Khi chuyên án đang phát triển nhịp nhàng, thuận lợi thì xảy ra một sự cố nghiêm trọng. Do chủ quan của một số chiến sĩ trẻ, bảy đối tượng Fulro vừa bị bắt đã đào thoát. Rắc rối này có thể gây nguy hiểm đến những chiến sĩ CA dũng cảm đóng vai đại diện “hội Caritas” để câu nhử số Fulro theo chỉ huy các căn cứ trong rừng sâu. Ban chuyên án phải đối phó bằng cách nào?
Kỳ 10: “TỔNG THƯ KÝ CARITAS” XUẤT HIỆNĐại tá CA Nguyễn Văn Độ cho biết: Do đã được ông Ya Đuk và một số người theo Fulro hồi tâm, sẵn sàng hợp tác để lần lượt “đón” từng toán Fulro trở về, tránh đổ máu, ban chuyên án phải cần nhiều đến sự “chỉ huy” của ông Ya Đuk với số Fulro còn ở trong rừng. Vì thế đã sắp xếp để tạo thông tin rằng, số Fulro theo “hội Caritas” đã xuất ngoại, riêng ông Ya Đuk và một số người khác đang ở tại Vũng Tàu để họp bàn nhiều kế hoạch với Caritas.
Chuyến thứ hai này ta “đón” được Liêng Hót K,Thót - “tổng trưởng tài chính” của Fulro. Tiến hành khai thác toán của Liêng Hót K,Thót, ta thu được “lời chia sẻ” là với phương thức mời đi “xuất ngoại” như trên, rất khó có kết quả với toàn bộ chỉ huy Fulro vì số sĩ quan Fulro rất sợ số Fulro người Ê Đê, họ không dám đi theo con đường của Ya Đuk. Mặt khác, họ cũng chưa có cơ sở thực tế nào để tin tưởng con đường xuất ngoại của Ya Đuk là chắc chắn. Từ “gợi ý” này của ông Liêng Hót, Ban chuyên án nói chuyện với ông Ya Đuk và số Fulro bị bắt và được mọi người giúp đỡ bằng việc viết thư kể về việc đã tiếp xúc và gặp gỡ “hội Caritas” và “mục sư Lâm” như thế nào; cùng với các hình ảnh “ăn chơi”, giải trí mà ta đã dành cho một số người theo Fulro vừa trở về trong hai chuyến. Có cả “ông Tổng thư ký của tổ chức từ thiện Caritas” do một đồng chí lãnh đạo Bộ CA thủ vai, cũng có mặt, họp bàn về kế hoạch “Xuduvicaon” (xuất dương vì cao nguyên). Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, ta bố trí để chỉ có một số người từng là Fulro biết đây chỉ là “kịch bản” của CA. Một số Fulro ngoan cố thì vẫn khẳng định, những gì đã thấy, đã nghe đúng là Fulro đang hợp tác với “hội Caritas”.
Kỳ 10: “TỔNG THƯ KÝ CARITAS” XUẤT HIỆNĐại tá CA Nguyễn Văn Độ cho biết: Do đã được ông Ya Đuk và một số người theo Fulro hồi tâm, sẵn sàng hợp tác để lần lượt “đón” từng toán Fulro trở về, tránh đổ máu, ban chuyên án phải cần nhiều đến sự “chỉ huy” của ông Ya Đuk với số Fulro còn ở trong rừng. Vì thế đã sắp xếp để tạo thông tin rằng, số Fulro theo “hội Caritas” đã xuất ngoại, riêng ông Ya Đuk và một số người khác đang ở tại Vũng Tàu để họp bàn nhiều kế hoạch với Caritas.
Chuyến thứ hai này ta “đón” được Liêng Hót K,Thót - “tổng trưởng tài chính” của Fulro. Tiến hành khai thác toán của Liêng Hót K,Thót, ta thu được “lời chia sẻ” là với phương thức mời đi “xuất ngoại” như trên, rất khó có kết quả với toàn bộ chỉ huy Fulro vì số sĩ quan Fulro rất sợ số Fulro người Ê Đê, họ không dám đi theo con đường của Ya Đuk. Mặt khác, họ cũng chưa có cơ sở thực tế nào để tin tưởng con đường xuất ngoại của Ya Đuk là chắc chắn. Từ “gợi ý” này của ông Liêng Hót, Ban chuyên án nói chuyện với ông Ya Đuk và số Fulro bị bắt và được mọi người giúp đỡ bằng việc viết thư kể về việc đã tiếp xúc và gặp gỡ “hội Caritas” và “mục sư Lâm” như thế nào; cùng với các hình ảnh “ăn chơi”, giải trí mà ta đã dành cho một số người theo Fulro vừa trở về trong hai chuyến. Có cả “ông Tổng thư ký của tổ chức từ thiện Caritas” do một đồng chí lãnh đạo Bộ CA thủ vai, cũng có mặt, họp bàn về kế hoạch “Xuduvicaon” (xuất dương vì cao nguyên). Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, ta bố trí để chỉ có một số người từng là Fulro biết đây chỉ là “kịch bản” của CA. Một số Fulro ngoan cố thì vẫn khẳng định, những gì đã thấy, đã nghe đúng là Fulro đang hợp tác với “hội Caritas”.
Làm xong công tác chuẩn bị, ngày 26-9-1980, sau nhiều ngày liên lạc, “chim mồi” tiếp tục chuyển đến anh Ba Bình danh sách 7 Fulro sẽ đi vào chuyển tới. Cùng đó, có thông tin, “trung tá” Ha Pút - “tổng tham mưu trưởng TW Fulro” có thể cùng đi trong chuyến này, nhưng ông ta còn do dự. Toán của Ha Pút rất đông, khoảng 70 người đã kéo ra bìa rừng ở rải rác để chờ hộ tống Ha Pút lên xe. Họ xin “hội” cấp cho lương thực ăn qua đêm vì số Fulro này đang rất khổ sở, đói khát.
Đúng như liên lạc, vào 4 giờ ngày 27-9-1980, xe chở anh Ba Bình đến điểm hẹn, đón 7 sĩ quan cấp “úy” lên xe. Ha Pút có mặt ở đó, chần chừ một lúc rồi quyết định ở lại cùng lời hứa với anh Bình sẽ đi vào chuyến khác.
Bắt được 7 người trong chuyến 3, chúng ta có được thư của “trung tá” Ha Pút và “trung tá” Enuôl MBột gửi ông Ya Đuk với nội dung: Bản thân họ rất tin tưởng vào sự chỉ huy của Ya Đuk, tin tưởng và hy vọng vào phong trào Fulro, nhưng tạm thời họ chưa thể “xuất ngoại” được. Không phải vì lo ngại một điều gì mà vì “tự thấy trách nhiệm rất nặng nề” bởi tình hình Fulro hiện nay, nếu thiếu họ sẽ tan rã hết. Họ gửi đi một số sĩ quan cấp “úy” thân tín cũng là chứng minh lòng tin của họ với “thủ lĩnh” Ya Đuk.
Tổng hợp nhiều nguồn tin, ta thấy, nếu tiếp tục “mời” Fulro trở về theo con đường “xuất ngoại” thì không có kết quả. Nếu có cũng chỉ có số cấp dưới, còn số chỉ huy thì một phần vì sợ số Fulro Ê Đê trừng trị, phần cũng muốn nhân thời cơ Ya Đuk và một số “trung tá” vắng mặt ở Tây Nguyên sẽ là cơ hội để họ “xưng hùng xưng bá”, giành lấy chức vụ điều hành. Từ tình hình trên, Ban chuyên án quyết định chuyển phương án, thay bằng việc Ya Đuk viết thư “mời” số Fulro chỉ huy đến Vũng Tàu để cùng tham gia họp bàn, trao đổi với ngài “Tổng thư ký hội Caritas” về yêu cầu viện trợ cho Fulro. Phía ngài “Tổng thư ký hội” cũng rất muốn biết về tình hình Fulro lâu nay thế nào (do ông Ya Đuk đã vắng mặt một thời gian dài nên không nắm được). Xong việc, số chỉ huy Fulro này có thể trở về rừng, tiếp tục điều khiển binh lính Fulro theo mình.
Lại nói về “đại úy” Ha Póh, nhân vật mà Ban chuyên án đã bắt được đầu tiên khi tiến hành chuyên án, cùng với “thiếu tá” Ya Theng, khi cả hai nhận lệnh của ông Ya Đuk đi gặp “mục sư Lâm”. Trong khi ông Ya Theng đã dần hiểu con đường đi sai trái của mình, trở về hợp tác với CA và đang được CA che chở, bảo vệ thì Ha Póh bất ngờ bỏ trốn. Sau khi loanh quanh ở TP. Hồ Chí Minh suốt nhiều ngày mà không tìm được “mục sư Lâm”, không liên lạc được với Phương; lại bị Fulro nghi ngờ là “người của CA” (vì đã bị CA bắt mà còn chạy thoát!). Không còn bám được vào toán Fulro nào, Ha Póh lủi thủi tìm chỗ ẩn nấp trong các nương rẫy, tránh sự trả thù của Fulro. Suốt từ đó, Póh thường xuyên viết thư cho ông Ya Đuk, thanh minh về bản thân mình, xin Ya Đuk tiếp tục cho Póh đi theo. Nhưng chưa được ông Ya Đuk đồng ý. Sở dĩ ta có thể “mặc kệ” Ha Póh suốt một thời gian dài như thế mà không sợ lộ “bài” dùng Ha Póh để “câu nhử” ông Ya Đuk, là bởi vì ta đã có cách “xóa lộ”. Một cô gái gọi Ha Póh bằng cậu ruột đã được ta “cấy” vào tổ chức Fulro, trở thành liên lạc tin cậy của “thầy trò” ông Ya Đuk tại hang Ploóc Krong và cả khi Ya Đuk đã theo “Caritas”. Chính cô gái này cũng không hề biết mình làm việc cho CA mà chỉ nghĩ các việc cô làm đều vì phong trào Fulro và vì “ông lớn” Ya Đuk. Nhất cử, nhất động của cô đều được trinh sát ta nắm rất kỹ, kể cả việc cô liên lạc và nuôi giấu Ha Póh. Nhiều lần Póh viết thư gửi cháu gái, chuyển đến “chim mồi” của ta nói rằng có một nhóm Fulro rất muốn xuất ngoại, tập trung sẵn ngoài rừng, chờ “hội Caritas” đón gấp. Hiểu được ý đồ của Póh, ta không quan tâm.
THỦNG LƯỚI
Đúng như liên lạc, vào 4 giờ ngày 27-9-1980, xe chở anh Ba Bình đến điểm hẹn, đón 7 sĩ quan cấp “úy” lên xe. Ha Pút có mặt ở đó, chần chừ một lúc rồi quyết định ở lại cùng lời hứa với anh Bình sẽ đi vào chuyến khác.
Bắt được 7 người trong chuyến 3, chúng ta có được thư của “trung tá” Ha Pút và “trung tá” Enuôl MBột gửi ông Ya Đuk với nội dung: Bản thân họ rất tin tưởng vào sự chỉ huy của Ya Đuk, tin tưởng và hy vọng vào phong trào Fulro, nhưng tạm thời họ chưa thể “xuất ngoại” được. Không phải vì lo ngại một điều gì mà vì “tự thấy trách nhiệm rất nặng nề” bởi tình hình Fulro hiện nay, nếu thiếu họ sẽ tan rã hết. Họ gửi đi một số sĩ quan cấp “úy” thân tín cũng là chứng minh lòng tin của họ với “thủ lĩnh” Ya Đuk.
Tổng hợp nhiều nguồn tin, ta thấy, nếu tiếp tục “mời” Fulro trở về theo con đường “xuất ngoại” thì không có kết quả. Nếu có cũng chỉ có số cấp dưới, còn số chỉ huy thì một phần vì sợ số Fulro Ê Đê trừng trị, phần cũng muốn nhân thời cơ Ya Đuk và một số “trung tá” vắng mặt ở Tây Nguyên sẽ là cơ hội để họ “xưng hùng xưng bá”, giành lấy chức vụ điều hành. Từ tình hình trên, Ban chuyên án quyết định chuyển phương án, thay bằng việc Ya Đuk viết thư “mời” số Fulro chỉ huy đến Vũng Tàu để cùng tham gia họp bàn, trao đổi với ngài “Tổng thư ký hội Caritas” về yêu cầu viện trợ cho Fulro. Phía ngài “Tổng thư ký hội” cũng rất muốn biết về tình hình Fulro lâu nay thế nào (do ông Ya Đuk đã vắng mặt một thời gian dài nên không nắm được). Xong việc, số chỉ huy Fulro này có thể trở về rừng, tiếp tục điều khiển binh lính Fulro theo mình.
Lại nói về “đại úy” Ha Póh, nhân vật mà Ban chuyên án đã bắt được đầu tiên khi tiến hành chuyên án, cùng với “thiếu tá” Ya Theng, khi cả hai nhận lệnh của ông Ya Đuk đi gặp “mục sư Lâm”. Trong khi ông Ya Theng đã dần hiểu con đường đi sai trái của mình, trở về hợp tác với CA và đang được CA che chở, bảo vệ thì Ha Póh bất ngờ bỏ trốn. Sau khi loanh quanh ở TP. Hồ Chí Minh suốt nhiều ngày mà không tìm được “mục sư Lâm”, không liên lạc được với Phương; lại bị Fulro nghi ngờ là “người của CA” (vì đã bị CA bắt mà còn chạy thoát!). Không còn bám được vào toán Fulro nào, Ha Póh lủi thủi tìm chỗ ẩn nấp trong các nương rẫy, tránh sự trả thù của Fulro. Suốt từ đó, Póh thường xuyên viết thư cho ông Ya Đuk, thanh minh về bản thân mình, xin Ya Đuk tiếp tục cho Póh đi theo. Nhưng chưa được ông Ya Đuk đồng ý. Sở dĩ ta có thể “mặc kệ” Ha Póh suốt một thời gian dài như thế mà không sợ lộ “bài” dùng Ha Póh để “câu nhử” ông Ya Đuk, là bởi vì ta đã có cách “xóa lộ”. Một cô gái gọi Ha Póh bằng cậu ruột đã được ta “cấy” vào tổ chức Fulro, trở thành liên lạc tin cậy của “thầy trò” ông Ya Đuk tại hang Ploóc Krong và cả khi Ya Đuk đã theo “Caritas”. Chính cô gái này cũng không hề biết mình làm việc cho CA mà chỉ nghĩ các việc cô làm đều vì phong trào Fulro và vì “ông lớn” Ya Đuk. Nhất cử, nhất động của cô đều được trinh sát ta nắm rất kỹ, kể cả việc cô liên lạc và nuôi giấu Ha Póh. Nhiều lần Póh viết thư gửi cháu gái, chuyển đến “chim mồi” của ta nói rằng có một nhóm Fulro rất muốn xuất ngoại, tập trung sẵn ngoài rừng, chờ “hội Caritas” đón gấp. Hiểu được ý đồ của Póh, ta không quan tâm.
THỦNG LƯỚI
Ngày 12-10-1980, “chim mồi” chuyển đến ta thông tin đã liên lạc được với “trung tá” Ha Pút. Ha Pút đồng ý đi chuyến này cùng với hai người thân cận và bảy Fulro khác. Như vậy là “cá đã cắn câu”. Ha Pút chấp thuận đi theo thư “mời” của ông Ya Đuk là đến Đà Nẵng gặp ngài “Tổng thư ký hội” để bàn bạc nhiều kế hoạch. Ngoài ra, một toán khác do “trung tá” K,Cháp chỉ huy gồm 22 Fulro cũng xin “xuất ngoại”. Yêu cầu cho hai xe đón hai toán này, cùng đi trong một ngày. Ban chuyên án quyết định như sau: Phải chọn một điểm ở Đà Nẵng cho “trung tá” Ha Pút gặp đại diện của “hội” và ông Ya Đuk. Lúc này, chuyên án có hướng mở rộng. Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, Cục an ninh, Ty CA Đà Nẵng, CA Lâm Đồng cần phối hợp nhịp nhàng, chính xác để chuyên án F101 đạt hiệu quả cao nhất. Ban chuyên án phối hợp Ty CA Đà Nẵng chuẩn bị “trụ sở hội Caritas” để các ông Ya Đuk, K,Ty, Lơ Mu Yem “hội ngộ” với ông Ha Pút. Lúc này, có sự giúp đỡ đặc biệt của Cục kỹ thuật Bộ CA và Cục KĐ4 để phiên dịch tiếng của những người từng theo Fulro, đề phòng mọi bất trắc.
Đối với toán của ông K,Cháp gồm 22 người, ta chủ trương đón bắt gần Cam Ranh, tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) và đưa về Lâm Đồng một cách bí mật mà không cần phải gặp toán của ông Ha Pút tại Đà Nẵng.
Đúng ngày 14-10-1980, ta cho 2 xe đi đón hai toán trên tại hai địa điểm khác nhau. Theo kế hoạch, hai chiếc Peugeot 404 cùng xuất phát trên QL 20, sau đó, xe chở ông Ha Pút sẽ vượt lên, chạy ra Đà Nẵng và ở lại đó ba ngày. Anh Ba Bình và anh Phi được bố trí cùng ăn, cùng ngủ với toán của ông Ha Pút trong những ngày một số người của toán này lưu lại Đà Nẵng.
Thế nhưng, một tình huống bất ngờ, rất xấu đã xảy ra trong việc đón bắt toán 22 Fulro do ông K,Cháp cầm đầu. Trong chuyến này, nhờ sự giúp đỡ của người cháu gái, Ha Póh cũng được lên xe đi “xuất ngoại” và đã bị ta đón bắt đúng như kế hoạch tại Cam Ranh. Tuy nhiên, khi xe quay trở về theo Quốc lộ 11B, dọc đường, một số chiến sĩ trẻ chuyện trò, trao đổi, hỏi rằng đưa “các vị” này về đâu? Một chiến sĩ trả lời “nhà số 4”, tức căn biệt thự số 4 trên đường Trần Bình Trọng (vì nhà khách CA đã chật). Do không hiểu “nhà số 4” nghĩa là gì, tưởng rằng bị CA đưa thủ tiêu, số Fulro trên xe liền tính kế tấn công lại các cán bộ cảnh vệ của ta để chạy thoát. Khi xe chạy đến địa phận thuộc xã Xuân Trường - Cầu Đất là địa bàn thưa vắng người, Fulro rất quen thuộc; một số tên Fulro lại gần xin CA thuốc hút rồi bất ngờ lao vào cướp súng, đánh trả lại CA. Một cuộc ẩu đả quyết liệt đã diễn ra khiến chiếc xe rung chuyển, tài xế buộc phải cho xe dừng lại để hỗ trợ. Chỉ chờ có thế, bọn Fulro nhảy xuống xe bỏ chạy. Lực lượng của ta lập tức khống chế chúng, nhưng do phía ta ít người hơn nên chỉ bắt lại được 15 tên, trong đó có “trung tá” K,Cháp, còn 7 tên chạy thoát vào rừng. Trong số chạy thoát này có Ha Póh.
Đối với toán của ông K,Cháp gồm 22 người, ta chủ trương đón bắt gần Cam Ranh, tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) và đưa về Lâm Đồng một cách bí mật mà không cần phải gặp toán của ông Ha Pút tại Đà Nẵng.
Đúng ngày 14-10-1980, ta cho 2 xe đi đón hai toán trên tại hai địa điểm khác nhau. Theo kế hoạch, hai chiếc Peugeot 404 cùng xuất phát trên QL 20, sau đó, xe chở ông Ha Pút sẽ vượt lên, chạy ra Đà Nẵng và ở lại đó ba ngày. Anh Ba Bình và anh Phi được bố trí cùng ăn, cùng ngủ với toán của ông Ha Pút trong những ngày một số người của toán này lưu lại Đà Nẵng.
Thế nhưng, một tình huống bất ngờ, rất xấu đã xảy ra trong việc đón bắt toán 22 Fulro do ông K,Cháp cầm đầu. Trong chuyến này, nhờ sự giúp đỡ của người cháu gái, Ha Póh cũng được lên xe đi “xuất ngoại” và đã bị ta đón bắt đúng như kế hoạch tại Cam Ranh. Tuy nhiên, khi xe quay trở về theo Quốc lộ 11B, dọc đường, một số chiến sĩ trẻ chuyện trò, trao đổi, hỏi rằng đưa “các vị” này về đâu? Một chiến sĩ trả lời “nhà số 4”, tức căn biệt thự số 4 trên đường Trần Bình Trọng (vì nhà khách CA đã chật). Do không hiểu “nhà số 4” nghĩa là gì, tưởng rằng bị CA đưa thủ tiêu, số Fulro trên xe liền tính kế tấn công lại các cán bộ cảnh vệ của ta để chạy thoát. Khi xe chạy đến địa phận thuộc xã Xuân Trường - Cầu Đất là địa bàn thưa vắng người, Fulro rất quen thuộc; một số tên Fulro lại gần xin CA thuốc hút rồi bất ngờ lao vào cướp súng, đánh trả lại CA. Một cuộc ẩu đả quyết liệt đã diễn ra khiến chiếc xe rung chuyển, tài xế buộc phải cho xe dừng lại để hỗ trợ. Chỉ chờ có thế, bọn Fulro nhảy xuống xe bỏ chạy. Lực lượng của ta lập tức khống chế chúng, nhưng do phía ta ít người hơn nên chỉ bắt lại được 15 tên, trong đó có “trung tá” K,Cháp, còn 7 tên chạy thoát vào rừng. Trong số chạy thoát này có Ha Póh.
Đại tá Vũ Linh nhớ lại: Lúc nhận được tin số Fulro làm phản, bỏ trốn vào rừng 7 tên, Ban chuyên án chột dạ, cầm chắc một tình huống rất xấu sẽ diễn ra. 7 con người sẽ lan truyền rất nhanh, rất rộng thông tin bị bắt giữ như thế nào và còn suýt bị “thủ tiêu” ra sao. Chắc chắn ta khó mà tiếp tục chuyên án. Trong khi trong rừng còn rất nhiều người theo Fulro mà ta vẫn muốn dùng phương cách “thanh bình” này để đón họ trở về. Sai lầm chính từ việc các chiến sĩ CA trên chiếc xe chở K,Cháp đã không nghe theo chỉ đạo của Ban chuyên án. Chúng tôi đã chỉ đạo họ quay xe về Đà Lạt theo đường D,răng (Đơn Dương), qua ngã ba FiNôm (Đức Trọng). Tuyến đường này đông dân cư, Fulro trên xe không dám manh động. Tôi cũng quán triệt rõ ràng, nhân đạo gì thì cũng phải về đến Đà Lạt mới được cho họ hút thuốc; tuyệt đối không trao đổi gì trên xe, tránh sự hiểu lầm. Vậy nhưng, có lẽ vì muốn về Đà Lạt cho nhanh, các chiến sĩ có nhiệm vụ canh chừng toán của ông K,Cháp đã cãi lệnh và họ đã phải nhận án kỷ luật nghiêm khắc...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét