Có thể bạn sẽ bảo: Sao lại đặt vấn đề đồng tình hay phản đối? Nhưng bạn sẽ chia sẻ với chúng tôi nếu biết trong một thăm dò trên một tờ báo chuyên về giáo dục, có hơn 40% số người đồng tình. Và quan điểm của BLOG là tôn trọng mọi ý kiến…
Vụ việc thầy giáo dùng roi đánh học sinh trong lớp cải thiện kiến thức tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II, Thái Nguyên đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội. Rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc xung quanh việc làm phản giáo dục của một số giáo viên tại trung tâm này. Một số chuyên gia còn cho rằng đó là hành vi man rợ và thể hiện sự bất lực của người thầy, gieo rắc sự độc ác vào tâm hồn trẻ thơ...
Thế nhưng cũng nhiều không kém bao nhiêu (trong một cuộc thăm dò nhỏ, tỉ lệ này là hơn 45%) ý kiến cho rằng phương pháp giáo dục này là bình thường, một số nước trên thế giới vẫn cho phép thầy được đánh trò (tất nhiên là trong giới hạn cụ thể). Ở Việt Nam ta trước đây, hình tượng thày đồ tay cầm bút lông, tay lăm lăm cây thước đã từng đi vào hội họa. Đặc biệt là sự đồng tình còn xuất phát từ tính hiệu quả bởi không ít học sinh nhờ có hình thức phạt này mà trở nên tiến bộ, trong đó có… tôi.
Những năm học cấp I (từ lớp 1 đến lớp 4), tôi rất lười. Học hành chểnh mảng, lại cẩu thả nên luôn luôn nằm trong tốp áp chót. Năm lên lớp 5, tôi học thày Thi. Thày Thi cao to, đẹp trai, dạy toán rất siêu nhưng cũng rất nghiêm khắc. Trên bàn thầy luôn là cây roi mây dài gần 1m, được chuốt nhẵn thín, có tay cầm quấn vải. Buổi học đầu tiên, thầy hỏi cả lớp: “Có biết cái này là cái gì không?”. “Cái roi ạ”, cả lớp đồng thanh đáp. “Roi để làm gì?”. “Để….”. “Để quất vào mông những đứa lười học, hiểu chưa”. Thấy bọn tôi lí nhí, thầy ngắt lời, tay vung cái roi quất lên không trung vun vút.
Roi đầu tiên tôi được thầy Thi “trao tặng” là do tội không làm bài tập. Thầy gọi lên bảng, hỏi: “Mấy roi?”. “Dạ, ba ạ” (tội này theo qui định của thầy là 3 roi). “Biết thế là tốt. Tha cho một roi. Vén quần lên”. Tôi còn đang lúng túng thì “vút, vút”. Chao ôi! Trời rét, roi mây quất vào người đau đến thấu ruột gan.
Cuối buổi học, thầy bảo tôi ở lại. Thầy nói với tôi về chuyện học, về nghị lực của thằng con trai… Cuối cùng, thầy bảo: “Con người ta tài năng không hơn kém nhau bao nhiêu. Ai là người có ý chí, có nghị lực và chịu khó học hành, người đó sẽ thành đạt”. Rồi thầy rút từ trong túi miếng bánh mì ăn dở, đưa cho tôi. Thủa đói nghèo ấy, đời sống giáo viên rất khổ. Bữa trưa, mỗi thầy cô được phát một cái bánh mì loại 225gam… Biết tôi đói, thày bớt lại cho tôi.
Cuối năm đó, tôi đi thi học sinh giỏi toàn huyện.
Hơn 40 năm đã trôi qua, giờ đây hồi tưởng lại, từ sâu thẳm tâm hồn, tôi vẫn biết ơn thầy Thi, người đã “trao tặng” cho tôi 2 roi và đôi khi tự hỏi, nếu không có 2 cái roi đó, cuộc đời tôi sẽ ra sao?
Kể lại chuyện này không phải để đồng tình với cách giáo dục ở Thái Nguyên hay cổ súy cho phương pháp giáo dục roi vọt mà tôi chỉ muốn nói lên một điều, cuộc sống đầy những bất ngờ không thể lý giải nổi.
Trở lại câu chuyện ở Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II của Thái Nguyên, bạn thuộc phe hơn 40% đồng tình hay hơn 50% phản đối? Rất mong các bạn hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, bởi hiểu suy nghĩ của phụ huynh là điều rất quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng cho tương lai giáo dục nước nhà.
BÙI HOÀNG TÁM (BLOG DÂN TRÍ)
Thế nhưng cũng nhiều không kém bao nhiêu (trong một cuộc thăm dò nhỏ, tỉ lệ này là hơn 45%) ý kiến cho rằng phương pháp giáo dục này là bình thường, một số nước trên thế giới vẫn cho phép thầy được đánh trò (tất nhiên là trong giới hạn cụ thể). Ở Việt Nam ta trước đây, hình tượng thày đồ tay cầm bút lông, tay lăm lăm cây thước đã từng đi vào hội họa. Đặc biệt là sự đồng tình còn xuất phát từ tính hiệu quả bởi không ít học sinh nhờ có hình thức phạt này mà trở nên tiến bộ, trong đó có… tôi.
Những năm học cấp I (từ lớp 1 đến lớp 4), tôi rất lười. Học hành chểnh mảng, lại cẩu thả nên luôn luôn nằm trong tốp áp chót. Năm lên lớp 5, tôi học thày Thi. Thày Thi cao to, đẹp trai, dạy toán rất siêu nhưng cũng rất nghiêm khắc. Trên bàn thầy luôn là cây roi mây dài gần 1m, được chuốt nhẵn thín, có tay cầm quấn vải. Buổi học đầu tiên, thầy hỏi cả lớp: “Có biết cái này là cái gì không?”. “Cái roi ạ”, cả lớp đồng thanh đáp. “Roi để làm gì?”. “Để….”. “Để quất vào mông những đứa lười học, hiểu chưa”. Thấy bọn tôi lí nhí, thầy ngắt lời, tay vung cái roi quất lên không trung vun vút.
Roi đầu tiên tôi được thầy Thi “trao tặng” là do tội không làm bài tập. Thầy gọi lên bảng, hỏi: “Mấy roi?”. “Dạ, ba ạ” (tội này theo qui định của thầy là 3 roi). “Biết thế là tốt. Tha cho một roi. Vén quần lên”. Tôi còn đang lúng túng thì “vút, vút”. Chao ôi! Trời rét, roi mây quất vào người đau đến thấu ruột gan.
Cuối buổi học, thầy bảo tôi ở lại. Thầy nói với tôi về chuyện học, về nghị lực của thằng con trai… Cuối cùng, thầy bảo: “Con người ta tài năng không hơn kém nhau bao nhiêu. Ai là người có ý chí, có nghị lực và chịu khó học hành, người đó sẽ thành đạt”. Rồi thầy rút từ trong túi miếng bánh mì ăn dở, đưa cho tôi. Thủa đói nghèo ấy, đời sống giáo viên rất khổ. Bữa trưa, mỗi thầy cô được phát một cái bánh mì loại 225gam… Biết tôi đói, thày bớt lại cho tôi.
Cuối năm đó, tôi đi thi học sinh giỏi toàn huyện.
Hơn 40 năm đã trôi qua, giờ đây hồi tưởng lại, từ sâu thẳm tâm hồn, tôi vẫn biết ơn thầy Thi, người đã “trao tặng” cho tôi 2 roi và đôi khi tự hỏi, nếu không có 2 cái roi đó, cuộc đời tôi sẽ ra sao?
Kể lại chuyện này không phải để đồng tình với cách giáo dục ở Thái Nguyên hay cổ súy cho phương pháp giáo dục roi vọt mà tôi chỉ muốn nói lên một điều, cuộc sống đầy những bất ngờ không thể lý giải nổi.
Trở lại câu chuyện ở Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II của Thái Nguyên, bạn thuộc phe hơn 40% đồng tình hay hơn 50% phản đối? Rất mong các bạn hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, bởi hiểu suy nghĩ của phụ huynh là điều rất quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng cho tương lai giáo dục nước nhà.
BÙI HOÀNG TÁM (BLOG DÂN TRÍ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét