Chia sẻ

Tre Làng

TƯ TƯỞNG TRUNG HOA

Lâm Trực giới thiệu


Dù muốn hay không muốn , chúng ta cũng phải thừa nhận Trung hoa là nơi đã sản sinh ra nhiều hệ tư tưởng triết học mà có ảnh hưởng rất gần gũi với Việt nam .Ngay cả đạo Phật tuy không xuất phát từ họ nhưng vào VN cũng qua ngả TQ.
Ngay trong thời kì toàn cầu hoá , tuy cùng hệ thống chính trị một đảng toàn quyền nhưng bên Trung hoa có những nhóm trí thức hoạt động rất sôi nổi thành từng nhóm, họ có cả tạp chí lí luận riêng ,có những chính kiến ,xu hướng riêng về các vấn đề kinh tế xã hội .Nhiều cảnh báo của họ được đảng và chính quyền TQ đem ra thảo luận và áp dụng ,ví dụ như chương trình giảm khoảng cách giàu nghèo của chính phủ TQ với hàng trăm tỉ Đollar Mỹ .Còn bên VN ta thì trí thức bao giờ cũng nhất trí hoàn toàn với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước .Điều đó có lợi cho việc thực hiện các kế hoạch không gây trở ngại nào nhưng đồng thời trí thức mất khả năng đầu tầu nhìn trước thấy xa.Ví dụ như khi tổng bí thư Nông đức Mạnh nói "Không đem sân Golf về ruộng lúa" thì các báo , các học giả VN mới nhao nhao đua nhau phát biểu trên báo đài về tác hại của việc đầu tư vào sân Golf....
Mới đây bên TQ có giáo sư môn xã hội học ở đại học Thanh hoa ,ông Sun Liping(Tôn Lập Bình) đã đưa lên mạng CHINA DIGITAL TIMES với tiêu đề "Mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không phải là bạo loạn Xã hội mà là Xã hội bị hủy hoại dần dần.” 
Ông giải thích, trái ngược với bạo loạn Xã hội là Xã hội Ổn định; trái ngược với Xã hội đang bị hủy hoại là Xã hội Lành mạnh. Ông đưa ra 17 điểm, nhận xét về sự băng hoại của xã hội chung quanh ông, và kêu gọi giới trí thức Trung Hoa đứng lên đảm nhận vai trò lãnh đạo dư luận của họ.
Sau đây là vài luận điểm đáng chú ý , có thể giúp cho các bạn VN suy nghĩ về mình:
Lý do khiến xã hội Trung Hoa đang hủy hoại là quyền lực của guồng máy nhà nước không được giới hạn; mà nạn tham nhũng chỉ là một triệu chứng bên ngoài. Ðặc biệt là sự lộng hành của đám cán bộ lãnh đạo địa phương, họ “không bị kiểm soát từ bên trên cũng không bị giới hạn từ bên dưới.” Cho nên, “họ phớt lờ quyền lợi chung mà chỉ lo bảo vệ cái ghế và bổng lộc và tìm cách leo lên cao hơn.”


Ông viết tiếp: “Sự hủy hoại đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Xã hội đã mất ý thức đạo đức; những nhóm lợi ích tham lam lưu manh làm cho mọi người dân mất cả ý thức về tính công bằng và chính nghĩa. Cả hệ thống thông tin trong xã hội bị bóp méo lệch lạc. Các số thống kê ngụy tạo cho ta thấy có những định chế để bóp méo sự thật. Như một ngạn ngữ bây giờ nói: Quan thôn đánh lừa quan xã, quan xã đánh lừa quan huyện, quan huyện lại đánh lừa quan trên, dần dần lên đến các quan cao nhất.”
Vì sống trong hoàn cảnh như vậy, nhiều người dân Trung Hoa đã trở thành thờ ơ, vô cảm trước những tai họa xảy ra chung quanh mình. Khi một tòa nhà công sở lớn bị hỏa hoạn, người dân dửng dưng. Tại sao như vậy? Tôn Lập Bình nhận xét: Vì người ta không thấy họ là một thành phần ở trong xã hội đó nữa. Ðó là tài sản của “chúng nó” chứ không phải của “chúng mình!” 
Tôn Lập Bình phân tích ảnh hưởng của những nhóm lợi ích bè phái chỉ lo bảo vệ “quyền lợi khi đang ngồi trên ghế ” của họ (ký đắc quyền lợi, trong nguyên văn). Nguyên nhân của cảnh băng hoại xã hội, Tôn Lập Bình lên án, là do “cuộc hôn nhân giữa quyền lực chính trị và kinh tế tư bản.” Ngày xưa ở Trung Quốc, quyền lực chính trị chống lại thị trường tư bản. Ngày hay hai thứ đó đã bắt tay, đã “kết hôn” với nhau. Ông phân tích: “Thị trường là thứ thị trường để cho quyền lực thao túng. Quyền lực chính là quyền lực để thi thố trong thị trường. Ðây là vấn đề lớn mà chúng ta (người Trung Quốc) phải đối phó. Các nhóm ‘quyền lợi đang thụ hưởng’ đã tạo ra mối liên kết giữa quyền lực và thị trường. Nó làm cho người dân bình thường cảm thấy họ đứng bên lề.”


“Chúng ta phải cắt đứt sợi dây nối quyền lực và thị trường,” Tôn lập Bình đề nghị. Ông nhắc lại một ý kiến của nhà kinh tế lão thành Mao Vu Thức (Mao Yushi), nói rằng: “Phải làm sao để bọn người giầu tiền không sai khiến được quyền lực, và bọn người nắm quyền thì không được sử dụng quyền hành để kiếm tiền.” Hiện nay, bọn người nắm quyền và bọn người có tiền giao kết với nhau. Công cuộc “cải tổ” ở Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay những nhóm đang có chức có quyền thu vén cá nhân.

7 nhận xét:

  1. Mất công dịch phết đấy. Đọc xong thấy sự rối ren của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  2. bài dịch rất hay ! Cho họ và cho ta nhiều bài học có nhiều câu hay :“cuộc hôn nhân giữa quyền lực chính trị và kinh tế tư bản.”,“Chúng ta phải cắt đứt sợi dây nối quyền lực và thị trường,” “Phải làm sao để bọn người giầu tiền không sai khiến được quyền lực, và bọn người nắm quyền thì không được sử dụng quyền hành để kiếm tiền.”... tác giả nói ra được câu này thể hiện ông ta là một người yêu nướf có tâm huyết với đất nước của họ

    Trả lờiXóa
  3. tuy trưng quóc có nhiều nhà tư tưởng lớn nhưng cách suy nghỉ của phân đa các người trung quốc đều rất thâm độc không đoán trước được.

    Trả lờiXóa
  4. nhưng sự thật thì người nhiều tiền thì có quyền lực và ngược lại có quyền thì sẽ dễ kiếm được tiền

    Trả lờiXóa
  5. xã hội chung hoa bị hủy hoại ,căn bản cũng đúng thôi thịnh rồi cũng phải suy thôi,

    Trả lờiXóa
  6. Trí thức Việt Nam cần tích cực chủ động nhiều hơn. Tránh tình trạng dựa dẫm ăn theo

    Trả lờiXóa
  7. "Mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không phải là bạo loạn Xã hội mà là Xã hội bị hủy hoại dần dần.”

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog