
Trong khi đó, dù có những lời lẽ cẩn trọng hơn song cũng không thiếu “lửa”, Zhuang Guotu, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á của Trung Quốc khẳng định, các hành động của Philippines đang thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc về “chủ quyền lãnh hải của mình trên biển Đông”.
“Vụ va chạm hồi đầu tháng 4 vừa qua tại bãi cạn Scarborough có thể là một bài học đối với Philippines. Manila chắc chắn không thể ngờ rằng, Bắc Kinh có thể phản ứng nhanh như vậy khi lập tức đưa tàu hải giám đến bảo vệ ngư dân Trung Quốc sau vụ bắt giữ của hải quân Philippines. Vậy mà Manila không biết điểm dừng, còn tranh thủ sự vụ này để thử độ kiên nhẫn của Bắc Kinh”, ông Zhuang Guotu tỏ ra bức xúc.
Quả thực, thái độ cứng rắn của Trung Quốc đang bị Philippines "lợi dụng" để tuyên truyền. Tổng thống Benigno Aquino hôm qua nhấn mạnh, diện tích hải phận mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ngày càng mở rộng và đang “ngày càng tiến gần hơn” đến quần đảo Philippines.
“Họ đã thực sự tuyên bố toàn bộ hải phận này thuộc về mình. Hãy thử nhìn vào khu vực không thuộc về họ và khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Làm sao mà các quốc gia khác không lo ngại về tình hình đang diễn ra chứ?”, ông Aquino vừa nói với các phóng viên vừa chỉ lên bản đồ biển Đông.
Dù Bắc Kinh có thực sự hiếu chiến như trong tuyên bố của giới học giả nước này hay không thì có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết vụ đụng độ trên biển Đông gần đây đều “dính líu” đến Trung Quốc mà nguyên nhân một phần theo ICG, chính là do sự thiếu nhất của các cơ quan Chính phủ nước này.
Trả lờiXóaCan ho d'vela
Can ho d'vela quan 7
Căn hộ d'vela quận 7
Can ho d-vela quan 7
dự án d'vela
căn hộ d-vela quận 7