Chia sẻ

Tre Làng

HỘI GIẢNG

LâmTrực@

Không dễ gì nói ra điều này vì nó liên quan đến cơm áo gạo tiền của các thầy các cô. Làm nhà giáo thì phải chấp nhận cảnh nghèo. Cái lớn nhất đối với các thầy, các cô là làm thế nào cho ra những sản phẩm mà xã hội cần. Vì điều đó, sự giàu sang phú quý  không làm các thầy cô hạnh phúc bằng việc nhìn thấy học trò của mình trưởng thành mọi mặt. Sẽ có những giọt nước mắt ngập tràn hạnh phúc của người thầy khi chứng kiến trò của mình trở thành những ngôi sao trên các lĩnh vực của dời sống xã hội.

Lẽ tất nhiên, để có được những sản phẩm đó, người thầy phải nỗ lực rất nhiều, công sức, mồ hôi và cả nước mắt để có đủ kiến thức giáo dục cho học trò. Một trong những công việc đến hẹn lại lên của các thầy, các cô là tham gia hội giảng. Đây có lẽ là một hình thức giảng dạy rất đặc biệt, trong môi trường đặc biệt, đã ít nhiều được xã hội chấp nhận. Đã có nhiều thầy cô được vinh danh, và cũng có nhiều thầy cô đã ngã gục.

Thực ra, nói về Hội giảng, bất cứ giáo viên nào cũng lo, thậm chí sợ. Ngay cả những người thầy nhiều năm kinh nghiệm trên bục giảng, được học trò các thế hệ mến mộ, kính trọng và đánh giá cao vào loại nhất nhì của trường cũng không thoát được nỗi lo lắng đó.

Hội giảng là hoạt động thường xuyên của tất cả cấp học nhằm kiểm tra, đánh giá trình độ giáo viên, học sinh. Thông qua dự giờ, giáo viên có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Thế nhưng nghịch lý tồn tại hiện nay là việc dự giờ lẫn thao giảng vẫn còn mang tính hình thức.

Ngoại trừ đột xuất, hầu như các tiết thao giảng, dự giờ, cả giáo viên và học sinh đều chuẩn bị sẵn các khâu, từ bài giảng đến câu hỏi. Thậm chí nhiều giáo viên còn giao luôn nhiệm vụ cụ thể học sinh nào sẽ trả lời câu hỏi bài cũ, phát biểu ý kiến, xây dựng bài mới. Bình thường có thể dạy chay, học chay nhưng có dự giờ là có thước kẻ, bảng phụ, bài giảng điện tử, sơ đồ tư duy…

Việc đánh giá, nhận xét các tiết thao giảng còn mang tính cả nể. Bởi vậy, sau mỗi lần thao giảng, dự giờ, phần lớn các tiết dạy đều được đánh giá đạt loại khá, giỏi. Nhưng khi có đồng nghiệp kỳ cựu (tổ trưởng) trong tổ chuyên môn hoặc có thanh tra sở đến dự thì một tiết giảng được đánh giá loại khá là rất khó.

Chưa kể, việc giáo viên chọn hoặc mượn những lớp học khá nhất trong trường để thao giảng vì những lớp này có nhiều học sinh khá giỏi, hăng phát biểu, dễ thảo luận… Các lớp học yếu hơn thì ít được chọn vì dễ cháy giáo án, học sinh thụ động. Vì vậy, những lớp học khá thường bị chọn dự giờ, thao giảng nhiều nhất. Điều này làm cho học sinh có phần mệt mỏi, nặng nề vì chuẩn bị bài quá nhiều.

Và căn bệnh hình thức, đối phó trong hội giảng, dự giờ cũng là một trong những rào cản, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là thông qua Hội giảng, nhiều tài năng sư phạm đã được phát hiện để bồi dưỡng trở thành những đầu đàn trong nhà trường.

Đã có nhiều ý kiến của các thầy cô về tính hình thức của Hội giảng. Hầu như giáo viên tham gia Hội giảng chủ yếu là do chỉ tiêu chuyên môn áp đặt, nếu không thực hiện họ sẽ không có cơ hội vươn lên. Và vì thế, ai cũng tham gia Hội giảng. Khi đã tham gia Hội giảng thì ai cũng sẽ có kết quả khá, giỏi. Như vậy, về bản chất, giáo viên giỏi và giáo viên chưa giỏi hoặc cá biệt là yếu kém vẫn được đánh giá như nhau. 

Nên chăng,để học trò tham gia đánh giá bằng các điều tra độc lập?

1 nhận xét:

  1. để học trò tham gia đánh giá bằng các điều tra độc lập?...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog