Trái với những phát biểu đầy tự hào của giới quan chức Trung Quốc, các chuyên gia quân sự nước ngoài lại đang hoài nghi về sức mạnh thực sự của tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức được đưa vào hoạt động trong một buổi lễ diễn ra hôm 25/9. Việc đưa tàu sân bay vào triển khai được xem là một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang có một loạt cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về sức mạnh thực sự của chiếc tàu chiến “khủng” này. Thậm chí, có nhà phân tích còn thẳng thừng tuyên bố, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chỉ là một thứ vũ khí “vô dụng”, dễ dàng trở thành mồi ngon của các máy bay chiến đấu của những nước láng giềng.
“Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc vĩnh viễn không thể chiến đấu”
Ngày 18/10, trên tờ tuần san “Luận cứ mỗi tuần” Nga đã cho thấy nhiều mặt chiếc tàu sân bay này có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu tác chiến.
Theo bài báo này phân tích thì tàu sân bay do Trung Quốc cải tạo đã lần đầu tiên rời khỏi nhà máy đóng tàu ra khơi chạy thử, khi đó còn chưa có số hiệu “16” và cái tên chính thức “tàu Liêu Ninh”.
Tàu sân bay Liêu Ninh được
đánh giá chỉ thích hợp để huấn luyện
Lần chạy thử đầu tiên diễn ra trong 3 ngày, từ đó trở đi tàu sân bay này tổng cộng đã hoàn thành chạy thử 10 lần, tổng cộng kéo dài 103 ngày, trong đó có vài lần thời gian chạy thử ngắn ngủi một cách bất ngờ, rõ ràng là đã xảy ra vấn đề gì đó.
Hiện nay, sau khi con tàu này được bàn giao chính thức cho Hải quân Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc bắt đầu sôi nổi tuyên truyền, toàn thân con tàu được sơn màu trắng rất bắt mắt, gây sự chú ý cho mọi người, điều này cũng có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc đang sử dụng màu trắng để khẳng định sự khác biệt so với màu sơn xanh xám thông dụng của Nga.
Mặc dù màu trắng sẽ đẹp đẽ, rực rỡ và tráng lệ hơn, nhưng lại hoàn toàn bộc lộ bản thân trong bối cảnh màu xanh của đại dương.
Các phương tiện truyền hình Trung Quốc còn miêu tả chi tiết hầu như toàn bộ thủy thủ gồm các sĩ quan trên tàu sân bay Liêu Ninh, điều này cho thấy Trung Quốc rất yêu quý chiếc tàu sân bay đắt giá đầu tiên này, đã dày công chọn ra những thủy thủ ưu tú nhất. Hơn nữa cũng đã đưa tin về các nữ thủy thủ trên tàu sân bay Liêu Ninh, khoe đồ đạc bên trong, kể cả phòng ăn.
Tiếp đến, theo bài báo này phân tích thì trước khi mua lại tàu sân bay Varyag, Ukraina đã dỡ bỏ hầu như tất cả mọi thứ có thể dỡ bỏ kể cả những linh kiện bí mật trên tàu trước khi bán tàu sân bay này cho Trung quốc. Vậy nên, trên thực tế, tàu sân bay Varyag khi đó chỉ còn thừa một cái vỏ rỗng và một số thiết bị cũ nát không biết có dùng được nữa hay không.
Sau đó, Trung Quốc cải tạo lại tất cả các thiết bị, động lực trên tàu nhưng theo phân tích thì mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không đạt được trình độ như hệ thống tương tự từng trang bị cho tàu sân bay Varyag trước đây và tàu sân bay hiện có Kuznetsov của Hải quân Nga, không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến.
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 556 tiến hành hạ cánh thử xuống tàu sân bay Liêu Ninh vừa được báo chí Trung Quốc công bố nhưng chỉ chạm vào rồi bay lên
Thêm vào nữa hiện nay, thách thức lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc là vấn đề trang bị máy bay chiến đấu. Những hình ảnh hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh của các loại máy bay trực thăng đã được quảng bá rộng rãi, nhưng về máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay còn rất nhiều vấn đề và phỏng đoán.
Chẳng hạn, cách đây không lâu, hình ảnh máy bay đậu trên đường băng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được truyền thông công khai, nhưng các chuyên gia sau đó nhận ra, đó chỉ là mô hình đặc biệt của máy bay chiến đấu, vì vậy tình hình có liên quan đến máy bay chiến đấu hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh tạm thời còn chưa có bất cứ sự xác nhận chính xác nào.
Đương nhiên, Trung Quốc cuối cùng sẽ có thể nắm chắc việc cất/hạ cánh máy bay chiến đấu trên đường băng tàu sân bay, hơn nữa sẽ nhanh chóng nắm được, dự kiến trong năm nay hoặc năm tới có thể tiến hành hạ cánh thử lần đầu tiên cho máy bay chiến đấu.
Báo Nga cho rằng, nếu nói rốt cuộc những máy bay trực thăng nào có thể đỗ trên tàu sân bay Liêu Ninh là một vấn đề rõ ràng ngay từ đầu, thì vấn đề máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay lại càng phức tạp.
Vào thời điểm đó TQ có ý định sở hữu vài chiếc máy bay Su-33 của Nga, nhưng đã bị Nga từ chối vì lý do đảm bảo lợi ích kinh tế và vấn đề bảo mật kỹ thuật. Sau đó Trung Quốc quyết định tự nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu phiên bản hải quân của mình, ý nghĩ nghiên cứu chế tạo ra máy bay chiến đấu J-10 phiên bản hải quân tuy không bị bác bỏ, nhưng lại đem gác xó, bởi vì máy bay chiến đấu một động cơ không thể cải tạo thành một máy bay chiến đấu phiên bản hải quân mạnh mẽ thực sự.
Theo báo Nga, không thể cho rằng cải tạo thành công tàu sân bay Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh hoàn toàn là do Trung Quốc tự thực hiện, cho dù rất nhiều công việc cơ bản đều do Trung Quốc tự hoàn thành, nhưng nếu không có sự viện trợ từ bên ngoài, phía Trung Quốc không thể hoàn toàn đảm đương được những công việc này.
Tàu sân bay Trung Quốc “vô dụng”
Trong buổi lễ đưa chiếc tàu sân bay trên vào hoạt động, giới quân sự Trung Quốc đã dùng những từ “có cánh” để nói về con tàu này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, tàu sân bay mới sẽ giúp “tăng sức mạnh toàn diện của Hải quân Trung Quốc” và sẽ giúp Bắc Kinh “bảo vệ hiệu quả chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển".
"Sự kiện tàu sân bay đầu tiên gia nhập vào biên chế trong quân đội cũng sẽ giúp tăng cường mức độ hiện đại hoá của các lực lượng đang hoạt động trong hải quân Trung Quốc”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thêm.
Chiếc tàu sân bay này có
thể vĩnh viễn không trở thành tàu chiến đấu
Tàu sân bay vốn được xem là thứ vũ khí bá chủ trên đại dương, là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Chính vì vậy, Trung Quốc coi tàu sân bay Liêu Ninh là niềm tự hào của Lực lượng Hải quân bởi đây là lần đầu tiên nước này được sở hữu một chiếc siêu tàu chiến như vậy.
Trái với những phát biểu đầy tự hào của giới quan chức Trung Quốc, các chuyên gia quân sự nước ngoài lại đang hoài nghi về sức mạnh thực sự của tàu sân bay Liêu Ninh.
Các nhà lập kế hoạch quân sự Mỹ tỏ ra xem thường ý nghĩa của việc Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động. Một số quan chức Hải quân Mỹ thậm chí còn nói, họ sẽ khuyến khích Trung Quốc thúc đẩy việc tự chế tạo tàu sân bay riêng và những con tàu hộ tống nó bởi hoạt động này sẽ lãng phí rất nhiều tiền của.
Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".
Bằng chứng là cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
Tổng hợp từ net
không thể hoạt động thì cái tàu đó chỉ là đống sắt vụn nổi được trên biển thui ak.
Trả lờiXóa