Chia sẻ

Tre Làng

GÁI MẠNG


Cùng với sự phát triển như vũ bão của In tờ nét, một thuật ngữ Gái mạng đã được Hiệp hội Khoa học Thăng Long, đứng đầu là Giáo sư Anh Vũ, đề xuất lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2001. 

Vậy Gái mạng là gì? 

Từ điển Bách Khoa Dâm dục học Thăng Long, do Tiến sĩ Killer chủ biên, trang 220 dòng số 10, có viết:

Gái mạng là một thuật ngữ nhằm mô tả những đối tượng thuộc giống cái, có nhan sắc dưới mức trung bình theo tiêu chuẩn Mỹ học Việt nam TCVN 8205, có thời gian vào mạng trung bình lớn hơn 6 giờ/ngày. 

Căn cứ vào định nghĩa đã nêu trong Từ điển, chúng ta thấy rằng không thể xếp Thị Nở, một nhân vật kinh điển trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao vào tập hợp Gái mạng, mặc dù xét về hình thức,Thị rất giống với gái mạng mà chúng ta vẫn thường hay gặp trên Thăng Long. Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu Internet ra đời sớm 50 năm thì rất có thể khi đó nhà văn Nam Cao không cần phải miêu tả Thị Nở; ông chỉ cần dùng một câu: "Thị có sắc đẹp của một gái mạng điển hình" là có thể lột tả hoàn toàn hình thức của Thị Nở. 

Bất kỳ một nhà nghiên cứu nào cũng cần phải nắm vững những thuật ngữ cơ bản trước khi có thể bắt tay vào nghiên cứu. Gái mạng học cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một vài thuật ngữ hết sức thiết yếu dành cho các bạn trẻ mới lần đầu tiên bước chân vào lĩnh vực khoa học mới mẻ và đầy hứa hẹn này.

Đong giai: 

Đong giai là một thuật ngữ rất cơ bản trong lĩnh vực Gái mạng học. Thậm chí có thể nói thuật ngữ này xuất hiện gần như đồng thời với thuật ngữ gái mạng. Lý do của sự xuất hiện này, không cần nói thì ai cũng biết: mục đích của gái vào mạng là để đong giai. Cả cuộc đời gái, toàn bộ những chi phí đầu tư rốt cục lại cũng chỉ để phục vụ một mục đích duy nhất: Kiếm một tấm chồng. Bởi vậy, không có gì lạ nếu chúng ta kết luận mục đích của gái mạng là đong giai.

Để cho các bạn trẻ có tư duy bã đậu trong diễn đàn có thể hiểu được vấn đề chúng tôi xin đưa ra một trực quan sinh động như sau. 

Một ngày đẹp giời nào đó của tháng ba, bạn quyết định đăng ký một nickname, chẳng hạn Phương Thảo, ở Thăng Long. Đột nhiên, vào ngày mồng 1 tháng 4, bạn thấy tên mình lù lù xuất hiện ở mục Ngày này năm xưa với nội dung Happy birthday Phương Thảo, you mean everything to me, kèm theo đó là link của một bài hát. Chỉ đến khi đó bạn mới giật mình nhớ ra là khi đăng ký, bạn đã vô tình chọn ngày 1 tháng 4 là ngày sinh nhật. Cảm động trước tấm lòng tri kỷ, bạn click chuột vào nickname của người bạn vô danh, chọn mục find all posts. Hmm, để xem nào. Post gần đây nhất của bạn ấy nằm ở đâu vậy? A đây rồi, ở Chợ đuổi, rao vặt. Cần bán nhà, hai mặt thoáng, ô tô đỗ cửa, giấy tờ sổ đỏ, chính chủ, miễn trung gian, giá 7 tỷ. Sao bạn ấy lại phải bán nhà nhỉ? Chắc gặp khó khăn đây. Để xem nào. Ừ, mình vào box Tâm sự gỡ rối tơ lòng tý. Xem nào, bạn ấy kể về gia đình. Nhà tớ có ba cái nhà, hai cái cho Tây thuê. Ba tớ đang định bán một cái để mua trang trại. À, thì ra thế. Chưa hết. Ba tớ hiện đang làm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng. Úi chà. Thảo nào. Nhưng không biết nàng có anh chị em gì không nhỉ? Nhiều lúc tớ buồn lắm, chả có anh chị em gì cả. Tớ con một mà. Ừ, thế chắc nàng yếu đuối lắm. Tâm hồn chắc mong manh dễ vỡ. Xem nào, mình thử vào Văn chương thi phú xem sao. Hà Nội. Nỗi buồn. Nắng nhạt. Mây trắng. Không gian. Hoa giấy. Mèo con. Chim chóc. Vấn vương. Con đường. Nhạc Trịnh. Phù du. Lung linh. Ảo ảnh. Kiếp nạn. Hóa thân. Vô minh. Phật pháp. Chiêm nghiệm. Duyên khởi. Đam mê.Trời ạ. Nàng thật trác tuyệt. Tâm hồn ấy có những lúc mong manh như sương khói mà lại vẫn sáng ngời những ánh lạc quan bởi sau nó là một bộ óc uyên thâm, tinh thông vạn sự. Chưa hết. Hãy xem nàng nói gì đây này. Giá trị của người phụ nữ nằm ở sự chung thủy. Ôi, thật là tiết hạnh, thật là cao quý biết bao. Giá mà mình quen biết nàng. Ờ, mà tại sao mình không mật thư cho nàng nhỉ. Phải cảm ơn nàng đã gửi bài hát chứ. Ôi, thật tuyệt. Wow, I don't know how I ever lived before. You are my life, my destiny.Oh my darling, I love you so. You mean everything to me

Trực quan sinh động như trên cho chúng ta thấy một trong muôn vàn thủ pháp đong giai của gái mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ pháp này vô cùng thiên biến vạn hóa đến mức chính ngay cả những Hải Đăng lỗi lạc nhất của Thăng Long, những bộ óc tinh túy nhất của trí tuệ Việt Nam vẫn có thể sa bẫy như thường.

Đánh ghen online:

Theo một số học giả, thuật ngữ này ra đời sau thuật ngữ gái mạng và đong giai một thời gian. Lý do khá đơn giản. Sau giai đoạn đong giai, gái mạng cần trải qua thêm một số giai đoạn khác như: giai đoạn Web cam, giai đoạn offline, giai đoạn phắc nhau, rồi mới đến giai đoạn đánh ghen online. 

Nếu như ngày xưa, hình ảnh đánh ghen được ghi lại trong kho tàng văn học nghệ thuật chỉ là xé quần áo, gọt đầu, cạo tóc, thì đến thời kỳ tiền-internet, đã xuất hiện nhiều chiêu thức đánh ghen hiện đại hơn như: tạt acid, thuê giang hồ rạch mặt, gửi thư nặc danh đến cơ quan đối phương... Nhưng phải chờ đến khi internet xuất hiện cùng với sự ra đời của gái mạng, thông qua những buổi offline, phắc online, những điểm sáng của bốn ngàn năm lịch sử mới bắt đầu thể hiện khả năng sáng tạo vô song trong muôn vàn chiêu thức đánh ghen.

Bà Triệu Thị Evil, chủ tịch Hiệp hội Gái mạng Liên Thăng Long (bao gồm cả Thăng Long và Hạ Long) đã viết: "Phẩm chất của gái mạng thể hiện qua khả năng đánh ghen online." Thiết nghĩ cũng không sai. Với những gái mạng thuộc thế hệ đầu tiên như Evil, Phan Việt, Thảo Nguyên, Hana vân vân (để bạn đọc có thể hình dung được vai trò của họ trong lịch sử hình thành và phát triển của gái mạng, chúng tôi xin tạm gọi họ là những Bà Trưng, Bà Triệu online), hình thức đánh ghen chủ yếu là mật thư nói xấu sau lưng. Những hành vi đánh ghen như vậy được thực hiện một cách kín đáo và do đó ảnh hưởng của nó là không đáng kể. 

Chỉ đến thời kỳ gái mạng booming, đánh ghen online mới phát huy được hết tác dụng mạnh mẽ của nó và trở thành một trong phẩm chất quan trọng nhất của gái mạng. Bây giờ giả sử có ai đó lập ra một cái poll với câu hỏi dành cho các nữ member: "Bạn đã bao giờ đánh ghen online chưa?", chúng tôi tin rằng kết quả của câu trả lời có sẽ là 100%. Thậm chí nếu lập poll số lần đánh ghen online, có thể bạn sẽ có được một đồ thị gần giống với đồ thị phân bố tuổi dân số của Nhật Bản với số lần đánh ghen online tương đương với đơn vị tuổi. 

Vậy có những chiêu thức đánh ghen nào? Vì thời gian có hạn chúng tôi chỉ có thể liệt kê ra một vài hình thức tiêu biểu. 

Bạn hãy tưởng tượng mình là một nữ member. Một ngày kia bạn bỗng nhận được một bài phân tích vô cùng hoành tráng của một gái mạng khác về một lỗi... typo. Xin chúc mừng. Bạn đã bước vào giai đoạn đầu của một trận đánh ghen online hoành tráng. Tiếp theo đó, bạn sẽ nhận được một PM từ phía đối phương cảnh báo bạn không nên động đến thằng ấy, thằng nọ kẻo có ngày ... đổ máu. Chưa hết. Ngày hôm sau, bạn lại nhận được một PM khác từ một cái nick lạ hoặc, trong đó nick này bày tỏ sự ủng hộ toàn diện về tinh thần với một cuộc chiến hứa hẹn sẽ vô cùng cam go. Nick này cũng hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất về đối phương. Bạn cảm thấy phấn chấn vô cùng, chả khác gì nhân dân Việt Nam nhận được 

lời cam kết của Liên Xô trong cuộc trường kỳ kháng chiến vĩ đại. Thế nhưng vẫn chưa đủ, ngày hôm sau bỗng xuất hiện một cái quote lạ hoặc, không có dấu được chủ nick thề là sự thật trăm trăm, nó được reference như một an authentic YM chat. Thậm chí, sự tin cậy của nó, theo như lời của chủ nick, còn đáng tin hơn cả một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nature. Và thế là bạn bắt đầu một cuộc chiến. 

Trong suốt một tuần liền, ngày nào cũng như ngày nào, cứ vào khoảng 9 giờ tối giờ Hà Nội, cho đến 12 giờ đêm, sẽ có khoảng một trăm nick log in vào Thăng Long với mục đích là xem trận tỉ thí của bạn. Chỉ số impact factor của Thăng Long tăng một cách chóng mặt. Toàn bộ các box khác đóng cửa và hệ thống server hầu như hoàn toàn tê liệt vì tâm điểm của sự chú ý lúc này đang nằm ở NTLXX. Sáng hôm sau, giang hồ thi nhau bàn tán hệt như ở quán cóc vỉa hè thời kỳ diễn ra World Cup. Hàng trăm bài xã luận, hàng nghìn bài phân tích những điểm yếu điểm mạnh của từng bên. Thậm chí, theo nhận định của Bộ Nội Vụ, đã có một số dấu hiệu của hành vi cá độ bất hợp pháp và không loại trừ khả năng bán độ của một số thành viên đánh ghen online. Tuy nhiên, câu hỏi muôn thủa vẫn được đặt ra đúng context: "Bằng chứng đâu?"

Bằng chứng ở đây có thể là những đoạn e-mail viết theo lối Tự Lực Văn Đoàn ca ngợi những điểm sáng bốn nghìn năm lịch sử. Nó cũng có thể là những đoạn chat hoành tráng với những lời ca có cánh kiểu như "anh chỉ yêu mình em, tất cả những đứa khác chỉ là sinh lý". Hoặc nó cũng có thể là bài bút ký gợi nhớ đến Phùng Gia Lộc thời kỳ văn nghệ sĩ cởi trói:"14/5, cái đêm hôm ấy là đêm gì?" Lẽ dĩ nhiên bạn không thể tung ra bằng chứng dễ dàng như vậy được. Nhưng không hề gì, sẽ có rất nhiều người sẵn lòng đứng ra xác nhận đã nhận được những đoạn forward hoành tráng trên. Trong hoạn nạn, chúng ta mới thực sự hiểu lòng nhau. 

Lẽ dĩ nhiên, xem mãi một vở kịch cũng chán và vì thế, dưới sự cổ vũ của đội ngũ TZV, hàng trăm nicks đã ra đời mà mục đích của nó không gì khác là làm hoạt náo hơn buổi đánh ghen. Thử hỏi, đá bóng mà không có khán giả hò hét, đánh trống, chửi nhau thì ai đá làm gì? Có họa điên. Và từ đó, rất nhiều câu chuyện đã được lưu truyền trong dân gian kiểu như "Cái con ấy ấy đấy, hồi sang châu Âu đã từng phắc thằng dở hơi ấy đấy. Mà đi ăn, thằng mất dạy kia còn không cả trả tiền. Công nhận giai phũ thật." Hoặc "Ấy có biết ai là chánh cung nương nương không. Nghe giang hồ đồn là xinh nhắm. Nhưng thấy bảo mâu thuẫn với bà Đông phi." "Bà Đông phi là bà nào nhỉ?" "Thì cái bà hay bốt ảnh lên mạng ấy." "Thế à? Thế ý bà Tây phi thế nào?" "Chả thế nào cả. Bà ấy đang đong một anh super-admin khác. Thấy bảo cũng giàu." 

Cứ như vậy, cho đến khi không còn một thông tin nào được đưa lên nữa thì buổi đánh ghen online kết thúc. Ai về nhà nấy và tất cả chuẩn bị cho một cuộc đánh ghen online hoành tráng khác diễn ra vào cuối tuần sau. Thấy bảo, VTV3 đang cân nhắc mua lại bản quyền truyền hình trực tiếp những trận đánh ghen online. Giá cả chưa được tiết lộ nhưng chắc không rẻ.

Trong văn kiện số ra tháng 10 năm 2005, còn gọi là tháng Mười đen tối, chủ tịch Hội đồng lý luận TW Thăng Long, ông Thợ Đời, đã viết: "Gái mạng là một tất yếu của lịch sử forum. Gái mạng còn, forum còn. Forum còn, nước ta còn."

Chúng ta đều biết, trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn, gái mạng rất xấu. Thời gian và tiền bạc đầu tư cho công cuộc đẽo một gái mạng cũng không nhỏ. Theo tính toán của Giáo sư Gaup, PhD Kinh tế đại học Princeton, với chi phí bỏ ra tính từ lúc bắt đầu mật thư cho đến khi phắc được một gái mạng có nhan sắc Thị Nở, lớn gấp ba lần chi phí để phắc một con ca sĩ hạng hai có nhan sắc cỡ Yến Vy. Vậy thì tại sao một vị lãnh tụ sáng suốt như Thợ Đời lại có thể đưa ra một nhận định đánh giá cao vai trò của gái mạng đến như vậy? 

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi lưu ý các bạn một chút về đặc điểm của giai Việt. Với giai Việt, điều quan trọng nhất là sĩ diện. Đối với giai mạng, điều này đặc biệt đúng. Lưu ý rằng giai mạng phần lớn là những kẻ losers, vì người bình thường có công ăn việc làm tử tế chả ai online suốt ngày ngồi bi ba, bi bô những chuyện giời ơi đất hỡi cả. Vì là những kẻ losers nên chúng hoàn toàn không có gì đáng để tự hào cả. Nhà là của bố mẹ chúng. Tiền đi du học cũng do bố mẹ chúng cấp. Xe do bố mẹ chúng mua. Công ty do bố mẹ chúng bỏ vốn. Vậy nên, niềm an ủi duy nhất của giai mạng chính là gái mạng. 

Bạn có thể phắc Yến Vy, Hồng Nhung, hay Thị Nở. Điều quan trọng không phải là bạn phắc ai, mà là liệu giang hồ có biết điều đó không? Nếu bạn phắc Yến Vy mà chả ai biết thì có khác gì mặc áo gấm đi đêm. Bởi vậy có thể nói vẹo chính là bộ mặt của giai. Giống như các giáo sãi tiến sư, giá trị của họ thể hiện ở số lượng publications, chỉ số citing index, giá trị của giai mạng thể hiện ở số lượng gái mạng mà chúng phắc và chất lượng của gái mạng. Đăng một bài báo trên Nature có thể giá trị hơn đăng hai chục bài báo trên một tạp chí vớ vẩn nào đó của Elsevier. Phắc được một nữ văn sĩ Thăng Long giá trị bằng mấy chục bọn gái mạng lon ton chỉ biết bốt ảnh. Vậy nên mới có chuyện trong một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Thăng Long-Hạ Long, có bốn super-admin ngồi khoe thành tích. Một người nói: "Trong năm qua, anh đã phắc được cả thẩy mười bốn gái mạng, trong đó có: một gái mạng biết dịch sách, một gái mạng biết chụp ảnh, một gái mạng biết làm thơ, một gái mạng ở Canada, một gái mạng biết tiếng Do Thái..." Một người khác nói: "Tôi thì phắc được bảy gái mạng trong đó có một gái mạng biết làm từ thiện, một gái mạng yêu mèo, một gái mạng thích nhạc Trịnh Công Sơn, một gái mạng yêu tranh Van Gogh..." Một người khác lại nói: "Tôi phắc được tám gái mạng, một gái mạng là tiểu thuyết gia, một gái mạng ở UK, một gái mạng biết nghe nhạc Mozart, một gái mạng đang làm PhD ở Mỹ..." Người cuối cùng thì nói: "Tôi phắc được một gái mạng là Việt kiều Canada, một gái mạng du học UK biết làm thơ, một gái mạng đang dịch Hegel ở Thụy Sỹ." Cứ như vậy, toàn bộ cuộc họp TW thực chất là những buổi luận bàn về kinh nghiệm phắc gái mạng. 

Nhưng đừng tưởng bở. Nếu chỉ phắc gái mạng là thành Hải Đăng thì lịch sử hẳn đã có đến một lô xích xông các Ông Cụ. Khi được hỏi về phắc gái mạng, thường giai mạng sẽ thở ra cái giọng rất kiêu hùng: "Ối dào, phắc được thì cũng chả lấy làm mừng, không phắc được cũng chả lấy làm lo." Hoặc có thể ý nhị hơn: "Em các bác phải lánh nạn Thăng Long một thời gian, mấy con vẹo em nó đánh ghen kinh quá." 

Như vậy, muốn hay không muốn, gái mạng vẫn tồn tại như một thực tại khách quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của diễn đàn. Bí kíp của Thăng Long có thể tóm gọn lại trong một mô hình sau: 

Diễn đàn = Giai gái đong nhau-> Đánh ghen online -> Viết bài hoành tráng -> giai gái lại đong nhau -> ....@ bài cũ lấy trong tàng kinh các của tnxm.net, made by nick Phuong Thao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog