Chia sẻ

Tre Làng

ĐÓ LÀ TỘI ÁC



Chiến tranh đã lùi xa, trên đất nước nhỏ gầy bên kia thái bình dương, những vết lở lói trên mặt đất đã trải một màu xanh ngát. nhìn qua cũng không thể nào nhận ra trên mảnh đất này trước đây đã trải qua một cuộc chiến vô cùng tàn bạo, chưa có một mảnh đất nào trên trái đất này phải hứng chịu một khối bom đạn khổng lồ đào xới từng mét vuông đất như đất nước có tên Việt Nam. kẻ đã mang đến cho dân tộc này nỗi đau tột đỉnh đó chính là nhà cầm quyền nước Mỹ, đất nước được mệnh danh là thiên đường của tự do, là thiên đường của dân chủ? họ đã nhân danh những giá trị cao đẹp nhất của nhân loại lại trút bao nỗi khổ đau lên một dân tộc nhỏ bé không thù oán, không tranh chấp với dân tộc của họ.

Khai sinh ra nước Mỹ với bản tuyên ngôn độc lập có nội dung chứa đựng bao điều tốt đẹp, đầy tính nhân văn.

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 
—Trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ
Vậy các đời tổng thống Mỹ đã thực thi bản chất cao đẹp đó như thế nào trong cuộc chiến tranh họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam? Nước Mỹ đã có câu trả lời. Di chứng của chiến tranh vẫn còn âm ỉ cho mãi tận ngày hôm nay -Đó là nỗi đau chất độc da cam.

Nỗi đau dai dẳng sau chiến tranh, hậu quả của chất độc da cam nó len lỏi vào từng căn nhà, từng thân phận mỗi con người, họ nhân danh thực thi nhân quyền nhưng họ cũng chính là những người tước đoạt nhân quyền tàn bạo nhất, tước đoạt quyền một con người khi nó đang là một bào thai với hình hài khiếm khuyết, rồi ra đời với trí tuệ thiểu năng, quyền làm một con người hoàn toàn bị tước đoạt. Có nỗi đau nào hơn khi những người làm cha, làm mẹ chờ đón ngày một sinh linh bé nhỏ chào đời, người y tá phải thét lên không nén được nỗi hoảng sợ khi sinh linh đó giống như một quái vật. Còn nỗi đau nào hơn khi người mẹ ôm vào lòng những đứa con vô tri, vô giác, còn nỗi xót xa nào hơn những người phụ nữ đi qua chiến tranh trở về với cuộc sống đời thường với một ước muốn thật bình dị được làm thiên chức là người vợ, người mẹ vậy mà điều đó mãi mãi vẫn là ước mơ mà kẻ sát nhân dấu mặt đó là chất độc da cam , ngày đêm nó vẫn rình mò trên mảnh đất quê hương tôi -Việt Nam .

Chính quyền nước Mỹ qua các đời tổng thống -họ không biết tác hại khôn lường của chất độc da cam ư? Họ không chịu hậu quả của loại chất độc này ư ? không - họ biết và họ dối trá . Trước đây tôi có đọc trên tờ nhật báo, tờ Chicago Tribune, ngày 8 tháng 12, 2009, bài trên trang nhất của Jason Grotto với đầu đề: “Chất Độc Màu Da Cam: Dị Tật Bẩm Sinh Gây Đau Khổ Cho Việt Nam; Mỹ Chậm Giúp Đỡ” (Agent Orange: Birth Defects Plague Vietnam; U.S. Slow To Help)

Chúng ta có thể đọc vài đoạn trong bài báo trên:

Nhiều thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, vấn đề gây tranh cãi nhất về việc sử dụng chất độc khai quang của quân đội Mỹ là sự tác hại trên sức khỏe của không biết bao nhiêu người Việt mà kể, [the impact on the health of untold numbers of Vietnamese].

Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã bỏ ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ. Thêm nhiều triệu đô-la nữa đã được dùng để đền bù cho những gia đình cựu quân nhân có con sinh ra bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng các viên chức Mỹ nổi khùng, không thừa nhận mối liên hệ giữa chất độc khai quang và những bệnh tật ở Việt Nam [But U.S. officials bristle at acknowledging connections between the defoliants and illnesses in Vietnam]

Người Mỹ vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thật , một sự thật hiển nhiên đang tồn tại , họ thối thoái trách nhiệm với những gì họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam ? Thì đây là bằng chứng họ có thể phủ nhận được không -

Giới khoa học Mỹ vẫn còn đang trong giai đoạn khám phá tác động của các loại hóa chất này. Các dự án nghiên cứu trên diện rộng mà GS Kraus chủ trì được tiến hành trong thập niên 1940 đã kết hợp hai hóa chất 2,4-D và 2,4,5-T (chiếm 50% trong hợp chất da cam) và thử nghiệm thành công trong môi trường giả lập chiến tranh. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã không sử dụng hợp chất mới phát minh này trong suốt Thế chiến thứ hai.

Khoảng mùa thu năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) đã tiến gần đến thế lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Đứng trước khả năng thất bại trên mặt trận quân sự và ngoại giao ở nhiều nơi, đặc biệt là Cuba và Berlin, tổng thống Kennedy và nhóm cố vấn đối ngoại của mình bắt đầu tính đến việc phát động các chiến dịch quân sự công nghệ cao như một cách đối phó với sự mở rộng của khối các quốc gia cộng sản.

Các chất diệt cỏ do nhóm nghiên cứu của GS Kraus phát minh trong Thế chiến thứ hai trở thành vũ khí trọng tâm trong chiến lược chống chiến tranh du kích, với mục đích hủy hoại môi trường sống và nguồn lương thực của du kích MTDTGP trên toàn vùng nông thôn Nam bộ.

Ngày 26-4-1961, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Roswell L. Gilpatric trình lên tổng thống Kennedy một chương trình hành động, trong đó đề cập việc thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển đóng tại miền Nam Việt Nam, chịu trách nhiệm phát minh các kỹ thuật chống du kích, với lý do quân đội Mỹ thời đó không có đủ phương tiện theo dõi trên không để định vị lộ trình của du kích MTDTGP.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.

Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.

Tổng cộng Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.

Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùng với quy mô lớn ở miền Nam Việt Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và con người.

Hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ bị rải chất độc màu da cam nhiều lần. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứ nhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khối của rừng) bị chết. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm, cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó phát triển. Đến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếp theo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưa sáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triển mạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùng rừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.

Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Động vật chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc. Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiện sống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng. Có thể nói rằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó là hệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác. Những nơi rừng mọc lại, bụi lau, tre, nứa là nơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột. Thiên địch của chuột là cầy, cáo còn lại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sức sinh sản của chuột. Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế. Tóm lại, chất diệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.


Máy bay C-123 trải thuốc khai quang ở miền Nam, Tháng 9 năm 1965

Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút.

Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồng cảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này. Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn.

Dưới thời tổng thống Lyndon B. Johnson, số phi vụ rải hóa chất ngày càng tăng cao, đặc biệt là giai đoạn 1966-1968. Tổng cộng trong suốt 10 năm, 5 triệu hecta đất trên toàn miền Nam, chiếm 12% diện tích Việt Nam, đã hứng chịu các loại hóa chất phát quang cây cỏ.

Wilfred Burchett, một phóng viên Úc, là người đầu tiên công khai phản đối chiến tranh diệt cỏ của Mỹ trong bài viết mang tựa đề Miền Nam Việt Nam: cuộc chiến chống lại cây cỏ, đăng trên tờ Thời Đại Mới tại Liên Xô. Không lâu sau đó, nhiều chính khách Mỹ bắt đầu bày tỏ sự quan ngại của mình.

Giới khoa học phản đối mạnh mẽ

Hạ nghị sĩ bang Wisconsin Robert Kastenmeier gửi thư cho tổng thống Kennedy từ năm 1963 kêu gọi ngừng các đợt rải hóa chất tại Việt Nam vì lý do pháp lý và đạo đức. Hai tuần sau đó, tạp chí chính trị hàng đầu tại Mỹ, tờ Tân Cộng Hòa, đăng tải bài xã luận đầu tiên phản đối loại hình chiến tranh diệt cỏ. Động thái của Tân Cộng Hòa gây tác động lớn trong cộng đồng khoa học Mỹ.

Tháng 10-1964, tờ Bản tin của các nhà khoa học Mỹ, cơ quan phát ngôn của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), chính thức đăng bài kêu gọi Chính phủ Mỹ ngừng các đợt rải hóa chất: “...FAS thúc giục tổng thống tuyên bố chính sách cấm khai chiến bằng các loại vũ khí hóa sinh học, ngừng sản xuất các loại vũ khí sinh học, đồng thời ngưng phát triển các loại vũ khí mới”.

Một năm sau đó, Hiệp hội Vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS) bắt đầu tham gia cuộc chiến chống chiến tranh diệt cỏ. Tại buổi họp thường niên của AAAS năm 1965, tổ chức này công bố một nghị quyết mang tên Dàn xếp chiến tranh Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: “Việc kéo dài chiến tranh Việt Nam đe dọa không chỉ sinh mạng của hàng triệu người mà còn hủy hoại các giá trị và mục tiêu nhân bản mà chúng ta đang cố gắng gìn giữ.

Tháng 8-1970, hai giáo sư Mỹ Bert Pfeiffer và Gordon Orians tiến hành đợt khảo sát đầu tiên trong vòng hai tuần tại miền Nam Việt Nam. Báo cáo của chuyến khảo sát này, đăng trên bản tin của Tổ chức vì trách nhiệm xã hội của khoa học (SSRS), ghi nhận sự thiếu vắng rõ ràng của chim chóc và các loài động vật hoang dã tại các vùng bị rải hóa chất, và sự khác biệt của chất lượng rừng phụ thuộc vào mức độ rải hóa chất - ở những vùng rừng bị rải nhiều đợt, các loại hạt và giống cây yếu chết hàng loạt trên diện tích rộng hàng trăm hecta.

Sinh thái của những vùng lân cận cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là những vùng rừng cao su vốn nằm ngoài danh sách mục tiêu rải hóa chất trực tiếp...

còn rất nhiều, rất nhiều các nghiên cứu khoa học về sự nguy hại của chất độc da cam đang hoành hành trên đất nước Việt Nam.

Những người Mỹ gốc việt chúng tôi khi nhìn lại cuộc chiến tranh đã một thời diễn ra trên đất nước nhỏ bé thân yêu của mình, mới thấu hiểu hết giá trị của hai tiếng hoà bình, nhưng dư âm nó vẫn còn đó , bóng ma chất độc da cam còn rình rập cuộc sống người dân quê tôi hàng ngày. Nước Mỹ hùng mạnh hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật, hãy sửa những lỗi lầm đã gây ra trong cuộc chiến, hãy thực thi đầy đủ trách nhiệm của mình với nạn nhân mà mình gây ra .

Mới đây chính phủ Mỹ đã khởi động chương trình tẩy rửa những nơi họ chứa, pha chế chất độc da cam, đó là hành động đáng hoan nghênh mặc dù có muộn màng sau 50 năm. cách đây mấy ngày tổng thống thứ 44 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ Obama lên tiếng cảnh báo tổng thống Sia ri "chớ có dại sử dụng chất độc hoá học" 

Nước Mỹ đã hiểu tác hại khôn lường của chất độc hoá học- vậy nước Mỹ hãy can đảm gọi việc sử dụng chất độc da cam ở Việt Nam đích danh- "đó là tội ác !"

Theo KBC Hải ngoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog