Chia sẻ

Tre Làng

CON VỊT QUÈ CỦA TRUNG QUỐC


LâmTrực@

Một chiếc tàu sân bay đơn độc trên biển mà không được bất kỳ lực lượng quân sự nào hỗ trợ, thì chỉ là 'một con vịt què' nếu cố sử dụng".



Chuyên gia tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, ông Ni Lexiong cho rằng đã nói như vậy về tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc vừa cho triển khai vào biên chế Hải quân của nước này.

Mang tính biểu tượng hơn là thực tiễn

Tân Hoa Xã đưa tin ngày 10/8, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã rời xưởng đóng tàu ở cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, để lần đầu tiên chạy thử nghiệm trên biển. Cuộc chạy thử nghiệm này có thể làm dấy lên lòng tự hào yêu nước ở trong nước, nhưng khiến các nước khác lo ngại về tham vọng hải quân của Bắc Kinh.

Lần thử nghiệm trên biển này của con tàu, vốn được nâng cấp từ một con tàu cũ của Liên Xô có tên Varyag, diễn ra theo đúng lịch trình của dự án nâng cấp và sẽ không kéo dài lâu. Sau khi thử nghiệm trở về, con tàu sẽ tiếp tục được nâng cấp và tiến hành các hoạt động thử nghiệm.

Cuộc chạy thử nghiệm này vốn được Trung Quốc mong chờ từ lâu, đã đánh dấu bước tiến trong kế hoạch lâu dài của nước này về xây dựng một lực lượng tàu sân bay, có thể vươn sức mạnh vào khu vực châu Á - nơi có các tuyến đường vận chuyển hàng hải nhộn nhịp và tranh chấp lãnh thổ gay gắt. Ni Lexiong, chuyên gia về chính sách hàng hải tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải nhận định: "Cuộc chạy thử nghiệm này có tầm quan trọng mang tính biểu tượng hơn là mang tính thực tiễn. Chúng tôi đã có sức mạnh hải quân. Vì vậy, giống như Mỹ hoặc Anh chúng tôi cần một lực lượng thích hợp như tàu sân bay hay tàu chiến".

Trong cuộc phỏng vấn đăng trên "Tuần báo Kinh tế Trung Quốc" số ra trong tuần này, Thiếu tướng Hải quân Yin Zhuo cho biết Trung Quốc có ý định phát triển một biên đội tác chiến tàu sân bay, nhưng nhiệm vụ này sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Ông nói: "Tàu sân bay sẽ tạo thành một nhóm chiến đấu rất mạnh mẽ. Nhưng việc đóng tàu và những đòi hỏi về chức năng của một tàu sân bay là rất phức tạp. Việc đào tạo thủy thủ, thậm chí là người lái tàu sân bay là một thách thức lớn".

Các nguồn tin cho hãng Reuters biết Trung Quốc cũng đang đóng hai tàu sân bay của riêng mình. Ashley Townshend thuộc Viện Chính sách quốc tế Lowy tại Sydney nhận định: "Uy tín là một trong những động lực lớn nhất thúc đẩy Trung Quốc đóng tàu sân bay. Tại Trung Quốc, những bàn cãi về sức mạnh hải quân chú trọng vào việc Trung Quốc là một cường quốc lớn. Các cường quốc lớn đều có lực lượng hải quân hùng hậu và do vậy cần phải có các tàu sân bay". Ông cho rằng nếu Trung Quốc nghiêm túc xây dựng một biển đội tác chiến tàu sân bay, thì nước này sẽ cần 3 tàu sân bay. Trung Quốc cũng sẽ phải phát triển các tàu và máy bay hỗ trợ cho bất kỳ tàu sân bay nào, và sẽ mất khoảng 10 năm để phát triển một biển đội tác chiến tàu sân bay.

Trong khi đó, Yoshihiko Yamada - giáo sư thuộc Đại học Tokai, nhận định: “Việc này đang chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng hoạt động của hải quân Trung Quốc đang mở rộng không ngừng. Điều này cũng cho thấy Trung Quốc đang trong tiến trình có thể kiểm soát vùng Biển Đông cũng như biển Hoa Đông".

Các nước láng giềng của Trung Quốc như Ấn Độ và Thái Lan cũng đã có tàu sân bay, Australia vừa đặt đóng hai tàu sân bay đa năng. Trong khi đó, Mỹ đang vận hành 11 tàu sân bay.

Trước đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho rằng trước mắt không thể có bước nhảy vọt trong chương trình tàu sân bay mới khởi xướng của Trung Quốc. Nhưng tàu sân bay mới chỉ là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, mà nước này thúc đẩy trong khi các cường quốc khác đang phải thắt chặt ngân sách quân sự để đối phó với các cuộc khủng hoảng nợ. Trung Quốc đang đóng các tàu ngầm, tàu thủy và sản xuất tên lửa đạn đạo chống tàu.

Một loạt động thái thể hiện tham vọng trên biển của Trung Quốc đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực vốn lâu nay có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh và có thể thúc đẩy cuộc chạy đua quân sự trên toàn châu Á.

Theo báo cáo của Chính phủ Nhật Bản, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 70% trong vòng 5 năm trong khi Nhật Bản, vốn phải đối mặt với các khoản nợ công, đã giảm 3% chi phí quân sự trong giai đoạn này.

Đầu năm 2011, một quan chức cấp cao thuộc cục tình báo Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc muốn bắt đầu triển khai hàng loạt tàu sân bay trong thập kỷ tới, nhằm mục đích trở thành một cường quốc hải quân, có khả năng gây ảnh hưởng trên toàn thế giới vào giữa thế kỷ 21. 

Giáo sư Ni nói: “Một chiếc tàu sân bay đơn độc trên biển mà không được bất kỳ lực lượng quân sự nào hỗ trợ, thì không thể trở thành một lực lượng chiến đấu, mà chỉ là 'một con vịt què' nếu cố tình sử dụng".

Tuy nhiên, hiện tại con tàu này được đổi tên thành Liêu Ninh và triển khai vào tác chiến trên thực tế. Các chuyên gia Mỹ và Nga đều nhất trí cho rằng, đó đích thị là một con vịt què và sẽ là miếng mồi không thể ngon hơn cho Su30 của Việt Nam, nếu như Bắc kinh có ý định dùng nó tấn công Việt Nam.

4 nhận xét:

  1. Nó mà bố láo thì cho nó về vườn luôn

    Trả lờiXóa
  2. một con vịt què không hơn không kém.để cho nó mốc meo luôn

    Trả lờiXóa
  3. đừng chủ quan.dương đông kích tây đấy..mà su30 của VN là gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. giờ nước nào cũng có tàu sân bay.hình như mỗi nước mình chưa có thui hay sao ý!!kiểu này mà đánh nhau chắc thua thiệt nhiều!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog