Chia sẻ

Tre Làng

Dân đã ngán tận cổ điệp khúc 'Kiểm điểm nghiêm túc'


Ở Việt Nam mình hay nhỉ. Làm sai chỉ cần kiểm điểm với phê bình là xong. Sướng thật!
Vụ phá hoại di tích lịch sử tại chùa Trăm gian đã kết thúc có hậu như một truyện cổ tích. Giống như không ít các vụ vi phạm nghiêm trọng khác, vụ việc đã có hình thức kỉ luật rất… quen thuộc: Kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Cụ thể là về tập thể, UBND huyện Chương Mỹ nghiêm túc kiểm điểm sâu sắc, UBND xã Tiên Phương bị khiển trách.
Về cá nhân, nghiêm khắc phê bình Phó Chủ tịch phụ trách văn xã Vũ Văn Đông. Hai vị Trưởng phòng phó Phòng Văn hóa Thông tin là Hoàng Minh Hiến và Trịnh Văn Ban nhận mức khiển trách. Các ông Vũ Văn Doãn -Chủ tịch UBND xã, ông Tống Bá Lương - Phó Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Xuân Chít - Cán bộ Văn hóa xã cùng nhận mức cảnh cáo.
Người duy nhất “đen đủi” bị cho thôi giữ chức là Trưởng ban Quản lý di tích.
Và hết!
Thực ra không phải chỉ vụ việc này mà gần đây, nhiều vụ việc khi đưa ra kết luận xử lý đều khiến dư luận ngỡ ngàng bởi vụ việc thì lớn, hậu quả thì nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng. Thế nhưng cái “roi” kỉ luật giơ lên rất cao song khi hạ xuống thì rất khẽ, nhẹ đến giật mình.
Không chỉ những vụ việc nhỏ mà cả những vụ án hình sự nghiêm trọng, số tài sản thất thoát ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước cũng được xử lý rất… tình cảm.
Vụ xét xử phúc thẩm Phạm Thanh Bình nguyên CTHĐQT Vinashin mới đây cũng khiến dư luận chưa thấy thuyết phục bởi mức thiệt hại theo cáo trạng của tòa lên tới 500 tỉ đồng cũng chỉ có 20 năm tù giam (trị giá 25 tỉ đồng/năm tù).
Thế nhưng ngược lại với hình phạt, ở khâu khen thưởng hình như lại có sự… hào phóng đến bất ngờ khiến người được khen thưởng không còn cảm thấy hứng thú nữa.
Theo báo Pháp luật TP HCM, có năm UBND TP HCM tặng tới 13.500 bằng khen cùng với hàng ngàn danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp TP, tập thể lao động xuất sắc. Chỉ riêng Hội nghị tổng kết phong trào thi đua khen thưởng quận Tân Phú đã có tới 1.230 tập thể và 1.688 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo vệ an ninh tổ quốc, xóa đói giảm nghèo… được khen thưởng.
Trong lịch sử các triều đại, bí quyết trị quốc quan trọng nhất nằm ở hai khâu: Thưởng và phạt. Ai có công phải được khen thưởng. Ai có tội phải bị trừng phạt. Người có công không được thưởng công sẽ gây chán nản, bất mãn không muốn cống hiến. Kẻ có tội không bị phạt sẽ dẫn đến lộng hành, khinh thường pháp luật. Người dân nhìn vào sự thưởng - phạt mà nghi ngờ sự công tâm, dẫn đến khinh nhờn luật pháp.
Người xưa coi trọng sự nghiêm minh trong thưởng - phạt còn bởi họ hiểu rằng đó chính là cái mầm của sự hỗn loạn xã hội. Nước thịnh hay suy cũng do đây mà ra.
Trở lại với việc xử lý ở chùa Tram gian, xin trích lời một bạn đọc gửi cho Dân trí: Ở Việt Nam mình hay nhỉ. Làm sai chỉ cần kiểm điểm với phê bình là xong. Sướng thật!
BÙI HOÀNG TÁM (DÂN TRÍ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog