Kỳ 7: “HỘI TỪ THIỆN CARITAS” ĐƯA FULRO TỪ BÓNG TỐI RA ÁNH SÁNGKết quả điều tra của ban chuyên án, kẻ giả danh “mục sư Lâm” là Trần Hoài An, nguyên trung tá cảnh sát Sài Gòn. Sau giải phóng, Trần Hoài An đi cải tạo sáu năm, nhưng sau ba năm đã được trở về. Từ quê nhà ở vùng đất Quảng Bình, An vào TP. Hồ Chí Minh và đến ở một người bà con đã mua lại căn nhà cũ của mục sư Tri Lâm.
ĐI VÀO CHUYÊN ÁN
ĐI VÀO CHUYÊN ÁN
Khi Nguyễn Thị Thu Phương tìm đến với lá thư của mục sư Y Sao, dù chẳng phải thư của mình, nhưng An vẫn nhận lấy và đọc. Thấy cô gái nhà quê, lời lẽ trong thư có vẻ dễ “kiếm ăn”, An đã tính kế để lừa cô gái và lừa cả Fulro vì thời Nguyễn Trọng Luật - bạn An, làm tỉnh trưởng Đăk Lăk (1973), An vốn chẳng lạ gì cái “tổ chức” này. Tuy nhiên, An chỉ định “lừa cho vui” trong lúc cũng đang chờ xuất ngoại.
Do kiểu lừa đảo “nửa vời” này, “mục sư Lâm” - Trần Hoài An vẫn chưa nghĩ đến việc đặt tên cho “tổ chức từ thiện quốc tế” mà An đã viết trong thư để dễ bề dụ “thầy trò” Ya Đuk. Đúng vào thời điểm số đông Fulro tha thiết với “đường dây xuất ngoại” này và hỏi về giải pháp để xuất dương, trong khi lại chỉ chăm chăm vào hai chữ “từ thiện”, thì Trần Hoài An thấy nản lòng và cũng “bí bài” nên lẩn trốn Phương. Trong khi đó, đã mấy lần bọn To Na, Ya Theng, Ha Póh đòi Phương dẫn đi gặp “mục sư Lâm” theo yêu cầu của Ya Đuk. Phương đặt vấn đề này với “mục sư Lâm” Trần Hoài An thì bị từ chối với lý do: vì sự an toàn cho “ông bạn” - thủ lĩnh Fulro Ya Đuk, nên chỉ có thể gặp ở một địa điểm thật an toàn, khi nào sắp xếp được ông ta sẽ báo lại với Phương, nhưng tốt nhất đó là lần ra rừng, xuất ngoại luôn. Vì vậy, không ít lần Phương phải thoái thác với bọn To Na vì chúng vẫn dai dẳng đòi gặp “ông mục sư” cho bằng được. Mỗi lần như vậy, sợ chúng giận, Phương đã phải làm bộ liếc con mắt thật tình tứ để chúng quên đi cho.
Chính từ những thông tin này, Ban chỉ đạo chuyên án quyết định đặt cho “tổ chức từ thiện quốc tế” của mục sư Lâm giả đang hấp dẫn “thầy trò” Ya Đuk một cái tên khá Tây: “Tổ chức từ thiện Caritas”. Các cán bộ CA Lâm Đồng gồm Lâm Văn Thạnh (thiếu úy, trinh sát ngoại tuyến thuộc Phòng bảo vệ chính trị, sau là liệt sĩ, AHLLVTND), Nguyễn Ngọc Diêu (thiếu úy, đồng đội với anh Thạnh - sau là liệt sĩ) Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Duy Hưng (đều là thượng sĩ, cán bộ Phòng hậu cần), Trần Hữu Phi (thiếu úy, lái xe riêng của Phó giám đốc Tư Vũ) và đồng chí Tư Cho (trinh sát an ninh của Bộ Nội vụ tăng cường) được huấn luyện để tham gia chuyên án.
Do kiểu lừa đảo “nửa vời” này, “mục sư Lâm” - Trần Hoài An vẫn chưa nghĩ đến việc đặt tên cho “tổ chức từ thiện quốc tế” mà An đã viết trong thư để dễ bề dụ “thầy trò” Ya Đuk. Đúng vào thời điểm số đông Fulro tha thiết với “đường dây xuất ngoại” này và hỏi về giải pháp để xuất dương, trong khi lại chỉ chăm chăm vào hai chữ “từ thiện”, thì Trần Hoài An thấy nản lòng và cũng “bí bài” nên lẩn trốn Phương. Trong khi đó, đã mấy lần bọn To Na, Ya Theng, Ha Póh đòi Phương dẫn đi gặp “mục sư Lâm” theo yêu cầu của Ya Đuk. Phương đặt vấn đề này với “mục sư Lâm” Trần Hoài An thì bị từ chối với lý do: vì sự an toàn cho “ông bạn” - thủ lĩnh Fulro Ya Đuk, nên chỉ có thể gặp ở một địa điểm thật an toàn, khi nào sắp xếp được ông ta sẽ báo lại với Phương, nhưng tốt nhất đó là lần ra rừng, xuất ngoại luôn. Vì vậy, không ít lần Phương phải thoái thác với bọn To Na vì chúng vẫn dai dẳng đòi gặp “ông mục sư” cho bằng được. Mỗi lần như vậy, sợ chúng giận, Phương đã phải làm bộ liếc con mắt thật tình tứ để chúng quên đi cho.
Chính từ những thông tin này, Ban chỉ đạo chuyên án quyết định đặt cho “tổ chức từ thiện quốc tế” của mục sư Lâm giả đang hấp dẫn “thầy trò” Ya Đuk một cái tên khá Tây: “Tổ chức từ thiện Caritas”. Các cán bộ CA Lâm Đồng gồm Lâm Văn Thạnh (thiếu úy, trinh sát ngoại tuyến thuộc Phòng bảo vệ chính trị, sau là liệt sĩ, AHLLVTND), Nguyễn Ngọc Diêu (thiếu úy, đồng đội với anh Thạnh - sau là liệt sĩ) Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Duy Hưng (đều là thượng sĩ, cán bộ Phòng hậu cần), Trần Hữu Phi (thiếu úy, lái xe riêng của Phó giám đốc Tư Vũ) và đồng chí Tư Cho (trinh sát an ninh của Bộ Nội vụ tăng cường) được huấn luyện để tham gia chuyên án.
CHỌN “CẢM TỬ QUÂN” CHO CHUYÊN ÁN
Đại tá Phan Văn Thái - nguyên Phó trưởng phòng bảo vệ chính trị, sau này là Trưởng CA huyện Đức Trọng nhớ lại: Thời điểm đó, thấy các chú, các anh trong ban chuyên án có kế hoạch “làm ăn lớn” với chuyên án F101, nhiều anh em trinh sát cứ thấp thỏm, năm lần bảy lượt viết thư gửi lãnh đạo phòng và đồng chí Phó giám đốc - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo chuyên án xin được tham gia, với khí thế hăng hái của tuổi trẻ. Tất cả xuất phát từ tình yêu quê hương, tình đoàn kết gắn bó dân tộc, thậm chí cả vì muốn gánh vác, hy sinh cho các đồng đội, đồng chí đã có gia đình, con nhỏ. Đồng chí Đức Minh (từng tham gia khu ủy, khu 6) đã có lần hỏi anh Thạnh, anh Diêu có sợ không? Cả hai đều cùng một câu trả lời: “Nếu sợ chết, cháu đã không đi công an”. Anh Thạnh khi đó 21 tuổi, mới cưới vợ là chị Trịnh Thị Nga, là đồng nghiệp, đồng chí với anh. Anh Diêu hơn anh Thạnh 3 tuổi, cũng có vợ mới cưới là chị Trịnh Thị Nhi - một cô gái khá xinh đẹp, làm y tá, sau cũng trở thành công an. Anh Phi “cứng” tuổi hơn, yêu muộn, 29 tuổi và đang có một tình yêu rất đẹp với chị Loan (hiện là trung tá công an). Các anh Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Bảo Toàn lúc đó đều “độc thân vui tính”. Riêng đồng chí Tư Cho khi đó đã trên 40 tuổi, nhưng vẫn hăng hái khoác ba lô từ Hà Nội vào Tây Nguyên theo các đồng chí Lương Quyền, Đức Minh và hứa sẽ trở về với gia đình. Vì một sự may mắn đặc biệt, anh và anh Trần Hữu Phi đã thoát chết thần kỳ trong một trận đấu không cân sức. Lúc đó các anh bị trói, trong khi đối phương có đến gần chục tên với súng ống lăm lăm trong tay và nỗi giận sôi sục! Trong số các anh, anh Lâm Văn Thạnh vốn xuất thân con nhà võ đất Bình Định và là một võ sư nổi tiếng ở Lâm Đồng nên chính anh Thạnh đã giúp trang bị võ thuật cho đồng đội thật tốt. Tất cả các anh đều được cấp trên làm cho mỗi người một cái “Thẻ hội viên Caritas”... như thật.
Cả Ha Póh, Ya Theng và Phương cũng được giáo dục để trở thành những con mồi “câu” Ya Đuk. Thế nhưng, một buổi sáng, Ha Póh thức dậy, bỏ trốn vào rừng để thực hiện mưu đồ riêng của mình. Hắn đã không thực tâm phục thiện. Ta chỉ còn lại Phương và Ya Theng.
Trước việc Ha Póh chạy thoát vào rừng là một tình huống xấu đối với kế hoạch giải quyết số Fulro theo phe Ya Đuk của ta. Tuy nhiên, điều đó không cản trở đến kế hoạch của ban chuyên án. Bằng sự tinh tường của nghề nghiệp, ban chỉ đạo chuyên án vẫn quyết định phá án. Mặt khác, ta bố trí lực lượng theo sát từng bước chân của Ha Póh.
Cả Ha Póh, Ya Theng và Phương cũng được giáo dục để trở thành những con mồi “câu” Ya Đuk. Thế nhưng, một buổi sáng, Ha Póh thức dậy, bỏ trốn vào rừng để thực hiện mưu đồ riêng của mình. Hắn đã không thực tâm phục thiện. Ta chỉ còn lại Phương và Ya Theng.
Trước việc Ha Póh chạy thoát vào rừng là một tình huống xấu đối với kế hoạch giải quyết số Fulro theo phe Ya Đuk của ta. Tuy nhiên, điều đó không cản trở đến kế hoạch của ban chuyên án. Bằng sự tinh tường của nghề nghiệp, ban chỉ đạo chuyên án vẫn quyết định phá án. Mặt khác, ta bố trí lực lượng theo sát từng bước chân của Ha Póh.
Ông Nahria Ya Đuk kể chuyện với tác giả
“ĐẠI BẢN DOANH” CỦA YA ĐUK
Đó là cái hang Ploóc Krong nằm sâu trong dãy Bi-doop - núi Bà - Lang Bian, một vùng rừng đại ngàn, hoang vu trải dài từ xã Đầm Ròn (nay là huyện Đam Rông, giáp tỉnh Đăk Lăk) đến gần hết các xã của huyện Lạc Dương, với chiều dài khoảng 90km, cách trung tâm TP. Đà Lạt 30km. Chính ông Ya Đuk đã từng nói rằng, xét về giá trị... lẩn trốn, Ploóc Krong xứng đáng được xếp vào loại... lý tưởng, bởi nó vô cùng hiểm trở, hùng vĩ, địa thế thì không chê vào đâu được. Theo mô tả của “thiếu tá” Ya Theng: Hang Ploóc Krong nằm ở phía Tây Nam, được bao bọc phía trước là ngọn núi Voi sừng sững (nằm trên địa phận xã Hiệp An, huyện Đức Trọng), có khả năng che chắn, bảo vệ cho hang Ploóc Krong rất tốt. Tại núi Voi, “Bộ chỉ huy TW Fulro” cho đóng rất nhiều căn cứ với hàng trăm Fulro. Toàn huyện Lạc Dương lúc đó có đến trên 80% đồng bào DTTS sinh sống, hầu hết đều “giúp đỡ” Fulro, hoặc đã bị Fulro khống chế. Nếu có động, Fulro trong hang Ploóc Krong sẽ kịp thời được báo để mà chuẩn bị phản công hoặc sơ tán. Cửa hang ở độ cao khoảng 200m, lòng hang có sức chứa cả trăm người. Đặc biệt trong hang có cấu tạo một phòng riêng, rất đẹp như chốn “thâm cung” dành riêng cho “đệ nhất phó thủ tướng” Ya Đuk. Cạnh đó là một vách ngăn tạo thành một cái hang nhỏ, dành làm nơi ở của vài cận vệ được cử gác và bảo vệ cho “tổng tư lệnh” mỗi khi cốt cán của “bộ chỉ huy TW Fulro” có việc bí mật họp bàn thì có thể ngồi tại đây. Ghế và bàn là những tảng đá nằm lăn lóc đầy quanh hang. Ban ngày, lòng hang tối, đêm đến thì lạnh nên hầu như trong hang luôn phải đốt lửa và đào hố thông ống khói xuống lòng đất. Tại lối vào cửa hang cả vài cây số có nhiều trạm gác, quân Fulro thay phiên nhau túc trực ngày cũng như đêm để kịp thời “xử lý” mỗi khi “hữu sự”. Diuma - Đội trưởng cận vệ của Ya Đuk đã có công khám phá ra cái hang này và được “tổng tư lệnh” đặc cách từ “trung úy” lên “trung tá”.
Khi viết loạt bài này, tác giả đã có nhiều lần phỏng vấn, chuyện trò với ông Ya Đuk và được ông trả lời rất chân tình, cởi mở. Có rất nhiều lời đồn đại của người dân huyện Lạc Dương về thời gian ông Ya Đuk ở trong hang Ploóc Krong. Để có một câu trả lời chính xác của người trong cuộc, chúng tôi đã mạnh dạn hỏi ông Ya Đuk rằng:
- Nghe nói, lúc “TW Fulro” của ông đóng quân trong dãy Bi-Doop - núi Bà - Lang Bian, ông và các thuộc cấp của ông sống rất hoang dã. Cấp dưới của ông bắt nhiều gái đẹp đủ sắc tộc về dâng cho ông, rồi nhiều cô gái bị hiếp, giết rất dã man?
Khi viết loạt bài này, tác giả đã có nhiều lần phỏng vấn, chuyện trò với ông Ya Đuk và được ông trả lời rất chân tình, cởi mở. Có rất nhiều lời đồn đại của người dân huyện Lạc Dương về thời gian ông Ya Đuk ở trong hang Ploóc Krong. Để có một câu trả lời chính xác của người trong cuộc, chúng tôi đã mạnh dạn hỏi ông Ya Đuk rằng:
- Nghe nói, lúc “TW Fulro” của ông đóng quân trong dãy Bi-Doop - núi Bà - Lang Bian, ông và các thuộc cấp của ông sống rất hoang dã. Cấp dưới của ông bắt nhiều gái đẹp đủ sắc tộc về dâng cho ông, rồi nhiều cô gái bị hiếp, giết rất dã man?
Ông Ya Đuk trả lời: Không! Phải nói ngay chuyện đàn bà lúc đó tôi hoàn toàn không có. Tôi lấy vợ (đúng hơn là được bắt chồng theo chế độ mẫu hệ của người K,Ho) năm tôi 27 tuổi. Từ năm 1975 tôi đi biền biệt. Khi đó tôi có 4 đứa con. Những ngày ở trong hang Bloóc Krông, tôi rất nhớ vợ con. Ở ngay gần gia đình mình, buôn làng mình mà không thể trở về được. Biết con đường mình đi lầm lạc, mình có tội, mình chịu. Nhưng vợ con mình có tội gì đâu mà bị liên luỵ, bị làng xóm xa lánh. Tôi khi đó là “đệ nhất phó thủ tướng” mà có lo được gì cho vợ con đâu. Đằng đẵng suốt 7 năm bà ấy phải chịu khổ cực, tôi ân hận lắm và một lòng chung thuỷ với vợ con. Vả lại, lúc đó tôi chỉ nghĩ đến chuyện đại sự. Sau này tôi cũng có nghe lúc ở rừng vài cấp dưới của tôi có làm bậy, nhưng mà thời điểm đó không kiểm soát được để mà trừng phạt. Đúng là Fulro đã gây bao nhiêu tội ác. Đến bây giờ, nỗi sợ và ám ảnh nhất với tôi là những ngày ở rừng không có muối ăn, người nào người nấy da bủng beo, xanh nhớt. Chúng tôi đào củ mài, củ chuối trong rừng ăn thay cơm và săn bắt thú rừng, uống máu chúng để thay vị mặn của muối...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét