Kỳ 2: NHỮNG TRẬN ĐÁNH KHỞI ĐẦU
Giữa năm 1976, vừa trở thành thủ tướng Fulro (tự phong), Y Djao Niê bắt liên lạc và cấu kết với Huỳnh Ngọc Sắng (thủ lĩnh Fulro Chăm) lập nhiều căn cứ trải dài từ Phan Rang - Thuận Hải đến các huyện Đơn Dương, đèo Sông Pha, thị trấn Tùng Nghĩa (Đức Trọng), tổ chức các cuộc đột kích, đốt phá nhiều trụ sở UBND xã, huyện; bắn phá các doanh trại bộ đội, phục kích và ám sát nhiều cán bộ của ta; chặn xét, cướp bóc tài sản của khách đi xe đò, bắn giết nhiều người dân vô tội...
Giữa năm 1976, vừa trở thành thủ tướng Fulro (tự phong), Y Djao Niê bắt liên lạc và cấu kết với Huỳnh Ngọc Sắng (thủ lĩnh Fulro Chăm) lập nhiều căn cứ trải dài từ Phan Rang - Thuận Hải đến các huyện Đơn Dương, đèo Sông Pha, thị trấn Tùng Nghĩa (Đức Trọng), tổ chức các cuộc đột kích, đốt phá nhiều trụ sở UBND xã, huyện; bắn phá các doanh trại bộ đội, phục kích và ám sát nhiều cán bộ của ta; chặn xét, cướp bóc tài sản của khách đi xe đò, bắn giết nhiều người dân vô tội...
KHỦNG BỐ BẰNG BẢN ÁN TRÊN XÁC NẠN NHÂN
Trước việc sử dụng vũ trang âm mưu chống phá hòa bình, chống phá cách mạng của Fulro, tại các tỉnh Tây Nguyên, hàng chục chuyên án chống Fulro của ta được triển khai. Tuy nhiên, do Fulro chỉ tập trung trong rừng sâu, chủ trương tấn công ta bằng vũ trang, bạo động; trong khi ta lại áp dụng quyết sách quá mềm dẻo, chủ yếu vận động quần chúng kêu gọi Fulro về hàng, hạn chế việc “đáp trả” nên phía ta thương vong rất lớn. Đổi lại, cũng nhờ công tác vận động quần chúng, chú trọng thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định đời sống... ta dần xây dựng được nhiều mạng lưới cơ sở tốt, chuẩn bị cho cuộc phản công với phương châm giải quyết Fulro: “người về, vũ khí về, tư tưởng về”.
Đầu năm 1977, Fulo vẫn tiếp tục tuyên truyền, kích động, gây chia rẽ hận thù và hoạt động vũ trang, đe dọa cán bộ và quần chúng ở khắp buôn làng hẻo lánh của Tây Nguyên. Tháng 7-1977, Y Djao Niê trở lại vùng 4 tổ chức một cuộc họp, tuyên bố thành phần nội các mới: bổ nhiệm Paul Yưh làm Tư lệnh trưởng vùng 4 thay cho Ya Đuk điều chuyển làm Đổng lý văn phòng phủ thủ tướng. Lúc này, Fulro Đêga vẫn duy trì, củng cố hệ thống tổ chức bao gồm cả hệ thống hành chính và quân sự từ trung ương đến các tỉnh, quận, xã. Chúng bố trí lực lượng và hoạt động cả trong buôn và ngoài rừng. Các cơ quan chỉ huy từ tỉnh đến vùng chiến thuật và bộ phận của trung ương Fulro đóng ở vùng rừng núi sâu hơn. Chúng vẫn tiếp tục tìm kiếm sự hậu thuẫn, câu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước, chủ trương quan hệ với bất cứ quốc gia nào, không kể thể chế chính trị, miễn là ủng hộ, giúp đỡ Fulro. Y Djao Niê đã chuẩn bị một số “công hàm” kêu gọi các nước giúp đỡ, viện trợ cho Fulro. Trong hai năm 1977 - 1978, trên toàn địa bàn Tây Nguyên, Fulro đã gây ra hàng trăm vụ tập kích, phục kích, làm chết 376 người, làm bị thương 318 người, phá hủy, đốt phá nhiều xe cộ, kho hàng, trụ sở. Ngoài địa bàn Tây Nguyên, Fulro còn mở rộng hoạt động ra các địa bàn vùng núi phụ cận thuộc tỉnh Phú Khánh cũ (Diên Khánh, Ninh Hòa, Cam Ranh), Đồng Nai (Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất), Sông Bé (Phước Long, Bình Phước)...
Đầu năm 1977, Fulo vẫn tiếp tục tuyên truyền, kích động, gây chia rẽ hận thù và hoạt động vũ trang, đe dọa cán bộ và quần chúng ở khắp buôn làng hẻo lánh của Tây Nguyên. Tháng 7-1977, Y Djao Niê trở lại vùng 4 tổ chức một cuộc họp, tuyên bố thành phần nội các mới: bổ nhiệm Paul Yưh làm Tư lệnh trưởng vùng 4 thay cho Ya Đuk điều chuyển làm Đổng lý văn phòng phủ thủ tướng. Lúc này, Fulro Đêga vẫn duy trì, củng cố hệ thống tổ chức bao gồm cả hệ thống hành chính và quân sự từ trung ương đến các tỉnh, quận, xã. Chúng bố trí lực lượng và hoạt động cả trong buôn và ngoài rừng. Các cơ quan chỉ huy từ tỉnh đến vùng chiến thuật và bộ phận của trung ương Fulro đóng ở vùng rừng núi sâu hơn. Chúng vẫn tiếp tục tìm kiếm sự hậu thuẫn, câu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước, chủ trương quan hệ với bất cứ quốc gia nào, không kể thể chế chính trị, miễn là ủng hộ, giúp đỡ Fulro. Y Djao Niê đã chuẩn bị một số “công hàm” kêu gọi các nước giúp đỡ, viện trợ cho Fulro. Trong hai năm 1977 - 1978, trên toàn địa bàn Tây Nguyên, Fulro đã gây ra hàng trăm vụ tập kích, phục kích, làm chết 376 người, làm bị thương 318 người, phá hủy, đốt phá nhiều xe cộ, kho hàng, trụ sở. Ngoài địa bàn Tây Nguyên, Fulro còn mở rộng hoạt động ra các địa bàn vùng núi phụ cận thuộc tỉnh Phú Khánh cũ (Diên Khánh, Ninh Hòa, Cam Ranh), Đồng Nai (Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất), Sông Bé (Phước Long, Bình Phước)...
Tại Lâm Đồng, đầu năm 1977, bọn Fulro tăng cường hoạt động tại các thôn ấp. Chúng bắt cóc, ám sát cán bộ, du kích, nổi lên tại các huyện Đức Trọng, Di Linh và TP. Đà Lạt. Ngày 27-1-1977, chúng bắt cóc rồi thủ tiêu anh K'Trang, một người dân thường, trú xã Liên Đầm - Di Linh. Sau đó, vứt xác anh ngay bên vệ đường Quốc lộ 20 và đặt cạnh xác anh một... “bản án”, viết rằng, K'Trang không chịu vào rừng theo “tổ chức Fulro” nên đáng bị xử tử!
CẮT MÁU ĂN THỀ “ĐÁNH” FULRO
Trước diễn biến phức tạp của bọn phản động Fulro, đầu năm 1977, Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị 04/CT-TW về đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Fulro. Với chỉ thị này, công tác đấu tranh, giải quyết Fulro đã chuyển sang một giai đoạn mới với nhận thức đúng và phương pháp, biện pháp có hiệu quả. Đây là giai đoạn thực sự “nóng” và căng thẳng. Qua các đợt phát động quần chúng nhân dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, thấy rõ phải đánh bại các âm mưu và hoạt động của bọn phản cách mạng mà Fulro chính là một thứ công cụ của chúng. Có như thế mới bảo vệ được cuộc sống, bảo vệ được thành quả cách mạng chính quyền và các vùng dân tộc. Nhiều nơi, đồng bào dân tộc thiểu số đã tự nguyện nhận kết nghĩa, phối hợp với bộ đội, công an và các ban ngành đoàn thể cùng quyết tâm chống lại tội ác của Fulro. Nhiều nơi quần chúng cắt máu ăn thề: không theo, không tiếp tế, không nghe lời Fulro, phát hiện Fulro là báo ngay cho cán bộ biết. Điển hình là một người dân ở xã Ea Drông (huyện Krông Buk), phát hiện chỗ trú ẩn của Fulro, báo cho ta bắt gọn 50 tên. Tại huyện Lăk (Đăk Lăk), quần chúng báo cho ta bắt 38 tên, trong đó có cả Ban chỉ huy tiểu đoàn, thu hồi 42 súng các loại, 6 máy thông tin.
Tại Lâm Đồng, dưới sự chỉ đạo và tăng cường quân số của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), lực lượng an ninh CA Lâm Đồng, CA các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Bảo Lộc đã lập nhiều chuyên án “đánh” Fulro. Dưới sự chỉ huy của Ban chuyên án bao gồm Thường vụ Tỉnh ủy, Ban giám đốc CA tỉnh và lực lượng quân đội, ta đã đánh 36 trận, thu 104 khẩu súng các loại, 51 lựu đạn, 587kg lương thực và nhiều tài liệu quan trọng, làm tan rã hai tiểu đoàn, tiêu diệt tên thiếu úy - trưởng hai tiểu đoàn; phá 6 tiểu đoàn trù bị, 14 tổ chức chính quyền Fulro cấp xã; phá 2 tổ chức Fulro cấu kết với bọn phản động là “Mặt trận tự quyết” ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng); xóa sổ nhiều căn cứ của Fulro; bắt sống, gọi hàng 46 đối tượng, trong đó có những Fulro cộm cán, như Ha Prông - chủ nhiệm Nam Thượng hạt, Tranghi K,Năm - nguyên đại úy chế độ cũ, vừa được “TW Fulro” phong hàm chuẩn tướng, phụ trách vùng Đầm Ròn, Tu Rum Cháp (nguyên đại tá ngụy) - đại tá, tham mưu trưởng Fulro, Ha Yu Ni - trung tá, ủy viên công cán kiêm trưởng ban an ninh tình báo TW Fulro. Tuy nhiên, đồng chí Vũ Linh, khi đó là lãnh đạo phòng Bảo vệ chính trị an ninh CA Lâm Đồng đã quyết định giữ mạng sống và đối xử nhân ái với nhóm chóp bu này. Tại biệt thự Đời Tân (hiện là nhà khách CA tỉnh Lâm Đồng), Ha Yu Ni được phép đón vợ đến ở cùng trong khoảng thời gian 3 tháng và sinh thêm một cậu con trai. Lần lượt K'Năm, Tu Rum Cháp, Ha Prông đã nhận thức được con đường mình đi là lầm lỗi nên hợp tác với cách mạng. Ha Prông sau đó già yếu, chết tại Đa Me - Nthol hạ (Đức Trọng). K,Năm vốn có mâu thuẫn với Nicolai, sau bị nhóm Fulro chiến hữu của Nicolai dụ ra rừng sát hại... Hai tên cộm cán khác như Hà Sáu A - đại tá, cố vấn vùng 4 và thiếu tá Lương Hắc Long - ủy viên công cán của Fulro vùng 4 ngoan cố dùng súng chống trả quyết liệt đã bị ta tiêu diệt.
Ngày 8-9-1978, bằng công tác trinh sát, ta xác định được căn cứ Galthi của Fulro bao gồm 50 tên do tên đại úy K'Măng (Ma Na Ly) chỉ huy với chừng 15 khẩu súng các loại, di chuyển từ khu vực chân núi Galthi (huyện Lâm Hà) về khu vực làng Bliêng (Đức Trọng) với âm mưu mở một đợt “giết cán bộ, bộ đội, công an, du kích trên đường đi công tác”, để ngày 13-9-1978 sẽ đón một phái đoàn từ “trung ương Fulro” về. Được tin, Ban giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng phối hợp CA huyện Đức Trọng chia làm 3 mũi tấn công, đánh sập căn cứ của chúng, tiêu diệt tên đại úy K'Măng cùng 6 tên khác. Số còn lại bắt sống, thu 150kg lương thực, toàn bộ vũ khí và tài liệu.
Trước tình hình hoạt động ngày càng táo bạo của Fulro, đặc biệt là hoạt động vũ trang gây tội ác và ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Bộ Nội vụ chỉ đạo các ty (sở) công an Tây Nguyên giải quyết cơ bản vấn đề Fulro. Tại Đăk Lăk, tháng 2-1977, lực lượng CA xác lập 10 chuyên án đấu tranh với Fulro, phối hợp với Cục cảnh sát bảo vệ, quân đội, du kích đánh 125 trận, tác động, lôi kéo về hàng 776 đối tượng, giáo dục 11.945 người là cơ sở tiếp tế cho Fulro ngoài rừng, thu 639 súng các loại. Bị ta truy quét mạnh, cuối năm 1977, 1.400 thành viên Fulro đã rời bỏ hàng ngũ. Fulro lâm vào thế bị động, giảm hẳn hoạt động vũ trang và các cuộc tập kích lớn trên đất Đăk Lăk.
TẤM GƯƠNG ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ Y THUYÊN KSƠR
Tại Lâm Đồng, dưới sự chỉ đạo và tăng cường quân số của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), lực lượng an ninh CA Lâm Đồng, CA các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Bảo Lộc đã lập nhiều chuyên án “đánh” Fulro. Dưới sự chỉ huy của Ban chuyên án bao gồm Thường vụ Tỉnh ủy, Ban giám đốc CA tỉnh và lực lượng quân đội, ta đã đánh 36 trận, thu 104 khẩu súng các loại, 51 lựu đạn, 587kg lương thực và nhiều tài liệu quan trọng, làm tan rã hai tiểu đoàn, tiêu diệt tên thiếu úy - trưởng hai tiểu đoàn; phá 6 tiểu đoàn trù bị, 14 tổ chức chính quyền Fulro cấp xã; phá 2 tổ chức Fulro cấu kết với bọn phản động là “Mặt trận tự quyết” ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng); xóa sổ nhiều căn cứ của Fulro; bắt sống, gọi hàng 46 đối tượng, trong đó có những Fulro cộm cán, như Ha Prông - chủ nhiệm Nam Thượng hạt, Tranghi K,Năm - nguyên đại úy chế độ cũ, vừa được “TW Fulro” phong hàm chuẩn tướng, phụ trách vùng Đầm Ròn, Tu Rum Cháp (nguyên đại tá ngụy) - đại tá, tham mưu trưởng Fulro, Ha Yu Ni - trung tá, ủy viên công cán kiêm trưởng ban an ninh tình báo TW Fulro. Tuy nhiên, đồng chí Vũ Linh, khi đó là lãnh đạo phòng Bảo vệ chính trị an ninh CA Lâm Đồng đã quyết định giữ mạng sống và đối xử nhân ái với nhóm chóp bu này. Tại biệt thự Đời Tân (hiện là nhà khách CA tỉnh Lâm Đồng), Ha Yu Ni được phép đón vợ đến ở cùng trong khoảng thời gian 3 tháng và sinh thêm một cậu con trai. Lần lượt K'Năm, Tu Rum Cháp, Ha Prông đã nhận thức được con đường mình đi là lầm lỗi nên hợp tác với cách mạng. Ha Prông sau đó già yếu, chết tại Đa Me - Nthol hạ (Đức Trọng). K,Năm vốn có mâu thuẫn với Nicolai, sau bị nhóm Fulro chiến hữu của Nicolai dụ ra rừng sát hại... Hai tên cộm cán khác như Hà Sáu A - đại tá, cố vấn vùng 4 và thiếu tá Lương Hắc Long - ủy viên công cán của Fulro vùng 4 ngoan cố dùng súng chống trả quyết liệt đã bị ta tiêu diệt.
Ngày 8-9-1978, bằng công tác trinh sát, ta xác định được căn cứ Galthi của Fulro bao gồm 50 tên do tên đại úy K'Măng (Ma Na Ly) chỉ huy với chừng 15 khẩu súng các loại, di chuyển từ khu vực chân núi Galthi (huyện Lâm Hà) về khu vực làng Bliêng (Đức Trọng) với âm mưu mở một đợt “giết cán bộ, bộ đội, công an, du kích trên đường đi công tác”, để ngày 13-9-1978 sẽ đón một phái đoàn từ “trung ương Fulro” về. Được tin, Ban giám đốc CA tỉnh Lâm Đồng phối hợp CA huyện Đức Trọng chia làm 3 mũi tấn công, đánh sập căn cứ của chúng, tiêu diệt tên đại úy K'Măng cùng 6 tên khác. Số còn lại bắt sống, thu 150kg lương thực, toàn bộ vũ khí và tài liệu.
Trước tình hình hoạt động ngày càng táo bạo của Fulro, đặc biệt là hoạt động vũ trang gây tội ác và ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Bộ Nội vụ chỉ đạo các ty (sở) công an Tây Nguyên giải quyết cơ bản vấn đề Fulro. Tại Đăk Lăk, tháng 2-1977, lực lượng CA xác lập 10 chuyên án đấu tranh với Fulro, phối hợp với Cục cảnh sát bảo vệ, quân đội, du kích đánh 125 trận, tác động, lôi kéo về hàng 776 đối tượng, giáo dục 11.945 người là cơ sở tiếp tế cho Fulro ngoài rừng, thu 639 súng các loại. Bị ta truy quét mạnh, cuối năm 1977, 1.400 thành viên Fulro đã rời bỏ hàng ngũ. Fulro lâm vào thế bị động, giảm hẳn hoạt động vũ trang và các cuộc tập kích lớn trên đất Đăk Lăk.
TẤM GƯƠNG ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ Y THUYÊN KSƠR
Trong quá trình giải quyết Fulro, nhiều cán bộ, chiến sĩ công an đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, mưu trí dũng cảm chiến đấu lập công xuất sắc. Có đồng chí đã anh dũng hy sinh. Tiêu biểu là gương chiến đấu hy sinh anh dũng của đồng chí Y Thuyên Ksơr - Trưởng phòng Bảo vệ Ty CA Đăk Lăk.
Để tăng cường lực lượng đấu tranh với bọn phản động Fulro, bảo vệ chính quyền cơ sở, tháng 2-1977, đồng chí Y Thuyên Ksơr được cấp trên điều động xuống địa bàn huyện Krông Păk nắm tình hình, xây dựng cơ sở, phát động quần chúng đấu tranh chống Fulro. Chiều 22-2-1977, nhận được tin Fulro sẽ về hàng tại buôn Ea Mtá, đồng chí Y Thuyên Ksơr cùng đồng đội đến ngay địa bàn để nắm tình hình. Đêm hôm đó, 50 tên Fulro bất ngờ đột nhập vào buôn tập kích. Đồng chí Ma Nghi - cán bộ huyện hy sinh, đồng chí Y Nang và cụ Ma Yan bị chúng bắn trọng thương. Mặc dù lực lượng quá chênh lệch, nhưng đồng chí Y Thuyên Ksơr vẫn bám trụ chiến đấu bảo vệ cán bộ, bảo vệ nhân dân. Trong tình huống đối mặt với kẻ thù, đồng chí Y Thuyên đã bị chúng bắn trọng thương. Anh tiếp tục gượng dậy chiến đấu, tiêu diệt 4 tên Fulro thì ngã xuống. Trong 16 năm công tác và chiến đấu, đồng chí Y Thuyên Ksơr đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Để tăng cường lực lượng đấu tranh với bọn phản động Fulro, bảo vệ chính quyền cơ sở, tháng 2-1977, đồng chí Y Thuyên Ksơr được cấp trên điều động xuống địa bàn huyện Krông Păk nắm tình hình, xây dựng cơ sở, phát động quần chúng đấu tranh chống Fulro. Chiều 22-2-1977, nhận được tin Fulro sẽ về hàng tại buôn Ea Mtá, đồng chí Y Thuyên Ksơr cùng đồng đội đến ngay địa bàn để nắm tình hình. Đêm hôm đó, 50 tên Fulro bất ngờ đột nhập vào buôn tập kích. Đồng chí Ma Nghi - cán bộ huyện hy sinh, đồng chí Y Nang và cụ Ma Yan bị chúng bắn trọng thương. Mặc dù lực lượng quá chênh lệch, nhưng đồng chí Y Thuyên Ksơr vẫn bám trụ chiến đấu bảo vệ cán bộ, bảo vệ nhân dân. Trong tình huống đối mặt với kẻ thù, đồng chí Y Thuyên đã bị chúng bắn trọng thương. Anh tiếp tục gượng dậy chiến đấu, tiêu diệt 4 tên Fulro thì ngã xuống. Trong 16 năm công tác và chiến đấu, đồng chí Y Thuyên Ksơr đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét