Có lẽ trong đời binh nghiệp của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chuyên án F101, kỷ niệm đáng nhớ và xúc động nhất là phút giây nghe tin hai trinh sát đắc lực của chuyên án là các anh Lâm Văn Thạnh, Nguyễn Ngọc Diêu anh dũng hy sinh. Nhớ ngày nào, hai anh cùng các trinh sát trẻ, hồ hởi đến gõ cửa phòng họp án để nhận nhiệm vụ. Họ đã ôm chầm lấy nhau, vỡ oà niềm hạnh phúc vì được tổ chức, cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ lớn. Sự dấn thân quên mình của các chiến sĩ trẻ mãi là bản tráng ca bi hùng mà chúng ta không thể nào quên!
Kỳ 8: “HÙM XÁM” RỜI “ĐẠI BẢN DOANH”
Kỳ 8: “HÙM XÁM” RỜI “ĐẠI BẢN DOANH”
Thời điểm này, các trinh sát an ninh được huấn luyện để vào vai các “thành viên Caritas” đã sẵn sàng nhập cuộc. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, những lá thư của Ya Đuk gửi “mục sư Lâm” và ngược lại vẫn tiếp tục được duy trì để củng cố mối quan hệ, niềm tin và sự quyết tâm giữa hai phía. Cho đến một ngày, cả “đại bản doanh” của Ya Đuk tưng bừng, hạnh phúc khi nhận được tin: Tổng thư ký của tổ chức từ thiện Caritas đã đến Việt Nam và nôn nóng “đón” ngài “đệ nhất phó thủ tướng” Ya Đuk cùng các “chiến binh Fulro dũng cảm”. “Mục sư Lâm” cũng đang mong chờ được đón “ông bạn” Ya Đuk để cùng ngồi lại, bàn nhiều kế hoạch cho chương trình “Xuduvicaon” (xuất dương vì cao nguyên). “Nếu ngài Ya Đuk không chấp thuận, có thể ngài đã có ý coi nhẹ chân tình của tổ chức Caritas, và như thế, cơ hội của ngài coi như rất khó để thực hiện”.
Ông Ya Đuk nói rằng, lúc đó ông chẳng hề mừng rỡ, thậm chí còn thấy lòng rối bời. Bằng sự suy đoán của mình, ông mường tượng đây là bước ngoặt của cuộc đời mình, của những người theo Fulro. Bước ra khỏi cái hang này sẽ là một sự thay đổi. Nhưng, sự thay đổi đó theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn thì ông hoàn toàn không đoán được. Song, đúng vào lúc này đây, ông không thể chỉ quyết định cho mình mà còn vì biết bao nhiêu con người đang rất hồ hởi kia. Họ muốn đi nhiều hơn là muốn ở lại. Quyết định nào của ông cũng đều ảnh hưởng đến cuộc đời của họ. Có thể số đông những người kia đều nghĩ rằng con đường phía trước đã rộng mở, bằng phẳng; lời hứa năm xưa của một số người nay đã được thực hiện. Nhưng bản thân ông Ya Đuk thì không “lạc quan” đến thế. Bởi ông cũng đã từng hồ hởi ra đi một chuyến tại biên giới Tây Nam năm 1978, cũng với mục đích như thế và rồi “giấc mộng” sụp đổ tan tành. Đã nhiều ngày nay ông khó ăn, khó ngủ mỗi khi nghĩ đến sự “nhiệt tình” của “mục sư Lâm”. Thời gian trước đó, ông đã nhận đến ba lá thư của “mục sư” mà không trả lời cũng vì những điều ông đang hoài nghi, trăn trở. Và rồi ông nhìn lại, ở trong hang núi Ploóc Krong lâu nay khổ cực quá rồi. Đã gần 5 năm, kể từ ngày ông “ra rừng” và rồi ông toàn phải sống chui lủi trong rừng sâu, núi cao; hết hang Lợn Rừng ở Đầm Ròn lại đến hang Ploóc Krong. Ông hoàn toàn thiếu hẳn thông tin về thế giới bên ngoài. Ông thèm biết bao cảm giác được hít thở khí trời, được thay đổi cuộc sống, được tự do đi lại... Đây rõ ràng là một bước ngoặt của đời ông. Ông phải đi ra khỏi cái hang Ploóc Krong thân thuộc và lạnh lẽo này, dẫu phía trước có khó khăn, cay đắng; thậm chí là cái chết. Nếu quả thật có như vậy thì một vị “thủ lĩnh” như ông càng phải chấp nhận đi đầu. Và rồi ông quyết định ra đi, với hy vọng làm người dẫn đường cầm “ngọn đuốc”!
Các Fulro “tổng trưởng” của ông Ya Đuk trước đó đã cẩn thận bố trí hệ thống liên lạc nằm vùng ở một số buôn, ấp khi biết được “sự mất tích bí ẩn” của Ha Póh.
Ông Ya Đuk nói rằng, lúc đó ông chẳng hề mừng rỡ, thậm chí còn thấy lòng rối bời. Bằng sự suy đoán của mình, ông mường tượng đây là bước ngoặt của cuộc đời mình, của những người theo Fulro. Bước ra khỏi cái hang này sẽ là một sự thay đổi. Nhưng, sự thay đổi đó theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn thì ông hoàn toàn không đoán được. Song, đúng vào lúc này đây, ông không thể chỉ quyết định cho mình mà còn vì biết bao nhiêu con người đang rất hồ hởi kia. Họ muốn đi nhiều hơn là muốn ở lại. Quyết định nào của ông cũng đều ảnh hưởng đến cuộc đời của họ. Có thể số đông những người kia đều nghĩ rằng con đường phía trước đã rộng mở, bằng phẳng; lời hứa năm xưa của một số người nay đã được thực hiện. Nhưng bản thân ông Ya Đuk thì không “lạc quan” đến thế. Bởi ông cũng đã từng hồ hởi ra đi một chuyến tại biên giới Tây Nam năm 1978, cũng với mục đích như thế và rồi “giấc mộng” sụp đổ tan tành. Đã nhiều ngày nay ông khó ăn, khó ngủ mỗi khi nghĩ đến sự “nhiệt tình” của “mục sư Lâm”. Thời gian trước đó, ông đã nhận đến ba lá thư của “mục sư” mà không trả lời cũng vì những điều ông đang hoài nghi, trăn trở. Và rồi ông nhìn lại, ở trong hang núi Ploóc Krong lâu nay khổ cực quá rồi. Đã gần 5 năm, kể từ ngày ông “ra rừng” và rồi ông toàn phải sống chui lủi trong rừng sâu, núi cao; hết hang Lợn Rừng ở Đầm Ròn lại đến hang Ploóc Krong. Ông hoàn toàn thiếu hẳn thông tin về thế giới bên ngoài. Ông thèm biết bao cảm giác được hít thở khí trời, được thay đổi cuộc sống, được tự do đi lại... Đây rõ ràng là một bước ngoặt của đời ông. Ông phải đi ra khỏi cái hang Ploóc Krong thân thuộc và lạnh lẽo này, dẫu phía trước có khó khăn, cay đắng; thậm chí là cái chết. Nếu quả thật có như vậy thì một vị “thủ lĩnh” như ông càng phải chấp nhận đi đầu. Và rồi ông quyết định ra đi, với hy vọng làm người dẫn đường cầm “ngọn đuốc”!
Các Fulro “tổng trưởng” của ông Ya Đuk trước đó đã cẩn thận bố trí hệ thống liên lạc nằm vùng ở một số buôn, ấp khi biết được “sự mất tích bí ẩn” của Ha Póh.
Về phía ta, lúc này có được thông tin: “đại úy” Ha Póh không chạy về TW Fulro mà trở về làng ở Đơn Dương, sau đó tự mò về TP. Hồ Chí Minh tìm gặp “mục sư Lâm”. Hắn liên tục di chuyển để lùng tìm người hắn muốn gặp. Sau này, Ha Póh khai rằng, hắn liều mình đi tìm gặp “mục sư Lâm” mà không trở về căn cứ bởi vì hắn đã không bảo mật được thông tin về đường dây xuất ngoại của Ya Đuk với “mục sư Lâm” trước CA. Không thể đem thất bại này về TW Fulro để bị xử “trọng tội” nên Ha Póh muốn “lấy công chuộc tội” bằng cách đi “mật đàm” với “mục sư Lâm” để không làm tắt niềm hy vọng của “ông lớn”. Thế nhưng Ha Póh không thể nào biết, tất cả những căn nhà trọ, bến xe, khu chợ và cả những nơi mà hắn đi qua tại TP. Hồ Chí Minh đã “được” các trinh sát của KĐ4 và CATP Hồ Chí Minh theo sát. Vì thế nên chuyên án mới có thể tiếp tục.
NHỮNG CHUYẾN “HÀNG” ĐẶC BIỆT
NHỮNG CHUYẾN “HÀNG” ĐẶC BIỆT
Thiếu úy Lâm Văn Thạnh không hổ danh là một trinh sát an ninh đa tài. Anh vào vai Nguyễn Văn Bình (tự Ba Bình), đại diện của “Tổ chức từ thiện Caritas” và nhập vai khá “ngọt”. Thiếu úy Nguyễn Duy Hưng là người lái xe chở anh Ba Bình đến “điểm hẹn” để đón chuyến “hàng” đầu tiên. Không chỉ hai anh Hưng, Bình mà cả Ban chuyên án, lãnh đạo Bộ Nội vụ, các đồng chí lãnh đạo Cụm An ninh Tây Nguyên và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đều hồi hộp, hạnh phúc và nôn nao đến khó tả khi cùng biết và cùng cầm trên tay danh sách mười người theo Fulro, “trở về” trong chuyến đầu tiên này có ông Nahria Ya Đuk, “trung tá” Lơ Mu Yem - “tổng trưởng ngoại giao”, cùng hai “trung tá” khác, hai “thiếu tá” và bốn Fulro cấp “úy”. Đúng 4 giờ 30 ngày 13-8-1980, bên kia sông Tùng Nghĩa (thuộc xã Phú Hội, huyện Đức Trọng), một đoàn người gồm 60 Fulro đang hộ tống ông Ya Đuk cùng 9 người khác lội qua sông, giữ đúng giao ước với anh Bình và lên chiếc Micro-buýt Desoto biển số 52... thẳng tiến về hướng TP. Hồ Chí Minh. Bên hông xe giăng băng rôn: “Đoàn khách Campuchia tham quan”. Ngày đó, núi rừng Tây Nguyên âm u, đường đi cách trở, để đến được đây, ông Ya Đuk và đoàn quân của mình đã phải đi từ ngày hôm trước, sau đó ngủ tại một căn cứ Fulro trên núi Voi, sáng sớm thì đến đây. Trước khi bước lên xe, vì những lý do an toàn cho hai phía, ông Ya Đuk chấp thuận và chỉ đạo cho 9 người còn lại lấy vũ khí trong người ra, giao cho số “chiến binh Fulro” ở lại. Ông Ya Đuk lúc đó xài khẩu súng ngắn Rulo cực oách! Trước khi xe chuyển bánh, anh Bình không quên lấy thuốc lá thơm và bánh kẹo mời những người trên xe dùng cho ấm lòng buổi sáng và gửi lại mấy thùng quà tặng số Fulro ở lại.
Anh Hưng kể, khi đó, bản thân anh thấy hãnh diện và có phần hơi run. Nhưng anh Lâm Văn Thạnh thì bình thản, tự tin quá đỗi. Chuyến xe chỉ có hai anh em với 10 người đã ở quá lâu trong rừng. Nhìn vào những đôi mắt sâu, đen thăm thẳm với những hàng mi dày và cong như con gái (người DTTS Tây Nguyên đều có những đôi mắt rất đẹp), cả anh “Bình” và anh Hưng thấy trong đó có ánh mắt của những sinh vật dữ dằn, nhưng cũng có những ánh mắt hiền từ như con hươu, con nai. Anh Ba Bình bắt chuyện với ông Ya Đuk bằng tiếng Kinh và hơi bất ngờ bởi ông nói giọng miền Nam của người Kinh cực chuẩn. Câu chuyện trên xe bắt đầu rôm rả. Vốn tiếng của đồng bào DTTS các anh mới trang bị tạm đủ cho các anh hiểu những người trên xe đang nói gì.
RẤT NHIỀU GIỌT NƯỚC MẮT ĐÃ RƠI!
Anh Hưng kể, khi đó, bản thân anh thấy hãnh diện và có phần hơi run. Nhưng anh Lâm Văn Thạnh thì bình thản, tự tin quá đỗi. Chuyến xe chỉ có hai anh em với 10 người đã ở quá lâu trong rừng. Nhìn vào những đôi mắt sâu, đen thăm thẳm với những hàng mi dày và cong như con gái (người DTTS Tây Nguyên đều có những đôi mắt rất đẹp), cả anh “Bình” và anh Hưng thấy trong đó có ánh mắt của những sinh vật dữ dằn, nhưng cũng có những ánh mắt hiền từ như con hươu, con nai. Anh Ba Bình bắt chuyện với ông Ya Đuk bằng tiếng Kinh và hơi bất ngờ bởi ông nói giọng miền Nam của người Kinh cực chuẩn. Câu chuyện trên xe bắt đầu rôm rả. Vốn tiếng của đồng bào DTTS các anh mới trang bị tạm đủ cho các anh hiểu những người trên xe đang nói gì.
RẤT NHIỀU GIỌT NƯỚC MẮT ĐÃ RƠI!
Để chuyến xe đón ông Ya Đuk trở về được tốt đẹp, cả Phương, anh Hưng, anh Lâm Văn Thạnh và Ban chuyên án đã phải... vài ba phen “thót tim”! Đó là trước chuyến khởi hành năm ngày, “trung tá” To Na - cận vệ của ông Ya Đuk, qua liên lạc của mình đã gửi đến... phía ta (đóng vai hội Caritas) một bức thư với nội dung: “Phía Fulro sẵn sàng đi, nhưng sợ anh Bình và hội Caritas làm việc hai mặt. Chờ”. Sau đó, Fulro cử người theo dõi lại ta. Bằng nghiệp vụ, ta đã tìm được những giải pháp để “cắt đuôi”.
Một chuyện “sởn gáy” nữa là buổi sáng ngày 13-8-1980, theo chỉ đạo của Ban chuyên án, anh “Bình” làm việc với số thân cận của ông Ya Đuk và “được” họ cho cái hẹn đúng 4 giờ sáng tới địa điểm đón người. Ban chuyên án đã bố trí lực lượng và các anh Ba Bình, Nguyễn Duy Hưng có mặt đúng hẹn. Bất ngờ, từ trong những bụi cây rậm rạp cạnh con đường mòn chỗ xe anh Hưng đậu, xuất hiện sáu tên Fulro dữ dằn. Bọn chúng lao vào dùng báng súng, khúc cây và đá đánh hai anh Hưng, Bình một trận phủ đầu, hỏi các anh có phải là người của công an không? Tất nhiên, anh Bình vẫn không được để lộ mình giỏi võ mà phải giải thích với chúng, các anh là thành viên của “Hội Caritas” và đang giúp mở ra cho họ một con đường tươi sáng. Bọn chúng cười xuề xòa rồi rối rít xin lỗi, sau đó ngồi chờ cùng hai anh cho tới khi đoàn của ông Ya Đuk đến. Chuyện bị tấn công này anh Ba Bình đã nói lại với ông Ya Đuk trước lúc lên đường. Ông Ya Đuk tỏ ra bối rối và nghiêm sắc mặt cảnh cáo sáu tên Fulro manh động!
Chuyên án này có tám chuyến đi đón Fulro như thế, tại các địa điểm khác nhau trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nơi có Fulro trú ẩn. Phía sau mỗi chuyến “hàng”, một chiếc ôtô khác do anh Trần Hữu Phi chở Phó giám đốc Vũ Linh chạy sau đề phòng mọi bất trắc. Phía sau nữa, lại có một chiếc ôtô lớn chở “khách đi đường”, luôn giữ khoảng cách nhất định với hai xe phía trước để làm nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ khi cần thiết. Động tác này Ban chuyên án gọi là “khóa đuôi”. Buồn lòng thay, có những chuyến các anh phải đón xác anh hùng Lâm Văn Thạnh và liệt sĩ Nguyễn Ngọc Diêu vì bị Fulro sát hại...
Khoảng 8 giờ sáng 13-8-1980, chiếc xe chở đoàn của ông Ya Đuk đến vị trí đón của ta. Một chiếc ôtô khác “hộ tống” phía sau, bất ngờ vượt lên, chia lực lượng đều trên hai xe và thay biển số xe 52... thành 49... rồi đưa “khách” về địa điểm đã quy định sẵn trên đường Hùng Vương - TP. Đà Lạt...
Một chuyện “sởn gáy” nữa là buổi sáng ngày 13-8-1980, theo chỉ đạo của Ban chuyên án, anh “Bình” làm việc với số thân cận của ông Ya Đuk và “được” họ cho cái hẹn đúng 4 giờ sáng tới địa điểm đón người. Ban chuyên án đã bố trí lực lượng và các anh Ba Bình, Nguyễn Duy Hưng có mặt đúng hẹn. Bất ngờ, từ trong những bụi cây rậm rạp cạnh con đường mòn chỗ xe anh Hưng đậu, xuất hiện sáu tên Fulro dữ dằn. Bọn chúng lao vào dùng báng súng, khúc cây và đá đánh hai anh Hưng, Bình một trận phủ đầu, hỏi các anh có phải là người của công an không? Tất nhiên, anh Bình vẫn không được để lộ mình giỏi võ mà phải giải thích với chúng, các anh là thành viên của “Hội Caritas” và đang giúp mở ra cho họ một con đường tươi sáng. Bọn chúng cười xuề xòa rồi rối rít xin lỗi, sau đó ngồi chờ cùng hai anh cho tới khi đoàn của ông Ya Đuk đến. Chuyện bị tấn công này anh Ba Bình đã nói lại với ông Ya Đuk trước lúc lên đường. Ông Ya Đuk tỏ ra bối rối và nghiêm sắc mặt cảnh cáo sáu tên Fulro manh động!
Chuyên án này có tám chuyến đi đón Fulro như thế, tại các địa điểm khác nhau trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nơi có Fulro trú ẩn. Phía sau mỗi chuyến “hàng”, một chiếc ôtô khác do anh Trần Hữu Phi chở Phó giám đốc Vũ Linh chạy sau đề phòng mọi bất trắc. Phía sau nữa, lại có một chiếc ôtô lớn chở “khách đi đường”, luôn giữ khoảng cách nhất định với hai xe phía trước để làm nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ khi cần thiết. Động tác này Ban chuyên án gọi là “khóa đuôi”. Buồn lòng thay, có những chuyến các anh phải đón xác anh hùng Lâm Văn Thạnh và liệt sĩ Nguyễn Ngọc Diêu vì bị Fulro sát hại...
Khoảng 8 giờ sáng 13-8-1980, chiếc xe chở đoàn của ông Ya Đuk đến vị trí đón của ta. Một chiếc ôtô khác “hộ tống” phía sau, bất ngờ vượt lên, chia lực lượng đều trên hai xe và thay biển số xe 52... thành 49... rồi đưa “khách” về địa điểm đã quy định sẵn trên đường Hùng Vương - TP. Đà Lạt...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét