Chia sẻ

Tre Làng

PHỎNG VẤN

LâmTrực@

Phỏng vấn là một biện pháp điều tra cơ bản và hữu dụng, bởi nó cung cấp cho chúng ta thông tin hữu ích nếu tiến hành đúng cách. Phỏng vấn đôi khi được gọi bằng một cách rất không lịch sự là "lấy lời khai". Gọi như vậy là nhầm lẫn với thẩm vấn. Nghe đã thấy bốc mùi, phỏng ạ?

Phỏng vấn được hiểu là một loại hình giao tiếp có mục đích. Giao tiếp bao gồm tất cả các xử sự của con người trong mối quan hệ với xã hội, ta không thể sống mà không giao tiếp. Chúng ta liên tục phải thực hiện giao tiếp với vợ /chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, các chuyên gia, công chúng, bọn lừa đảo ... Ta còn phải lên mạng chửi nhau với thằng bất hiếu hay tán em xinh xinh cớ Ngọc Trinh. Do đó ta phải nắm giữ, phát triển những kỹ năng giao tiếp có hiệu quả và cách nhận biết bản chất con người. 

Nếu có được những kỹ năng đó, chúng ta có thể, thông qua cuộc phỏng vấn của mình, phát hiện gian dối và đạt mục đích tối hậu - nhận được thông tin chính xác.

Giao tiếp trung thực là cung cấp và thu nhận cùng một ý tưởng. Điều tra hướng đến giao tiếp trung thực. Đối với người điều tra khi thực hiện phỏng vấn, thách thức lớn nhất là nhận biết khi nào chúng ta nghe được sự thật. Ở đó, nếu chúng ta chỉ nghe bằng tai mà không bằng mắt, chúng ta sẽ bỏ qua phần lớn nội dung giao tiếp. Do đó, phỏng vấn trong điều tra, bao giờ cũng phải là mặt đối mặt. Những hình thức tán tỉnh nhố nhăng như điện thoại, chat chit (kể cả có hay ko có webcam), diễn đàn, email vân vân, đều không được tính đến.

Tại sao ở đây ta nói rằng phỏng vấn là "giao tiếp" có mục đích, chứ không phải "hội thoại" có mục đích? Lý do, như  ta đã phát triển ý ở trên
- Hội thoại: đó là sự trao đổi thông tin bằng lời nói
- Trong khi đó, Giao tiếp là sự trao đổi thông tin thông qua toàn bộ nhận thức, bao gồm cả trao đổi bằng lời nói và trao đổi ngoài lời nói

Trên thực tế, nhiều người xếp vào loại lẻo mép, làm chủ cái miệng rất tốt. Tuy nhiên, đa số không điều khiển tốt đến thế phần còn lại của cơ thể với ý thức giao tiếp. Hẳn là loại trừ một số trường hợp chúng ta sử dụng một bộ phận nhất định của cơ thể để "giao tiếp" tốt hơn hẳn, lúc í chả cần nói năng đếch gì hết. 

Tuy nhiên, các bạn cũng phải công nhận rằng, trừ thằng James Bond lừa bịp, những trường hợp "giao tiếp" đó nằm ngoài phạm vi quan tâm của một điều tra, phỏng ạ? Các nhà khoa học đã tính toán rằng, với tần suất "điều tra" và "giao tiếp" như thằng này, nó sẽ không thọ quá 40 tuổi. Thế mà  trong phim nó vẫn cứ đẻ tì tì.

Quay lại chủ đề của chúng ta, nhiều nhà nghiên cứu cho biết ít nhất 65 - 70% nội dung giao tiếp được truyền đạt ngoài lời nói. Ngôn ngữ im lặng thể hiện qua các nhân tố sau:

1. Thị giác hay tiếp xúc mắt (eye contact) được sử dụng rộng rãi, phổ cập hầu như trên toàn cầu. Tiếp xúc bằng mắt mở ra hay khép lại kênh giao tiếp. Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể gặp khó khăn nhất định

2. Tuần suất hay thời gian nói. Không chỉ tốc độ mà cả vấn đề thời gian, ví dụ như xem xét các khoảng ngừng đột ngột trong lời nói.

3. Tư trang: đồ trang sức, trang điểm, trang phục, avatar, title, signature vân vân, những thứ dùng để trang điểm nói lên rất nhiều điều về con người chúng ta.

4. Xúc giác hay sự động chạm - các bộ phận nhất định mà chúng ta có thể chạm vào, và các bộ phận không được phép. Ví dụ như bắt tay hay sờ tí, là hai hình thức giao tiếp có tính chất rất khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau và dẫn đến những hệ lụy tương ứng cũng rất khác nhau. Các bạn nhớ nhé, trong giao tiếp thông thường, không được sờ tí.

5. Động tác, hay chuyển động của cơ thể, bao gồm cả các cử chỉ nhấn mạnh thêm các thông điệp bằng lời nói của chúng ta. Chú ý rằng, những động tác gợi dục cũng có thể nói lên nhiều điều ngoài việc phô trương thái quá vẻ đẹp cơ thể.

6. Không gian, hay khoảng cách cá nhân. Chúng ta được bao bọc trong một không gian nhất định và trong mỗi không gian cụ thể chúng ta có xu hướng lựa chọn những cách thức phản ứng, giao tiếp nhất định. Tính chất tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh.

Lưu ý rằng, các kiến thức của entry này được tổng hợp trên phim truyền hình dài tập của VTV mang tên Cảnh sát hình sự, một số phim ảnh khác của bọn tư bản Hollywood, ngoài ra còn có pháp luật nhà nước và các loại báo lá cải trên mạng. Các bạn thấy choén được thì choén. Anh nghĩ những gì viết ra đây là bằng chứng cho thấy anh chỉ là một thằng bốc phét chả biết cái đếch gì hết. Hã hã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog