Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc không chỉ có tính năng dân sự mà còn có cả ứng dụng quân sự. Đó là thừa nhận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tướng Phạm Trường Long nhận định Bắc Đẩu là cơ sở dành cho nhiều hệ thống thông tin. Theo lời ông Phạm Trường Long, hệ thống này được sử dụng "cả trong mục đích quân sự và dân dụng," có lợi cho đất nước, quân đội và nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.
Tuyên bố của vị quan chức cấp cao Trung Quốc về thành phần quân sự nặng ký của Bắc Đẩu không phải là phát kiến mới mẻ.
Chuyên viên Nga Yakov Berger từ Viện Viễn Đông nhận xét: "Hoàn toàn rõ ràng rằng bất kỳ hệ thống định vị nào trong công tác quân sự được đảm bảo tốt nhất với sự hỗ trợ của vệ tinh. Chiến tranh thông tin hiện đại chỉ đơn giản là không thể thiếu việc sử dụng các vệ tinh dẫn đường cho phương tiện sát thương và các kỹ thuật cơ động. Cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông đã cho thấy điều đó. Trung Quốc hiển nhiên đang chuẩn bị tiến tới loại chiến tranh như vậy."
"Cách đây chưa lâu, trong chuyến thăm Quân khu Quảng Châu, ông Tập Cận Bình đã nói dứt khoát rằng quân đội cần sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Rõ ràng là hệ thống định vị với hỗ trợ của vệ tinh đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến hiện đại," ông Berger nói.
Chuyên viên Berger không đánh giá chính xác mức sẵn sàng của Trung Quốc để tới chiến tranh thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng chuẩn bị chiến tranh thông tin là một trong những mục ưu tiên trong chiến lược quân sự Trung Quốc.
Các chuyên viên phân tích quân sự chỉ ra một thực tế là hiện tại những hệ thống thông tin và hệ thông liên lạc của hàng loạt quân đội trên thế giới đang sử dụng hệ thống định vị GPS Mỹ và Mỹ có khả năng ngắt mạch hoạt động của toàn bộ hoặc một phần hệ thống dẫn hướng-định vị vào bất kỳ thời điểm nào. Dưới góc độ đó, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của GPS Mỹ.
Tổng hợp từ Net
Thời đại này thông tin chính là vũ khí đầu tiên mà các nước sử dụng để chiến tranh
Trả lờiXóaGiờ nước nào nắm được thông tin nhiều hơn thì cơ hội chiến thắng rất cao nên việc đẩy mạnh chiến tranh thông tin là tất yếu
Trả lờiXóaCứ nhìn mấy nước như Libi chẳng hạn, đầu tiên bị tấn công chính là thông tin. Ko liên lạc được với bên ngoài coi như xong.
Trả lờiXóaBước đi này của Trung Quốc là rất khôn ngoan khi chọn việc phát triển về chiến tranh thông tin!
Trả lờiXóa