Trefor Moss |
Các quan chức quân sự Đông Nam Á đang hội họp tại Phnom Penh trong Hội nghị cấp cao giữa các Bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á.
Năm nay chủ đề của cuộc gặp là Tăng cường đoàn kết trong nội bộ các nước ASEAN cho một cộng đồng An ninh và Hòa hợp. Có vẻ như đoàn kết và hòa hợp đang là những yếu tố đang thiếu trong ASEAN thời điểm này và cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng này không nhằm mục đích khẳng định lại việc này.
Trên đây là nhận định của Trefor Moss, một nhà báo độc lập làm việc ở Hong Kong, theo dõi tình hình an ninh, quốc phòng và chính trị khu vực châu Á, từng là biên tập viên của Tạp chí Jane's Defence tới năm 2009.
Dưới đây là bài viết của ông, diễn giải quan điểm của mình về quan hệ giữa khối ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các nước trong khối với nhau, đăng trên The Diplomat:
Trong bối cảnh quốc tế hiện giờ, ASEAN cần phải khẳng định được vị trí của mình. Hiệp hội cũng là nơi giúp các nước cùng đối mặt được với những thế lực lớn hơn, đủ để tạo một tiếng nói đồng nhất, đủ lớn để tạo sự chú ý với Bắc Kinh, Washington hay bất cứ một nước nào khác trên thế giới. Thật đáng tiếc, ASEAN lại không làm được những việc này. Chủ nghĩa cá nhân đang nhấn chìm chủ nghĩa tập thể bất cứ khi nào có vấn đề nổi lên.
Năm nay chủ đề của cuộc gặp là Tăng cường đoàn kết trong nội bộ các nước ASEAN cho một cộng đồng An ninh và Hòa hợp. Có vẻ như đoàn kết và hòa hợp đang là những yếu tố đang thiếu trong ASEAN thời điểm này và cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng này không nhằm mục đích khẳng định lại việc này.
Trên đây là nhận định của Trefor Moss, một nhà báo độc lập làm việc ở Hong Kong, theo dõi tình hình an ninh, quốc phòng và chính trị khu vực châu Á, từng là biên tập viên của Tạp chí Jane's Defence tới năm 2009.
Dưới đây là bài viết của ông, diễn giải quan điểm của mình về quan hệ giữa khối ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các nước trong khối với nhau, đăng trên The Diplomat:
Trong bối cảnh quốc tế hiện giờ, ASEAN cần phải khẳng định được vị trí của mình. Hiệp hội cũng là nơi giúp các nước cùng đối mặt được với những thế lực lớn hơn, đủ để tạo một tiếng nói đồng nhất, đủ lớn để tạo sự chú ý với Bắc Kinh, Washington hay bất cứ một nước nào khác trên thế giới. Thật đáng tiếc, ASEAN lại không làm được những việc này. Chủ nghĩa cá nhân đang nhấn chìm chủ nghĩa tập thể bất cứ khi nào có vấn đề nổi lên.
Mỗi một quốc gia ASEAN đều có cho mình một “khái niệm” Trung Quốc riêng biệt. Một vài nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc bởi sự phát triển kinh tế của quốc gia họ đang có liên hệ mật thiết với nền kinh tế Trung Quốc và họ cảm thấy thỏa mãn với mối quan hệ chính trị mật thiết với Trung Quốc.
Một số quốc gia khác thì có thái độ lạnh nhạt hơn trong quan hệ với Bắc Kinh: họ cân bằng giữa thái độ cảnh giác trước ảnh hưởng của Trung Quốc với những lợi ích của mối quan hệ thương mại lành mạnh. Một số nước cảm thấy bất an trước sự có mặt của Trung Quốc.
Một số quốc gia khác thì có thái độ lạnh nhạt hơn trong quan hệ với Bắc Kinh: họ cân bằng giữa thái độ cảnh giác trước ảnh hưởng của Trung Quốc với những lợi ích của mối quan hệ thương mại lành mạnh. Một số nước cảm thấy bất an trước sự có mặt của Trung Quốc.
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng đang diễn ra tại Campuchia.
|
Các nước ASEAN đang tìm cách lảng tránh việc đoàn kết để cùng giải quyết vấn đề Trung Quốc. Có vẻ như đây chẳng phải là vấn đề gì đang ngạc nhiên bởi tính trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, không thống nhất, chủ nghĩa tập thể dường như là những nguyên tắc chủ đạo của Hiệp hội này.
Hiển nhiên là Philippines và Việt Nam từng hi vọng ít nhất thì các quốc gia ASEAN có thể đoàn kết để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh tại biển Đông. Đáng tiếc điều này đã không xảy ra. Năm 2011, lời hứa sẽ tạo ra một khu vực ASEAN - Trung Quốc “hòa bình, tự do, thân thiện và hợp tác” tại khu vực biển Đông của Philippines đã không thực sự nhận được sự chào đón của các quốc gia khác, ngoại trừ Việt Nam. Hầu hết các quốc gia đều chọn vị trí trung lập khi đối mặt với vấn đề có liên quan đến Trung Quốc.
>> Bộ trưởng quốc phòng TQ - Philippines mặt đối mặt
>> Biển Đông sẽ là 'con voi' ở Đối thoại Shangri-la >> Trung Quốc vừa 'động tay' vừa 'động miệng' >> Tàu Trung Quốc tới khu tranh chấp ngày càng đông >> Trung Quốc: 'Không đưa bên thứ ba vào tranh chấp Hoàng Nham' |
Trong khi tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá Scaborough/Hoàng Nham sắp bước sang tháng thứ ba, người ta vẫn hy vọng rằng những biện pháp ngoại giao có thể giúp tìm ra được phương cách giải quyết tình trạng căng thẳng Trung Quốc-ASEAN.
Hội nghị lần này của các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN được kì vọng là sẽ giúp giải quyết tình trạng bế tắc lâu nay. Tuần trước các quan chức ASEAN đã hoàn thành bản dự thảo Quy tắc Ứng xử chung tại khu vực biển Đông. Nếu được thông qua, bản dự thảo này sẽ được chuyển cho phía Trung Quốc để thảo luận vào hè này.
Hội nghị lần này của các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN được kì vọng là sẽ giúp giải quyết tình trạng bế tắc lâu nay. Tuần trước các quan chức ASEAN đã hoàn thành bản dự thảo Quy tắc Ứng xử chung tại khu vực biển Đông. Nếu được thông qua, bản dự thảo này sẽ được chuyển cho phía Trung Quốc để thảo luận vào hè này.
Trong những cuộc thảo luận về an ninh ASEAN, Trung Quốc được coi là tâm điểm. Tuy nhiên họ tỏ ra khá nhã nhặn khi Bộ trưởng Quốc phòng nước này, tướng Lương Quang Liệt đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN, dù đây không phải là Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng, trong đó Trung Quốc là thành viên chính thức.
Dù bản dự thảo Quy tắc Ứng xử chung đã được đưa ra, nhưng người ta lo ngại rằng nó sẽ không thể đi đến được giai đoạn quan trọng nhất: đưa ra được những luật lệ rõ ràng trong khu vực tranh chấp. Trung Quốc chắc chắn sẽ gây cản trở khi không đồng ý với 1 điểm nào đó trong bộ Quy tắc ứng xử. Công bằng mà nói, không đưa ra được một quy tắc ứng xử để giải quyết hoàn toàn vấn đề biển Đông là một sự lãng phí cơ hội lớn.
Dù bản dự thảo Quy tắc Ứng xử chung đã được đưa ra, nhưng người ta lo ngại rằng nó sẽ không thể đi đến được giai đoạn quan trọng nhất: đưa ra được những luật lệ rõ ràng trong khu vực tranh chấp. Trung Quốc chắc chắn sẽ gây cản trở khi không đồng ý với 1 điểm nào đó trong bộ Quy tắc ứng xử. Công bằng mà nói, không đưa ra được một quy tắc ứng xử để giải quyết hoàn toàn vấn đề biển Đông là một sự lãng phí cơ hội lớn.
Việc các nước ASEAN đang bị chia rẽ về vấn đề Trung Quốc và biển Đông thì quá hiển nhiên. Điều còn mù mờ ở đây là liệu tình trạng bất nhất này có phải do Trung Quốc “đạo diễn”, để từ đó giải quyết từng nước một hay Trung Quốc đang cố tình tạo ra tình trạng chia rẽ giữa các nước ủng hộ và phản đối Trung Quốc trong nội bộ các nước ASEAN?
Theo giáo sư Trương Bảo Huy, ĐH Linh Nam thì Trung Quốc đang theo đuổi chính sách ngăn không cho vấn đề biển Đông thành vấn đề giữa Trung Quốc và khối ASEAN. Họ đã nhấn mạnh rằng bất cứ một cuộc xung đột nào cũng chỉ là xung đột từ 2 phía.
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng một vài quốc gia Đông Nam Á ngăn chặn việc đưa ra một chương trình nghị sự chung hoặc 1 chiến lược chung của các nước ASEAN.
Ông Trương dẫn chứng trường hợp của Campuchia và Thái Lan. Họ là 2 quốc gia chịu đòn bẩy kinh tế từ Trung Quốc và cũng là 2 quốc gia không có mối liên hệ trực tiếp với những tranh chấp tại Biển Đông. Chỉ khi xét đến vai trò thành viên trong ASEAN thì họ mới có mối liên hệ đến vụ việc này.
Xét đến trường hợp của Campuchia, đây là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong khu vực và cũng là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ những viện trợ kinh tế của Bắc Kinh. Hiện Campuchia giữ chức chủ tịch ASEAN và có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đang thông qua Campuchia để gây ảnh hưởng lên ASEAN trong giai đoạn nhạy cảm này.
Thủ tướng Campuchia Hunsen đã tuyên bố rằng Campuchia không hề bị Trung Quốc “mua chuộc” để gây ảnh hưởng lên các chính sách của ASEAN. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng Trung Quốc đã dùng kinh tế để đánh đổi lại những ủng hộ chính trị tại khu vực.
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng một vài quốc gia Đông Nam Á ngăn chặn việc đưa ra một chương trình nghị sự chung hoặc 1 chiến lược chung của các nước ASEAN.
Ông Trương dẫn chứng trường hợp của Campuchia và Thái Lan. Họ là 2 quốc gia chịu đòn bẩy kinh tế từ Trung Quốc và cũng là 2 quốc gia không có mối liên hệ trực tiếp với những tranh chấp tại Biển Đông. Chỉ khi xét đến vai trò thành viên trong ASEAN thì họ mới có mối liên hệ đến vụ việc này.
Xét đến trường hợp của Campuchia, đây là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong khu vực và cũng là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ những viện trợ kinh tế của Bắc Kinh. Hiện Campuchia giữ chức chủ tịch ASEAN và có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đang thông qua Campuchia để gây ảnh hưởng lên ASEAN trong giai đoạn nhạy cảm này.
Thủ tướng Campuchia Hunsen đã tuyên bố rằng Campuchia không hề bị Trung Quốc “mua chuộc” để gây ảnh hưởng lên các chính sách của ASEAN. Tuy nhiên, không khó để nhận ra rằng Trung Quốc đã dùng kinh tế để đánh đổi lại những ủng hộ chính trị tại khu vực.
Bất luận việc Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng với Campuchia, khả năng gây chia rẽ ASEAN của Trung Quốc là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng lại là một trong số ít các vấn đề có thể khiến ASEAN đoàn kết lại.
Theo ý kiến của Mark Thompson, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc ĐH Hong Kong, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được coi là cốt lõi trong cách xử thế của ASEAN và vì thế các nước ASEAN có xu hướng cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc lên quốc gia mình.
Theo ý kiến của Mark Thompson, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc ĐH Hong Kong, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được coi là cốt lõi trong cách xử thế của ASEAN và vì thế các nước ASEAN có xu hướng cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc lên quốc gia mình.
Tuy vậy, trong vấn đề tranh chấp biển Đông, có vẻ như Trung Quốc đang vi phạm những quy tắc cốt yếu của ASEAN. Các hành động quân sự của Trung Quốc đang khiến các nước ASEAN sát lại gần nhau hơn. “Đến thời điểm này Trung Quốc đã đi những nước cờ khá thông minh. ASEAN có thể đứng vững cũng bởi tính trung lập của mình. Và vì thế, quan điểm không can thiệp vào nội bộ nước khác mới được chấp nhận. Nếu vi phạm, bạn chắc chắn sẽ thấy được sự tức giận của ASEAN. Trung Quốc hiểu được điều này nên đang hành động khá cẩn trọng”- ông Thompson nói.
Việc Trung Quốc can thiệp vào ASEAN đã cản trở sự thống nhất trong ASEAN, nhưng công bằng mà nói nó cũng đang khiến Trung Quốc bị bó buộc: chỉ khi hành xử một cách mềm mỏng, Bắc Kinh mới có thể giải quyết những tranh chấp chủ quyền một cách tay đôi như họ muốn. Vì thế, cho dù tình hình căng thẳng tại bãi đá Scaborough/Hoàng Nham có thể ít nhiều giáng một đòn lên ASEAN, nhưng nó cũng khẳng định rằng việc sử dụng vũ lực trong khu vực Đông Nam Á không nằm trong tính toán của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có thể chia rẽ và chế ngự ASEAN trên lĩnh vực chính trị, chứ không phải trên lĩnh vực quân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét