Khỏi phải nói quý độc giả cũng có thể hình dung được cảm giác khi chuyến xe chở đoàn của ông Ya Đuk buộc phải quay trở lại… Đà Lạt, chấm dứt giấc mộng xuyên đại dương của cả đoàn. Phản ứng đầu tiên của họ là quay lại nhìn vị “tổng tư lệnh” và chờ ngài có giải pháp gì để “lật ngược thế cờ”. Thế nhưng, ông Ya Đuk chỉ ngồi yên, bất động!
Kỳ 9: NHỮNG BỨC THƯ GIẢM THIỂU XƯƠNG MÁU
Thành công bước đầu của ban chuyên án là một kết quả đúng như mong đợi. Ta đã bắt gọn bí mật 10 người theo Fulro, đặc biệt là nhân vật Nahria Ya Đuk. Bây giờ là bước khai thác và cảm hoăa họ. Đây có lẽ là việc quan trọng nhất và được mong đợi nhiều nhất của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của ngành CA. Thời gian lúc này rất gấp rút, việc khai thác ông Ya Đuk, ông La Mu Yem và toán Fulro này được tiến hành với tinh thần khẩn trương nhất, tập trung nhất; vừa khai thác vừa cảm hoăa để họ trở về với buôn làng.
Từ kết quả đấu tranh với nhóm của ông Ya Đuk, ta có thêm tài liệu để thấy rõ mấy vấn đề sau: việc chuẩn bị và có ý đồ trốn ra nước ngoài thực tế chỉ có vài chục Fulro đang ở trong hang Ploóc Krong với Ya Đuk. Tất cả số người này bi quan về tình hình Fulro hiện nay nên tìm cách ra nước ngoài để xin viện trợ. Việc này không được toàn bộ số chỉ huy “TW Fulro” (chủ yếu là người Ê Đê, Ba Na) chấp thuận, nên ông Ya Đuk cùng số thân cận đã thực hiện việc liên lạc để “xuất dương” một cách bí mật. Mâu thuẫn giữa Fulro Ê Đê với Fulro K,Ho và số Fulro thuộc dân tộc khác ngày càng gay gắt. Thậm chí, một số Fulro Ê Đê muốn tìm cách tiễu trừ cả Paul Yưh - “phó tổng tư lệnh”, đệ nhị phó thủ tướng - người Ba Na của chúng. Tuy nhiên, số này đang mượn danh ông Paul Yưh để có nhiều quyết định chi phối quân khu 4. Nhưng do ảnh hưởng uy tín của ông Ya Đuk còn ăn sâu và có hiệu lực hầu hết trong lực lượng Fulro, nên chưa đến mức xảy ra các cuộc thanh trừng lẫn nhau.
Kỳ 9: NHỮNG BỨC THƯ GIẢM THIỂU XƯƠNG MÁU
Thành công bước đầu của ban chuyên án là một kết quả đúng như mong đợi. Ta đã bắt gọn bí mật 10 người theo Fulro, đặc biệt là nhân vật Nahria Ya Đuk. Bây giờ là bước khai thác và cảm hoăa họ. Đây có lẽ là việc quan trọng nhất và được mong đợi nhiều nhất của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của ngành CA. Thời gian lúc này rất gấp rút, việc khai thác ông Ya Đuk, ông La Mu Yem và toán Fulro này được tiến hành với tinh thần khẩn trương nhất, tập trung nhất; vừa khai thác vừa cảm hoăa để họ trở về với buôn làng.
Từ kết quả đấu tranh với nhóm của ông Ya Đuk, ta có thêm tài liệu để thấy rõ mấy vấn đề sau: việc chuẩn bị và có ý đồ trốn ra nước ngoài thực tế chỉ có vài chục Fulro đang ở trong hang Ploóc Krong với Ya Đuk. Tất cả số người này bi quan về tình hình Fulro hiện nay nên tìm cách ra nước ngoài để xin viện trợ. Việc này không được toàn bộ số chỉ huy “TW Fulro” (chủ yếu là người Ê Đê, Ba Na) chấp thuận, nên ông Ya Đuk cùng số thân cận đã thực hiện việc liên lạc để “xuất dương” một cách bí mật. Mâu thuẫn giữa Fulro Ê Đê với Fulro K,Ho và số Fulro thuộc dân tộc khác ngày càng gay gắt. Thậm chí, một số Fulro Ê Đê muốn tìm cách tiễu trừ cả Paul Yưh - “phó tổng tư lệnh”, đệ nhị phó thủ tướng - người Ba Na của chúng. Tuy nhiên, số này đang mượn danh ông Paul Yưh để có nhiều quyết định chi phối quân khu 4. Nhưng do ảnh hưởng uy tín của ông Ya Đuk còn ăn sâu và có hiệu lực hầu hết trong lực lượng Fulro, nên chưa đến mức xảy ra các cuộc thanh trừng lẫn nhau.
Về phần ông Ya Đuk, theo lời ông kể lại khi chiếc xe chở ông dừng lại giữa đường và đưa ông cùng các anh em đến nhà khách CA Lâm Đồng, sau đó xuất hiện cả những người tóc đã bạc được giới thiệu là lãnh đạo chính quyền, CA Lâm Đồng, ông đã hiểu ra rằng “hội Caritas” chính là... những người cộng sản. Cảm giác của ông lúc này là ngại ngùng và bái phục sự tài ba của những người làm CA cách mạng. Một ngày, hai ngày trôi qua, ông Ya Đuk không sao tự giải đáp được những thắc mắc về chính sách tù binh của cộng sản (ông tự xếp mình là tù binh). Ngay phút đầu tiên ở Eo Gió, khi biết mình đã vỡ mộng xuất dương, ông Ya Đuk đã cầm chắc một cuộc xử bắn mà trước hết là bị tống giam trong căn phòng chật chội, hôi hám và bị tra tấn, hòng buộc những người theo Fulro như ông phải trả giá đắt về tội lỗi mình đã gây ra với cộng đồng, với dân tộc. Thế nhưng, cũng chính từ giây phút đầu tiên ấy, ông Ya Đuk đã phải ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi cả ông và 9 người của ông trên xe đều được đối xử rất tử tế. Cả 10 người đều được vào ở nhà khách, được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới rồi ăn một bữa cơm ngon, hút thuốc lá Đà Lạt, uống nước trà B,lao, được xem tivi và được hướng dẫn sử dụng các vật dụng sinh hoạt trong phòng nghỉ, phòng khách... cứ như thể họ là “thượng khách” của CA Lâm Đồng. Nhiều buổi tối sau đó, tất cả đều được ngủ với nệm ấm, chăn êm. Đêm đầu tiên, ông Ya Đuk trằn trọc không làm sao chợp mắt. Và rồi, khi chiếc kim đồng hồ đã chỉ 3 giờ sáng, ông Ya Đuk gạt hết mọi hoài nghi, lo sợ, vùi mình ngủ đẫy giấc mãi đến 9 giờ sáng hôm sau mới thức dậy. Tưởng mình vẫn nằm mơ, ông vội bấm mạnh tay vào người và tìm gọi các anh em của mình. Nhận ra sự thật, ông Ya Đuk thấy mừng vui quá đỗi. Sự đối xử của những người cộng sản, những chiến sĩ CA cách mạng, những người mà ông đã từng được “giáo dục, áp đặt” và nảy nở suy nghĩ đó là “kẻ thù không đội trời chung” với Fulro là như thế này sao? Dù có nghĩ nát óc, ông Ya Đuk cũng không thể hiểu nổi!
Bên chiếc bàn lớn trong phòng khách, ông Ya Đuk từ chối bữa ăn sáng đã được dọn sẵn và châm một điếu thuốc hút. Ông bình tĩnh nhớ lại từng lời mà ông Tư - một trong những người chỉ huy CA hôm qua đã nói với ông cùng nhóm người bị bắt: “Nhân dân và chính quyền cách mạng ủy thác cho tôi nói với các anh rằng: các anh đã được cứu sống, được đối xử tử tế theo đúng chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mai mốt, người nào lập công chuộc tội với nhân dân sẽ được trọng thưởng xứng đáng...”.
Ký ức về những cán bộ cách mạng bỗng hiện lên trong đầu ông Ya Đuk từ những mảnh lắp ghép mà ông đã thấy, đã nghe kể lại. Ông nhớ, vào cuối năm 1977, có lần ông đã bí mật vượt hàng chục cây số đường rừng để trở về thăm nhà, thăm vợ con và người mẹ già của ông đang bệnh nặng, trong căn nhà dài ở thôn Ka Đô mới, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Lần đó, chẳng hiểu sao ông vừa về đến nhà lúc nửa đêm, thì sáng hôm sau, độ 7 giờ, ông đang dùng bữa sáng trong căn buồng kín của gia đình thì nghe có khách mang đường, sữa đến thăm mẹ của ông bị ốm. Khách - theo vợ, con và em gái ông nói là cán bộ thôn, xã và cả CA. Tất nhiên, ông vẫn ngồi im và nghe không sót lời thăm hỏi, dặn dò nào giữa mấy cán bộ với gia đình. Nào là mong bà mau chóng bình phục, để con cháu yên tâm lo làm ăn, lao động. Rồi hình như có cả sách, vở, bút mực tặng cho thằng Ya Đim và con bé H,Rê đang học lớp 1 và lớp 2 thì phải. Chẳng ai đả động lời nào đến ông hết cả. Như thế cũng là may. Song, để phòng xa, ông đã bí mật kêu con gái ra dặn mấy người theo bảo vệ ông và gia đình phải cảnh giác với mấy ông cán bộ. Rồi lần gặp gỡ cách đây cũng gần 3 năm, khi người vợ thân yêu của ông gùi đầy một gùi gạo vào thăm ông trong hang Ploóc Krong, bà cứ luôn miệng khoe rằng có cán bộ cách mạng vào từng gia đình, hướng dẫn mọi người trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất; có ngôi trường tiểu học mới xây ngay trung tâm xã, học sinh người DTTS được miễn giảm hết các khoản học phí; bà con buôn làng mừng lắm vì không lo trẻ con bị mù chữ nữa; nhà bây giờ lúa gạo đủ ăn... Thế nhưng, lúc đó ông chẳng buồn nghe mà bảo bà hãy chịu khó chờ ngày ông có quyền hành thực sự. Lúc đó bà chẳng phải làm gì vất vả mà còn có kẻ hầu người hạ...
Cuối cùng thì mọi suy nghĩ của ông Ya Đuk lại quay về với ông Tư - người mà “tổng tư lệnh Fulro” đã phải thừa nhận: “Tôi đã bị đo ván trước ổng”.
QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA “ĐỆ NHẤT PHÓ THỦ TƯỚNG FULRO”
Bên chiếc bàn lớn trong phòng khách, ông Ya Đuk từ chối bữa ăn sáng đã được dọn sẵn và châm một điếu thuốc hút. Ông bình tĩnh nhớ lại từng lời mà ông Tư - một trong những người chỉ huy CA hôm qua đã nói với ông cùng nhóm người bị bắt: “Nhân dân và chính quyền cách mạng ủy thác cho tôi nói với các anh rằng: các anh đã được cứu sống, được đối xử tử tế theo đúng chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mai mốt, người nào lập công chuộc tội với nhân dân sẽ được trọng thưởng xứng đáng...”.
Ký ức về những cán bộ cách mạng bỗng hiện lên trong đầu ông Ya Đuk từ những mảnh lắp ghép mà ông đã thấy, đã nghe kể lại. Ông nhớ, vào cuối năm 1977, có lần ông đã bí mật vượt hàng chục cây số đường rừng để trở về thăm nhà, thăm vợ con và người mẹ già của ông đang bệnh nặng, trong căn nhà dài ở thôn Ka Đô mới, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Lần đó, chẳng hiểu sao ông vừa về đến nhà lúc nửa đêm, thì sáng hôm sau, độ 7 giờ, ông đang dùng bữa sáng trong căn buồng kín của gia đình thì nghe có khách mang đường, sữa đến thăm mẹ của ông bị ốm. Khách - theo vợ, con và em gái ông nói là cán bộ thôn, xã và cả CA. Tất nhiên, ông vẫn ngồi im và nghe không sót lời thăm hỏi, dặn dò nào giữa mấy cán bộ với gia đình. Nào là mong bà mau chóng bình phục, để con cháu yên tâm lo làm ăn, lao động. Rồi hình như có cả sách, vở, bút mực tặng cho thằng Ya Đim và con bé H,Rê đang học lớp 1 và lớp 2 thì phải. Chẳng ai đả động lời nào đến ông hết cả. Như thế cũng là may. Song, để phòng xa, ông đã bí mật kêu con gái ra dặn mấy người theo bảo vệ ông và gia đình phải cảnh giác với mấy ông cán bộ. Rồi lần gặp gỡ cách đây cũng gần 3 năm, khi người vợ thân yêu của ông gùi đầy một gùi gạo vào thăm ông trong hang Ploóc Krong, bà cứ luôn miệng khoe rằng có cán bộ cách mạng vào từng gia đình, hướng dẫn mọi người trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất; có ngôi trường tiểu học mới xây ngay trung tâm xã, học sinh người DTTS được miễn giảm hết các khoản học phí; bà con buôn làng mừng lắm vì không lo trẻ con bị mù chữ nữa; nhà bây giờ lúa gạo đủ ăn... Thế nhưng, lúc đó ông chẳng buồn nghe mà bảo bà hãy chịu khó chờ ngày ông có quyền hành thực sự. Lúc đó bà chẳng phải làm gì vất vả mà còn có kẻ hầu người hạ...
Cuối cùng thì mọi suy nghĩ của ông Ya Đuk lại quay về với ông Tư - người mà “tổng tư lệnh Fulro” đã phải thừa nhận: “Tôi đã bị đo ván trước ổng”.
QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA “ĐỆ NHẤT PHÓ THỦ TƯỚNG FULRO”
Đại tá Nguyễn Văn Độ - nguyên Giám đốc CA Lâm Đồng cho biết: Từ kết quả khai thác ông Nahria Ya Đuk, ban chỉ đạo chủ trương thuyết phục Ya Đuk và “nhờ” ông tham gia vào việc “câu nhử” số Fulro đang ở trong rừng, thông qua “sự giúp đỡ của hội Caritas”, như đã làm với ông. Nay để thuyết phục hơn, rất cần ông viết thư gửi đến số bạn bè, anh em trong Fulro của ông để đưa họ trở về. Lúc đầu, ta đặt vấn đề này với ông Ya Đuk, nhưng ông không chấp nhận. Ông Ya Đuk khẳng định rằng, tội lỗi của mình gây ra cho cách mạng, cho dân thường, cho xã hội là rất lớn, đáng tội chết. Nếu cách mạng không khoan hồng mà trừng trị thì ông không có điều gì thắc mắc. Ông Ya Đuk cũng đồng ý là Fulro không đem lại lợi ích gì cho dân tộc, vẫn phải sớm kêu gọi những người con theo Fulro trở về làm ăn, xây dựng buôn làng, quê hương. Ông sẵn sàng đứng ra kêu gọi số bạn bè và anh em còn ở Fulro trở về. Nếu viếât thư cho số bạn bè của ông, hiện đang cầm đầu Fulro để họ tin vào con đường “xuất dương” của “hội Caritas”, thông qua đó để họ trở về thì ông thấy đó là một việc làm lừa dối, phản lại bạn bè. Ta tiếp tục phân tích tình và lý để thuyết phục ông Ya Đuk. Cuối cùng, sau hai ngày, ông Ya Đuk đã nhất trí về biện pháp đó và trong hoàn cảnh ấy, chỉ có biện pháp đó mới có kết quả cao. Nhưng đó là mục đích tốt đưa số cầm đầu Fulro, số bạn bè của ông trở về với gia đình, với buôn làng, với cách mạng bằng con đường gần nhất, không đổ xương máu thì đó là một việc làm có ý nghĩa và nên làm. Như vậy, số đối tượng mà ta có kế hoạch đưa về lần tới gồm các “trung tá” Ha Pút - “tổng tham mưu trưởng TW Fulro”, K,Ty - “tỉnh trưởng Đà Lạt”, K,Cháp, E nuôl MBột - “tư lệnh vùng 4”, Lơ Mu Ha Chông, Cil Be, Liêng Hót K,Thót - “tổng trưởng tài chính Fulro”. Ông Ya Đuk đã viết thư cho họ và ký tên với bí danh “đặc biệt” mà ông thường dùng trong Fulro.
Thông qua số Fulro bị bắt, ta đã tìm được một số Fulro liên lạc để chuyển những lá thư của ông Ya Đuk đến những căn cứ có đối tượng cốt cán. Những người này rất tích cực đi các hướng để chuyển thư của ông Ya Đuk và chờ nhận hồi âm cũng như nghe ngóng mọi diễn biến, tình hình. Họ hoàn toàn coi đây là trách nhiệm của mình, góp phần đưa những người lầm đường, lạc lối theo Fulro trở về với gia đình, buôn làng để sống một cuộc sống bình thường.
Theo kế hoạch, ngày 12-9-1980, ta bố trí anh Ba Bình với tư cách là đặc phái viên của Caritas “làm việc” với một Fulro dưới quyền ông Ya Đuk và nhận được danh sách 14 Fulro sẽ đi vào 4 giờ ngày 13-9. Đúng thời điểm trên, tại một điểm hẹn trong buôn R,Chai, khu vực giáp xã Kil Planhol (huyện Lạc Dương), chiếc xe đón “khách”, ngoài đồng chí Hưng điều khiển, có đồng chí Ba Bình và hai liên lạc (trong chuyên án được gọi là “chim mồi”) của ta. Tiễn đưa toán Fulro kia ra xe còn có 10 tên Fulro khác lởn vởn quanh khu vực ôtô anh Hưng đậu, đến khi chiếc xe lao đi mất dạng, chúng mới quay về rừng sâu...
Thông qua số Fulro bị bắt, ta đã tìm được một số Fulro liên lạc để chuyển những lá thư của ông Ya Đuk đến những căn cứ có đối tượng cốt cán. Những người này rất tích cực đi các hướng để chuyển thư của ông Ya Đuk và chờ nhận hồi âm cũng như nghe ngóng mọi diễn biến, tình hình. Họ hoàn toàn coi đây là trách nhiệm của mình, góp phần đưa những người lầm đường, lạc lối theo Fulro trở về với gia đình, buôn làng để sống một cuộc sống bình thường.
Theo kế hoạch, ngày 12-9-1980, ta bố trí anh Ba Bình với tư cách là đặc phái viên của Caritas “làm việc” với một Fulro dưới quyền ông Ya Đuk và nhận được danh sách 14 Fulro sẽ đi vào 4 giờ ngày 13-9. Đúng thời điểm trên, tại một điểm hẹn trong buôn R,Chai, khu vực giáp xã Kil Planhol (huyện Lạc Dương), chiếc xe đón “khách”, ngoài đồng chí Hưng điều khiển, có đồng chí Ba Bình và hai liên lạc (trong chuyên án được gọi là “chim mồi”) của ta. Tiễn đưa toán Fulro kia ra xe còn có 10 tên Fulro khác lởn vởn quanh khu vực ôtô anh Hưng đậu, đến khi chiếc xe lao đi mất dạng, chúng mới quay về rừng sâu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét