Lật lại hồ sơ đấu tranh với Fulro hơn 30 năm trước, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học quý báu về xây dựng và bảo vệ vùng đất Tây Nguyên, về khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh chống các luận điệu chia rẽ, kích động, gây rối...
Loạt bài đăng trên báo Công An TP HCM của tác giả Ngọc Hà
Fulro (viết tắt từ Front Uni de Lutte des Races Opprimées) là phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm của các dân tộc thiểu số ở miền Nam - Việt Nam từ 1958. Thế nhưng, nó đã lần lượt bị các thế lực chống phá Việt Nam lợi dụng, lèo lái.
Sau 30-4-1975, được sự hà hơi, tiếp sức của ngoại bang, Fulro đã ngóc dậy, trở thành một tổ chức chính trị vũ trang, phản động, gây ra hàng loạt các cuộc khủng bố đẫm máu, đau thương cho các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong cuộc đấu tranh giải quyết Phỉ, Fulro; Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương khoan dung với những người lầm lỗi trở về. Nhiều thủ lĩnh cao cấp của Fulro đã nhận ra chính nghĩa, lần lượt trở về với nhân dân, buôn làng của mình. Qua quá trình đấu tranh, triệt phá tổ chức Fulro, lực lượng CA đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và nổi lên nhiều gương sáng anh hùng.
Lật lại hồ sơ đấu tranh với Fulro hơn 30 năm trước, chúng ta sẽ hiểu được bản chất của tổ chức Fulro và con đường dẫn đến sự rệu rã, diệt vong tất yếu của chúng, từ đó rút ra được nhiều bài học quý báu về xây dựng và bảo vệ vùng đất Tây Nguyên, về khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh chống các luận điệu chia rẽ, kích động, gây rối...
_____________________________
Kỳ 1: TỪ THỦ LĨNH FULRO ĐẾN... ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Ông Nahria Ya Đuk (SN 1940, dân tộc K,Ho, quê gốc Lâm Đồng) - nguyên Đệ nhất phó thủ tướng, kiêm Đổng lý văn phòng “TW Fulro”, Đệ nhị Phó chủ tịch “Phong trào đoàn kết các sắc tộc thiểu số Cao Nguyên Việt Nam”, Tư lệnh vùng 4, rồi Tư lệnh Sư đoàn Bi-đoop-Fulro. Hiện ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng trông ông vẫn rất phong độ, hoạt ngôn và sâu sắc. Ông thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.
Sở dĩ chúng tôi nói nhiều về ông Ya Đuk như vậy bởi ông có ảnh hưởng rất lớn trong tổ chức Fulro và là “nhân vật chính” trong chuyên án của CA Lâm Đồng với kế hoạch câu nhử cực kỳ táo bạo và trí tuệ (chúng tôi sẽ phản ánh trong loạt bài sau). Sau khi kết thúc chuyên án này, từ là người “bên kia chiến tuyến”, năm 1983, ông Ya Đuk trở thành Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Ông Ya Đuk cho biết: Ông tham gia tổ chức Fulro từ năm 1965. Trước đó, ông tốt nghiệp đại học quốc gia tài chính tại Sài Gòn, với kết quả học tập xuất sắc, ông được điều về giữ luôn chức Trưởng ty tài chính kinh tế Vũng Tàu, rồi tham gia phiên dịch trong các cuộc thương thuyết do ông Y Bhăm Ênuol (1923 - 1975, dân tộc Ê Đê, sinh trưởng tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk, người lập ra tổ chức Fulro), với đại diện chính phủ Sài Gòn. Năm 1965, Hội nghị các nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh - Campuchia, ông Ya Đuk cũng được mời dự. Khi đó ông 25 tuổi.
Ông Ya Đuk nhớ lại: “Fulro ra đời với tên gọi tiếng Pháp là Front Uni de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức). Nghe hấp dẫn quá, khiến tôi nghĩ đó là lý tưởng và bước theo. Đâu ngờ đó là sự bịp bợm của các thế lực phản động. Tôi đã không nhận ra thực dân, đế quốc muốn dùng Fulro làm công cụ thực hiện mưu đồ xấu ở Tây Nguyên...”.
Ông Ya Đuk cho biết: Ông tham gia tổ chức Fulro từ năm 1965. Trước đó, ông tốt nghiệp đại học quốc gia tài chính tại Sài Gòn, với kết quả học tập xuất sắc, ông được điều về giữ luôn chức Trưởng ty tài chính kinh tế Vũng Tàu, rồi tham gia phiên dịch trong các cuộc thương thuyết do ông Y Bhăm Ênuol (1923 - 1975, dân tộc Ê Đê, sinh trưởng tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk, người lập ra tổ chức Fulro), với đại diện chính phủ Sài Gòn. Năm 1965, Hội nghị các nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh - Campuchia, ông Ya Đuk cũng được mời dự. Khi đó ông 25 tuổi.
Ông Ya Đuk nhớ lại: “Fulro ra đời với tên gọi tiếng Pháp là Front Uni de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức). Nghe hấp dẫn quá, khiến tôi nghĩ đó là lý tưởng và bước theo. Đâu ngờ đó là sự bịp bợm của các thế lực phản động. Tôi đã không nhận ra thực dân, đế quốc muốn dùng Fulro làm công cụ thực hiện mưu đồ xấu ở Tây Nguyên...”.
FULRO TÁI XUẤT CÙNG TỘI ÁC
Cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam (năm 1975) là một bất ngờ lớn, phá vỡ kế hoạch của Fulro và các thế lực chi phối, chỉ đạo, ủng hộ Fulro.
Sau khi Tây Nguyên được giải phóng, Fulro cho thu nhặt vũ khí, quân trang, quân dụng của quân đội Sài Gòn bỏ lại và cơ cấu thành một tổ chức phản động có vũ trang do Kpă Kới làm Phó tổng tư lệnh kiêm Phó chủ tịch Fulro; bên dưới có Bộ Tổng tham mưu do Y Bach Êban làm Tổng tham mưu trưởng và bố trí lực lượng theo 4 vùng chiến thuật - do chúng đặt ra, tương ứng với các địa bàn chủ yếu như sau: vùng 1 là miền Tây Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Vùng 2 là Gia Lai, Kon Tum; Vùng 3 là Đăk Lăk, Quảng Đức; Vùng 4 là khu vực Lâm Đồng, Phan Rang, Ninh Thuận. Trong đó, vùng 4 hoạt động ráo riết hơn cả.
Trong hai năm 1975-1976, lợi dụng tình hình sau ngày giải phóng, Fulro nổi lên hoạt động mạnh ở nhiều nơi. Chúng xuất hiện ở nhiều buôn làng Tây Nguyên, rải truyền đơn, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ; kích động, lôi kéo quần chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động khủng bố, tấn công vào các đơn vị bộ đội, tổ công tác của ta ở một số thị trấn, thị xã; ám sát, phục kích, giết hại 213 người, làm bị thương 245 người khác, gồm cả cán bộ, bộ đội và dân thường; cướp một số súng đạn, hàng hóa, phục kích, tập kích đường giao thông, đốt phá trụ sở, nhà dân nhằm mục đích vừa phá hoại vừa gây thanh thế. Hoạt động của chúng diễn ra hết sức phức tạp, gây cho ta nhiều khó khăn trong xây dựng, củng cố chính quyền mới ở vùng đồng bào dân tộc. Hàng ngàn thanh niên dân tộc Chăm, Ê Đê, Ja Rai, K,Ho bị Fulro lôi kéo, cưỡng bức vào rừng theo Fulro.
Đầu năm 1976, phần lớn số Fulro bị bắt, tập trung cải tạo tại Gia Lai được hưởng chế độ khoan hồng của Đảng, nhà nước, trở về sum họp với gia đình. Thế nhưng, với bản chất phản động, một số tên cầm đầu lén lút móc nối hoạt động. Chúng vừa bí mật củng cố lại lực lượng cơ sở ngầm ở các buôn làng, vừa ráo riết tổ chức lực lượng vũ trang ngoài rừng. Tại Gia Lai, ngày 14-6-1976, toán Fulro do Y Toan Êban và Ksor Hit đi liên lạc với “trung ương Fulro” từ Đăk Lăk trở về đã móc nối với các tên Nay Phun, Nay Rông, R Cơm Xik và 20 đối tượng khác đang lẩn trốn trên địa bàn huyện Chư Sê để thành lập khung chỉ huy gọi là “quân đoàn” 12 Fulro với 12 tên do Nay Phun làm “Tư lệnh”, R Côm Sik được giao làm “tỉnh trưởng” Pleiku. Ngay sau khi hình thành tổ chức ở Gia Lai, Fulro đã tiến hành nhiều hoạt động khủng bố để gây thanh thế, khống chế quần chúng với những hành động điên cuồng, tàn ác. Từ tháng 8-1976 đến tháng 2-1977, chúng gây ra 5 vụ tập kích trên Quốc lộ 19 và 25, mai phục, chặn đường và giết hại 106 người. Tập kích 4 vụ vào một số lâm, nông trường và các xã, bắt đi 29 người và lôi kéo, khống chế hàng trăm thanh niên ra rừng theo Fulro.
Thượng tá Rah Lan Lâm (dân tộc Ra Jai) - Phó giám đốc phụ trách an ninh CA tỉnh Gia Lai kể lại: đầu năm 1976, khi đó, anh là một cậu bé 9 tuổi, nhưng đến bây giờ anh vẫn nhớ rõ tội ác của Fulro. Chúng đã kéo quân vào buôn làng Ki Phun (xã Nhơn Hòa, huyện Chư Prông) của anh, bắn giết hàng chục đồng bào gồm cả người dân tộc thiểu số và người Kinh. Một buổi sáng, chúng bắn hai quả M79 vào nhà anh, nhưng khi đó cả nhà đều đang ở trung tâm xã cùng hàng trăm gia đình khác để vui mừng cách mạng toàn thắng và góp sức thu nhặt từng viên gạch, mái ngói để xây dựng lại các trụ sở, nhà dân bị giặc tàn phá, nên may mắn không ai bị thiệt mạng. Song, căn nhà của anh thì bị thiêu rụi. 12 tuổi, anh đã chứng kiến hàng chục thanh thiếu niên của làng mình bị bắt đi Fulro, ai phản ứng hoặc chống cự lại đều bị giết rất thê thảm. Bản thân anh cũng bao phen đi lánh nạn để không bị ép vào một tổ chức “phức tạp”. Cũng chính từ lòng căm thù giặc và tình yêu buôn làng, năm 1979, anh đã tự nguyện viết đơn xin tham gia vào lực lượng CA để đi chống Fulro, bảo vệ bình yên cho buôn làng, quê hương của mình.
Tại Lâm Đồng, Tuyên Đức (bao gồm TP. Bảo Lộc và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Di Linh của Lâm Đồng ngày nay), ngay từ đầu năm 1975, nổi lên đối tượng Fulro Nicolai, tên thật là Ha Nhang, con của mục sư Ha Prông - chủ nhiệm Nam Thượng hạt (bao gồm các tỉnh Sông Bé, Lâm Đồng và TX. Bảo Lộc; nổi tiếng có uy tín và ảnh hưởng trong lực lượng Fulro). Theo chiến thuật của Fulro, vùng 4 (Quân khu 4) bao gồm các tỉnh Nam Thượng hạt, sẽ là vùng chiến thuật, quan trọng nhất của Fulro. Nicolai (từng là lính chế độ cũ) tự xưng là Tư lệnh vùng 4 và bộc lộ hành động gây bạo loạn, khủng bố nhằm phô trương thanh thế. Dưới sự chỉ đạo của tên Nicolai, bọn Fulro tập kích vào các cơ quan Đảng, chính quyền, lôi kéo đồng bào dân tộc ra rừng theo chúng. Ngày 8-4-1975, sau đúng 5 ngày quân ta giải phóng Đà Lạt, bọn Fulro đã phục kích đội công tác của ta do đồng chí K,Brèo (thường gọi Bặp Chai, dân tộc K,Ho) - thường vụ huyện ủy Đức Trọng làm Đội trưởng; đồng chí Hà Ban, một thành viên của đội đã anh dũng hy sinh. Cùng đó, tại Lâm Đồng, bọn “TW Fulro” thay đổi một số tên tỉnh trưởng Fulro cũ, đưa bọn cốt cán, hung hăng thay thế, cải tổ bộ máy chỉ huy ở vùng 4 để chuẩn bị cho âm mưu chiến lược lâu dài và lập vùng 5 duyên hải.
Năm 1976, xã Tân Hội (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng) mới thành lập, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Nửa đêm, Fulro đột kích cướp thùng phiếu rồi bắn súng M16, M79 vào trường tiểu học vừa xây dựng xong, sau đó bắt cóc rồi sát hại một cán bộ xã. Cũng tại địa bàn này, những năm đầu sau giải phóng đã xảy ra nhiều trận đánh dữ dội. Lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt và bắt giữ nhiều tên Fulro cốt cán.
Tại tỉnh Đăk Lăk, đêm 23-7-1976, khoảng 50 tên Fulro bất ngờ tập kích vào đơn vị bộ đội thông tin tại buôn Gram (huyện Krông Buk) làm 3 đồng chí hy sinh, 6 đồng chí bị thương. Ngày 16-1-1977, tại buôn Cuôr Đăng (Krông Buk), bọn Fulro tập kích giết đồng chí Ma Đôi - Bí thư chi bộ xã, bắn bị thương đồng chí chủ tịch xã, lấy đi 23 súng và lôi kéo 17 du kích người dân tộc vào rừng. Ngày 9-2-1977, một toán Fulro ngoài rừng kết hợp với số hoạt động bí mật trong các buôn Puôr, Cuôr Ta Ra (Buôn Ma Thuột) chặn bắt 26 người dân ở xã Hòa Đông, 5 người chống cự, bị chúng xả súng và dùng dao giết chết. Còn lại 21 người, chúng đưa ra rừng rồi dùng súng bắn chết cùng một lúc. Đây là vụ thảm sát lớn nhất, kinh hoàng nhất mà Fulro gây ra từ trước tới nay. Vụ án này đã gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị ở vùng Tây Nguyên.
Trước bối cảnh đó, ta đã mở hàng loạt chiến dịch hành quân quy mô, truy quét, đánh vào sào huyệt của Fulro tại Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Tuyên Đức. Khu ủy Khu 6 thành lập Ban chỉ đạo truy quét Fulro do Thường vụ Khu ủy phụ trách, bên dưới là Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Lực lượng vũ trang được sử dụng để tấn công truy quét Fulro lúc này là Sư đoàn 10 thuộc Bộ Quốc phòng, Trung đoàn 812 của Khu 6 và lực lượng quân đội, công an các địa phương. Kết quả, từ năm 1975 đến 1977 ta đã bắt, gọi về đầu hàng 152 trường hợp, 2.539 tường hợp khác về đầu thú, trình diện (trong đó 839 tên có chức vụ), thu giữ 251 khẩu súng các loại, 17 lựu đạn, 1 máy đánh chữ. Nhiều lãnh đạo Fulro cao cấp như: Y Chôn Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmok, Y Nguê, Y Djao Niê, Nay Guh... đã lần lượt bị bắt và bị đưa vào trại cải tạo tại Buôn Ma Thuột. Hơn 2.000 tàn quân Fulro Đêga chạy sang Campuchia và được Kmer Đỏ tiếp nhận, sau đó quay lại tiếp tục hoạt động chống phá, khủng bố.
Tháng 5-1976, một số tên cầm đầu Fulro Đêga bị giam, gồm: Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Ful, Nay Rông, Y Bliêng Hmok, Y Nguê... cùng nhiều người khác đã tổ chức vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo Fulro Đêga cũ (gồm Kpa Kới, Y Bach Êban, Y Dhê Buôn Dap...) để giành quyền lãnh đạo. Y Djao Niê - nguyên là trung tá quân đội Sài Gòn cũ (tên thường gọi là Đampơ Kwei), đứng ra thành lập nội các mới, tự xưng là thiếu tướng, Thủ tướng Fulro và đưa Nahria Ya Đuk làm Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Tư lệnh vùng 4. Dưới ban bệ này có các Bộ trưởng. Nội bộ Fulro bộc lộ những mâu thuẫn, thù hằn và sát hại lẫn nhau. Một số nản chí, bỏ về làng làm nương rẫy, một số buông súng ra đầu hàng.
Sau khi Tây Nguyên được giải phóng, Fulro cho thu nhặt vũ khí, quân trang, quân dụng của quân đội Sài Gòn bỏ lại và cơ cấu thành một tổ chức phản động có vũ trang do Kpă Kới làm Phó tổng tư lệnh kiêm Phó chủ tịch Fulro; bên dưới có Bộ Tổng tham mưu do Y Bach Êban làm Tổng tham mưu trưởng và bố trí lực lượng theo 4 vùng chiến thuật - do chúng đặt ra, tương ứng với các địa bàn chủ yếu như sau: vùng 1 là miền Tây Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Vùng 2 là Gia Lai, Kon Tum; Vùng 3 là Đăk Lăk, Quảng Đức; Vùng 4 là khu vực Lâm Đồng, Phan Rang, Ninh Thuận. Trong đó, vùng 4 hoạt động ráo riết hơn cả.
Trong hai năm 1975-1976, lợi dụng tình hình sau ngày giải phóng, Fulro nổi lên hoạt động mạnh ở nhiều nơi. Chúng xuất hiện ở nhiều buôn làng Tây Nguyên, rải truyền đơn, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ; kích động, lôi kéo quần chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động khủng bố, tấn công vào các đơn vị bộ đội, tổ công tác của ta ở một số thị trấn, thị xã; ám sát, phục kích, giết hại 213 người, làm bị thương 245 người khác, gồm cả cán bộ, bộ đội và dân thường; cướp một số súng đạn, hàng hóa, phục kích, tập kích đường giao thông, đốt phá trụ sở, nhà dân nhằm mục đích vừa phá hoại vừa gây thanh thế. Hoạt động của chúng diễn ra hết sức phức tạp, gây cho ta nhiều khó khăn trong xây dựng, củng cố chính quyền mới ở vùng đồng bào dân tộc. Hàng ngàn thanh niên dân tộc Chăm, Ê Đê, Ja Rai, K,Ho bị Fulro lôi kéo, cưỡng bức vào rừng theo Fulro.
Đầu năm 1976, phần lớn số Fulro bị bắt, tập trung cải tạo tại Gia Lai được hưởng chế độ khoan hồng của Đảng, nhà nước, trở về sum họp với gia đình. Thế nhưng, với bản chất phản động, một số tên cầm đầu lén lút móc nối hoạt động. Chúng vừa bí mật củng cố lại lực lượng cơ sở ngầm ở các buôn làng, vừa ráo riết tổ chức lực lượng vũ trang ngoài rừng. Tại Gia Lai, ngày 14-6-1976, toán Fulro do Y Toan Êban và Ksor Hit đi liên lạc với “trung ương Fulro” từ Đăk Lăk trở về đã móc nối với các tên Nay Phun, Nay Rông, R Cơm Xik và 20 đối tượng khác đang lẩn trốn trên địa bàn huyện Chư Sê để thành lập khung chỉ huy gọi là “quân đoàn” 12 Fulro với 12 tên do Nay Phun làm “Tư lệnh”, R Côm Sik được giao làm “tỉnh trưởng” Pleiku. Ngay sau khi hình thành tổ chức ở Gia Lai, Fulro đã tiến hành nhiều hoạt động khủng bố để gây thanh thế, khống chế quần chúng với những hành động điên cuồng, tàn ác. Từ tháng 8-1976 đến tháng 2-1977, chúng gây ra 5 vụ tập kích trên Quốc lộ 19 và 25, mai phục, chặn đường và giết hại 106 người. Tập kích 4 vụ vào một số lâm, nông trường và các xã, bắt đi 29 người và lôi kéo, khống chế hàng trăm thanh niên ra rừng theo Fulro.
Thượng tá Rah Lan Lâm (dân tộc Ra Jai) - Phó giám đốc phụ trách an ninh CA tỉnh Gia Lai kể lại: đầu năm 1976, khi đó, anh là một cậu bé 9 tuổi, nhưng đến bây giờ anh vẫn nhớ rõ tội ác của Fulro. Chúng đã kéo quân vào buôn làng Ki Phun (xã Nhơn Hòa, huyện Chư Prông) của anh, bắn giết hàng chục đồng bào gồm cả người dân tộc thiểu số và người Kinh. Một buổi sáng, chúng bắn hai quả M79 vào nhà anh, nhưng khi đó cả nhà đều đang ở trung tâm xã cùng hàng trăm gia đình khác để vui mừng cách mạng toàn thắng và góp sức thu nhặt từng viên gạch, mái ngói để xây dựng lại các trụ sở, nhà dân bị giặc tàn phá, nên may mắn không ai bị thiệt mạng. Song, căn nhà của anh thì bị thiêu rụi. 12 tuổi, anh đã chứng kiến hàng chục thanh thiếu niên của làng mình bị bắt đi Fulro, ai phản ứng hoặc chống cự lại đều bị giết rất thê thảm. Bản thân anh cũng bao phen đi lánh nạn để không bị ép vào một tổ chức “phức tạp”. Cũng chính từ lòng căm thù giặc và tình yêu buôn làng, năm 1979, anh đã tự nguyện viết đơn xin tham gia vào lực lượng CA để đi chống Fulro, bảo vệ bình yên cho buôn làng, quê hương của mình.
Tại Lâm Đồng, Tuyên Đức (bao gồm TP. Bảo Lộc và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Di Linh của Lâm Đồng ngày nay), ngay từ đầu năm 1975, nổi lên đối tượng Fulro Nicolai, tên thật là Ha Nhang, con của mục sư Ha Prông - chủ nhiệm Nam Thượng hạt (bao gồm các tỉnh Sông Bé, Lâm Đồng và TX. Bảo Lộc; nổi tiếng có uy tín và ảnh hưởng trong lực lượng Fulro). Theo chiến thuật của Fulro, vùng 4 (Quân khu 4) bao gồm các tỉnh Nam Thượng hạt, sẽ là vùng chiến thuật, quan trọng nhất của Fulro. Nicolai (từng là lính chế độ cũ) tự xưng là Tư lệnh vùng 4 và bộc lộ hành động gây bạo loạn, khủng bố nhằm phô trương thanh thế. Dưới sự chỉ đạo của tên Nicolai, bọn Fulro tập kích vào các cơ quan Đảng, chính quyền, lôi kéo đồng bào dân tộc ra rừng theo chúng. Ngày 8-4-1975, sau đúng 5 ngày quân ta giải phóng Đà Lạt, bọn Fulro đã phục kích đội công tác của ta do đồng chí K,Brèo (thường gọi Bặp Chai, dân tộc K,Ho) - thường vụ huyện ủy Đức Trọng làm Đội trưởng; đồng chí Hà Ban, một thành viên của đội đã anh dũng hy sinh. Cùng đó, tại Lâm Đồng, bọn “TW Fulro” thay đổi một số tên tỉnh trưởng Fulro cũ, đưa bọn cốt cán, hung hăng thay thế, cải tổ bộ máy chỉ huy ở vùng 4 để chuẩn bị cho âm mưu chiến lược lâu dài và lập vùng 5 duyên hải.
Năm 1976, xã Tân Hội (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng) mới thành lập, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Nửa đêm, Fulro đột kích cướp thùng phiếu rồi bắn súng M16, M79 vào trường tiểu học vừa xây dựng xong, sau đó bắt cóc rồi sát hại một cán bộ xã. Cũng tại địa bàn này, những năm đầu sau giải phóng đã xảy ra nhiều trận đánh dữ dội. Lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt và bắt giữ nhiều tên Fulro cốt cán.
Tại tỉnh Đăk Lăk, đêm 23-7-1976, khoảng 50 tên Fulro bất ngờ tập kích vào đơn vị bộ đội thông tin tại buôn Gram (huyện Krông Buk) làm 3 đồng chí hy sinh, 6 đồng chí bị thương. Ngày 16-1-1977, tại buôn Cuôr Đăng (Krông Buk), bọn Fulro tập kích giết đồng chí Ma Đôi - Bí thư chi bộ xã, bắn bị thương đồng chí chủ tịch xã, lấy đi 23 súng và lôi kéo 17 du kích người dân tộc vào rừng. Ngày 9-2-1977, một toán Fulro ngoài rừng kết hợp với số hoạt động bí mật trong các buôn Puôr, Cuôr Ta Ra (Buôn Ma Thuột) chặn bắt 26 người dân ở xã Hòa Đông, 5 người chống cự, bị chúng xả súng và dùng dao giết chết. Còn lại 21 người, chúng đưa ra rừng rồi dùng súng bắn chết cùng một lúc. Đây là vụ thảm sát lớn nhất, kinh hoàng nhất mà Fulro gây ra từ trước tới nay. Vụ án này đã gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị ở vùng Tây Nguyên.
Trước bối cảnh đó, ta đã mở hàng loạt chiến dịch hành quân quy mô, truy quét, đánh vào sào huyệt của Fulro tại Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Tuyên Đức. Khu ủy Khu 6 thành lập Ban chỉ đạo truy quét Fulro do Thường vụ Khu ủy phụ trách, bên dưới là Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Lực lượng vũ trang được sử dụng để tấn công truy quét Fulro lúc này là Sư đoàn 10 thuộc Bộ Quốc phòng, Trung đoàn 812 của Khu 6 và lực lượng quân đội, công an các địa phương. Kết quả, từ năm 1975 đến 1977 ta đã bắt, gọi về đầu hàng 152 trường hợp, 2.539 tường hợp khác về đầu thú, trình diện (trong đó 839 tên có chức vụ), thu giữ 251 khẩu súng các loại, 17 lựu đạn, 1 máy đánh chữ. Nhiều lãnh đạo Fulro cao cấp như: Y Chôn Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmok, Y Nguê, Y Djao Niê, Nay Guh... đã lần lượt bị bắt và bị đưa vào trại cải tạo tại Buôn Ma Thuột. Hơn 2.000 tàn quân Fulro Đêga chạy sang Campuchia và được Kmer Đỏ tiếp nhận, sau đó quay lại tiếp tục hoạt động chống phá, khủng bố.
Tháng 5-1976, một số tên cầm đầu Fulro Đêga bị giam, gồm: Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Ful, Nay Rông, Y Bliêng Hmok, Y Nguê... cùng nhiều người khác đã tổ chức vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo Fulro Đêga cũ (gồm Kpa Kới, Y Bach Êban, Y Dhê Buôn Dap...) để giành quyền lãnh đạo. Y Djao Niê - nguyên là trung tá quân đội Sài Gòn cũ (tên thường gọi là Đampơ Kwei), đứng ra thành lập nội các mới, tự xưng là thiếu tướng, Thủ tướng Fulro và đưa Nahria Ya Đuk làm Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Tư lệnh vùng 4. Dưới ban bệ này có các Bộ trưởng. Nội bộ Fulro bộc lộ những mâu thuẫn, thù hằn và sát hại lẫn nhau. Một số nản chí, bỏ về làng làm nương rẫy, một số buông súng ra đầu hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét