Chủ tịch Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 21/11 đã lên đường sang thăm Thái Lan với hứa hẹn về những khoản chi lớn hơn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xứ chùa Vàng. Chuyến thăm diễn ra chỉ một ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia kết thúc trong mâu thuẫn về cách thức các nước Đông Nam Á tiếp cận trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Chuyến thăm của ông Ôn được cho là tiếp tục chính sách tập trung xây dựng mối quan hệ song phương vững chắc với từng nước trong khối ASEAN. Chiến lược này được các nhà phân tích nói là nhằm mục đích nhằm ngăn chặn ASEAN đạt được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giàu tài nguyên. Không đề cập đến vấn đề cụ thể nào, cũng chẳng nói về tranh chấp biển đảo, ông Ôn nói với các phóng viên tại Bangkok rằng: “Trong bối cảnh tình hình trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp hơn, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thái Lan để phát triển và tăng cường hợp tác ở cấp độ khu vực”.
Trong khi đó, thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho biết bà đã đề nghị Trung Quốc đầu tư 50 tỉ USD vào khu công nghiệp cảng nước sâu mà Thái Lan đang cùng phát triển với sự trợ giúp của chính phủ Myanmar tại Dawei, miền Nam Myanmar, cũng như các dự án đường sắt và phòng chống lũ lụt khác. Bà Yingluck cũng cho biết Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua một lượng lớn gạo dự trữ của Thái Lan, cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp Thái Lan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng việc giải ngân các khoản viện trợ này là nhằm giúp các nước ASEAN thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước giàu hơn như Singapore và Malaysia với các nước nghèo hơn như Lào, Myanmar và đặc biệt là Campuchia.
Tuy nhiên, các nhà phân tích an ninh nói rằng việc cung cấp các khoản viện trợ này không phải là tự nhiên mà có. Campuchia đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc với việc Phnom Pênh đầu tuần này đã tuyên bố rằng các nước ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa các vấn đề liên quan đến biển Đông, dù trên thực tế một số nước thậm chí còn hối thúc việc để Mỹ và các cường quốc trong khu vực cùng tham gia thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chính vì vậy, giữa các nước trong khối đã có sự chia rẽ, từ đó dẫn đến việc ASEAN không có được một tiếng nói có trọng lượng hơn, rõ ràng hơn trong việc đàm phán với Trung Quốc như một khối thống nhất. “Trung Quốc đã chứng tỏ rõ ràng rằng họ có ý định tích cực duy trì áp lực thụ động để làm suy yếu quan điểm đồng thuận của ASEAN về vấn đề biển Đông” – ông Ernest Bower – một học giả tại Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế tại Washington, Mỹ nói.
Cùng chung nhận định trên, Hãng tin Reuters nói rằng Bắc Kinh đang tích cực dùng ảnh hưởng và cả tiền bạc để giành tình hữu nghị và lôi kéo một số nước trong việc chống lại các bên có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. “Một số nước dễ bị dao động bởi đồng tiền. Nếu nhìn thấy tiền, họ có thể dễ dàng vứt bỏ những nguyên tắc của mình. Trung Quốc đang tăng cường tiếng nói của họ và mua lòng trung thành của một số nước châu Á” – một nhà ngoại giao châu Á tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á ở Campuchia nói.
Ông Ian Storey tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore thì nhận định, Campuchia sẽ nhường lại chức chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2013 Brunei – một nước giàu dầu mỏ. Vì thế, vấn đề tranh chấp lãnh thổ có thể sẽ còn lôi kéo nhiều bên liên quan hơn.
Theo WSJ, Reuters
chắng lẽ tiền có thể làm tất cả sao????
Trả lờiXóathái lan theo phe mỹ mà,campuchia thì đang bị chi phối.khó có thể có tiếng nói chung
Trả lờiXóahài,thế này trông cậy gì vào asean được
Trả lờiXóaviệt nam lại được tặng bài khó của nam cường
Trả lờiXóa