Trung Quốc không thể dự đoán tương lai xa sẽ thay đổi như thế nào. Họ chỉ có thể biết rằng cần nắm chắc hiện tại thực hiện sự kết nối tốt giữa chiến lược lâu dài và chính sách cụ thể.
Bài viết trên tờ “Tín báo ” (Hồng Công) ngày 5/8 của Giáo sư Cúc Hải Long thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Ký Nam Trung Quốc.
Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, Trung Quốc không những đã nắm trong tay đội tàu viễn dương đẳng cấp thế giới mà còn xây dựng mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế toàn cầu; sự vươn dài toàn cầu của đời sống kinh tế đã khiến Trung Quốc đương đại trở thành một nước mang nhiều kiểu đời sống kinh tế văn hóa xã hội, đã thâu gom được đặc trưng văn minh biển. Ngày nay, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc biển nhưng đã có đầy đủ điều kiện cơ bản để trở thành quốc gia biển.
Chiến lược của Trung Quốc: Hai ngả lựa chọn
Con đường trở thành cường quốc biển của Trung Quốc vẫn đang đối mặt với những sự lựa chọn khó khăn. Nhìn từ lịch sử, máu và bạo lực thấm đẫm lịch sử phát triển của các cường quốc biển truyền thống; phân tích từ góc độ hiện thực, “quyền lực là hành động, lợi ích là mục đích” được viết để viết lại trong tuyên bố của các nước bá quyền biển thế giới đương đại và các nước đi sau. Trung Quốc là cường quốc nằm sát biển cũng có mô hình tiến lên trước tất sẽ gặp phải các kiểu xung đột. Việc Trung Quốc tìm tòi hướng chiến lược mới sẽ không tránh khỏi sức ép ứng phó của các nước trên thế giới dựa theo mô hình chiến lược quyền lợi biển truyền thống.
Cho dù dự đoán phản ứng của các nước khác với nguyện vọng lương thiện tới mức nào, Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi những cái nhìn thù địch và áp lực địa chính trị. Xung quanh Trung Quốc hiện nay, phía Tây Bắc, tiếp giáp với Tân Cương là khu vực Trung Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga; phía Tây Nam là Ấn Độ – nước luôn luôn cảnh giác với Trung Quốc – phía Đông Bắc là bán đảo Triều Tiên có tình hình không mấy lạc quan và Nhật Bản với tội ác lịch sử không suy nghĩ hối cải; phía Đông Nam là các nước Đông Nam Á có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nhưng do tranh chấp Biển Đông nên quan hệ còn hạn chế.
Trung Quốc cơ bản rơi vào hoàn cảnh chiến lược địa chính trị bế quan, bị bao vây. Hoàn cảnh chiến lược này mang đến cho Trung Quốc hai sự lựa chọn cực đoan trong suy tính, quyết định sách lược – phải chấp nhận hiện thực, chấp nhận sự lãnh đạo của cường quyền thế giới, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục trong hoàn cảnh khó khăn chiến lược địa chính trị; nếu muốn mưu cầu phát triển, phải phá vỡ tình trạng địa chính trị bị bao vây, trở thành cường quốc khu vực.
Đương nhiên, nhân nhượng vì lợi ích toàn cục cũng có thể mang lại cho Trung Quốc không gian phát triển, nhưng có thể mang lại không gian phát triển lớn mức nào thì cũng đáng để suy nghĩ kỹ càng. Hiện nay, dưới áp lực của Mỹ môi trường chiến lược quốc tế ổn định của Trung Quốc, quan hệ Trung – Nga khá ổn định dưới áp lực của Mỹ, nhưng quan hệ Trung – Nga không phải không có biến số. Do áp lực của châu Âu, Nga thực sự cần Trung Quốc, nhưng nếu giả thiết rằng có một ngày Nga trở thành cường quốc lãnh đạo châu Âu thì quan hệ Trung – Nga sẽ ra sao? Giả thiết mạnh hơn nữa rằng nếu Trung Quốc thất bại trong cuộc cạnh tranh chiến lược trong vòng 10 năm tới, Nhật Bản trở thành cường quốc Đông Á hoàn toàn dẫn dắt châu Á thì quan hệ Trung – Nga sẽ như thế nào? Khi Nga thành công ở châu Âu, Nhật Bản thành công ở Đông Á, Trung Quốc sẽ đi đâu về đâu?
Mỹ đối với Trung Quốc: vừa kéo vừa đánh
Chiến lược địa chính trị không phải là toàn bộ chiến lược quốc gia, nhưng là trụ đỡ quan trọng cho chiến lược quốc gia toàn diện. Cho dù có thực lực kinh tế, có sức dẫn dắt chính trị và có năng lực truyền bá văn hóa, nếu không có ảnh hưởng quân sự và địa chính trị thì một đất nước cũng khó trở thành một cường quốc khu vực thực sự. Trước tiên, Trung Quốc nên phà bỏ áp lực địa chính trị bao vây đất nước hiện nay, xem xét kỹ mối quan hệ với Nga. Hướng phát triển chiến lược địa chính trị của Trung Quốc không phải ở phía Bắc cũng chẳng phải ở phía Tây, mà ở phía Đông Nam.
Trong lịch sử, bán đảo Trung Nam (bán đảo Đông Dương) là thuộc địa của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ và Liên Xô lần lượt khống chế bán đảo Trung Nam, đó chính là gông cùm khiến các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay khổ có thể tự tìm kiểm mô hình phát triển mang tính độc lập. Mỹ ngày nay lại đưa vai trò chiến lược vào khu vực bán đảo Trung Nam, áp lực chiến lược khu vực cả trên biển và trên đất liền phía Nam Trung Quốc vì thế tăng lên.
Biển Đông nằm ở giữa Thái Bình Dương và lục địa Đông Á. Vùng biển này được tạo nên bởi những đảo và chuỗi quần đảo nằm bên ngoài lục địa chia cắt với khu vực biển Tây Thái Bình Dương. Xét từ góc độ địa chính trị, đảo và chuỗi quần đảo này là bức màn phòng ngự tự nhiên của lục địa Đông Á, song cũng là lô cốt đầu cầu tự nhiên dùng để tấn công vào lục địa Đông Á của các quốc gia của Nhật Bản đã từng coi “chiến lược biển” là cái gốc lập nước để kinh doanh.
Thực tế, cho dù hiện đất nước không mấy khởi sắc, nhưng Nhật Bản vẫn không ngừng các bước đi của họ từ nước lớn kinh tế hướng tới nước lớn quân sự và nước lớn chính trị. về chiến lược biển, sự phòng thủ chiến lược đối với Trung Quốc của Nhật Bản sẽ là thách thức lớn nhất đối với chiến lược biển của Trung Quốc. Thách thức này không chỉ sẽ thấm sâu đến trụ cột các mặt của an ninh địa chính trị trên biển của Trung Quốc, mà còn thể hiện ngày càng rõ hơn ở các kỹ thuật khoa học quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Trong tương lai, Trung Quốc vẫn còn 10-15 năm cơ hội chiến lược tốt nhất ở bán đảo Triều Tiên và bán đảo Trung Nam, cũng còn cơ hội tốt để kinh doanh và thúc đẩy quyền lợi biển ở Biển Đông và quan hệ hai bờ. Trong thời kỳ này, Trung Quốc sẽ đối mặt với sự đối lập và điều chỉnh trong quan hệ với Mỹ, cũng sẽ đối mặt với sự thách thức ngày càng cứng rắn và lộ rõ của Nhật Bản. Trung Quốc không thể dự đoán tương lai xa sẽ thay đổi như thế nào. Trung Quốc chỉ có thể biết rằng cần nắm chắc hiện tại thực hiện sự kết nối tốt giữa chiến lược lâu dài và chính sách cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét