Chia sẻ

Tre Làng

TÌM HIỂU VỀ TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

“Chúng tôi cần bắt đầu làm việc trong những lĩnh vực tâm lý học và đặt ra mục đích khách quan cho cuộc đấu tranh của chúng tôi không phải là ý thức mà là hành vi”.

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động).

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng triết học là ‘duy tâm chủ quan’ và ‘duy tâm khách quan’, cuộc chiến giữa hai xu hướng này đã bất phân thắng bại, tạo nên sự khủng hoảng trong khoa học về ‘tâm lý học’. Trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống (sự công bằng xã hội mà con người nhìn thấy được) và tiến bộ của khoa học, tâm lý học duy tâm gập khó khăn khi giải thích thực hàng loạt các vấn đề của tâm lý học. Chính vì thế, đã xuất sinh sự cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc xây dựng khoa học tâm lý.

Dựa trên quan điểm triết học duy vật thực chứng của Comte (1798 - 1857) quan niệm rắng mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật, John B. Watson (1878 – 1958) - một nhà tâm lý học người Mỹ đã khởi xướng một phương pháp làm việc mới mang tên gọi chung là “tâm lý học hành vi” (behaviorism) – một phương pháp khoa học nghiên cứu hành vi – tức những gì con người khả thi cảm nhận thấy được. 

Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này, và nhờ thế ‘tâm lý học hành vi’ cùng hệ phương pháp làm việc dựa theo nghiên cứu hành vi đã ra đời. Những công trình nghiên cứu tiếp theo của các nhà tâm lý học tên tuổi như Edward Thorndike, Clark L. Hull, Edward C. Tolman, B. F. Skinner … đã góp phần quan trọng tạo tcơ sở lý thuyết cho tâm lý học hành vi.

Tâm lý học hành vi lấy đối tượng nghiên cứu là “tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm thấy, các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín” bằng phương pháp nội quan, tâm lý học hành vi cổ điển loại bỏ ý thức ra khỏi đối tượng nghiên cứu của mình để chỉ nghiên cứu hành vi của con người và của con vật, là cái có thể quan sát trực tiếp được thông qua thực nghiệm như khoa học tự nhiên, chứ không phải là nghiên cứu mang tính nội quan về ý thức. 

Tuyên ngôn của Tâm lý học hành vi, như Watson đã nhấn mạnh: “chúng tôi cần bắt đầu làm việc trong những lĩnh vực tâm lý học và đặt ra mục đích khách quan cho cuộc đấu tranh của chúng tôi không phải là ý thức mà là hành vi.”

Trong tâm lý học hành vi, tất cả những gì nói về dạy và học ở con người đều chủ yếu đựợc rút ra trên cơ sở những thực nghiệm trên con vật (chuột bạch và bồ câu). Ngay những khi tiến hành thực nghiệm trên con người, các nhà tâm lý học hành vi cũng chủ trương: trong các tình huống thực nghiệm như thế, con người và động vật cần phải được đặt trong các tình huống thực nghiệm càng giống nhau càng tốt. 

Và họ trình bày kết quả của cả hai loại thực nghiệm đó bằng các thuật ngữ thống nhất. Vì theo họ, không có bất kì sự thay đổi nhỏ nào, về quan điểm, khi tiến hành thực nghiệm trên cả động vật và con người. Skinner khẳng định: dường như không có sự khác biệt cơ bản giữa học tập ở người và ở động vật có xương sống. Vậy là, theo các nhà hành vi, thì hành vi của con người và hành vi của con vật có cùng một bản chất.

Theo Skinner, cả động vật và con người đều có ba dạng hành vi: hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện và hành vi tạo tác. 

Trong nhiều năm, Skiner cùng với cộng sự kiên trì thực hiện thực nghiệm trên động vật và ở người nhằm hình thành những hành vi tạo tác. Về hành vi tạo tác, Skiner nhấn mạnh: nếu hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm đón nhận một kích thích củng cố thì hành vi tạo tác xuất hiện nhằm tạo ra một kích thích củng cố.

Trong thực nghiệm của Paplop, hành vi có điều kiện xuất hiện khi con chó đang bị nhốt ở trong cũi nên nó hoàn toàn thụ động, thức ăn do nghiệm viên đưa tới. Còn trong thực nghiệm của Skinner, hành vi tạo tác xuất hiện khi chuột bạch đang “tích cực” tìm kíêm thức ăn trong môi trường xung quanh. 

Nói cách khác, trong khi chuột bạch tự phóng ra những hành vi ngẫu nhiên tác động tới môi trường thì có hành vi đúng (dẫm chân lên đòn bẩy và thức ăn được bật ra) được củng cố, và hành vi tạo tác được thành lập. 

Ở đây, dù phản ứng được thành lập nhưng sự tác động của cá thể lên môi trường nổi lên rất rõ ràng. Ở phản xạ có điều kiện tạo tác (hành vi tạo tác) tính chất của kích thich củng cố có vai trò quan trọng làm cho con vật chủ động tạo ra các phản ứng (hành vi tạo tác) một cách phù hợp. 

Vì vậy, nếu kiểm soát được kích thích củng cố thì sẽ kiểm soát được hành vi. Từ thực nghiệm trên, Skiner rút ra kết luận: hành vi tạo tác đặc trưng cho việc học tập. Ông đưa ra định luận lĩnh hội, cường độ của hành vi tạo tác tăng lên, nếu hành vi được kèm theo kích thích củng cố. 

Củng cố - đó là vấn đề then chốt trong dạy học của Skinner. Qua các công trình nghiên cứu, ông khẳng định, xác suất xuất hiện, tần số và cường độ của phản ứng tạo tác hoàn toàn tuỳ thuộc và củng cố và cách củng cố. Theo ông, có thể phân loại các hình thức củng cố khác nhau thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, về phương diện chức năng, cả củng cố tích cực và củng cố tiêu cực đều nhằm tăng cường hành vi mong muốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog