Việc sử dụng các lực lượng hàng hải bán quân sự là một tín hiệu ngầm của Trung Quốc và các nước khác rằng nhiều con đường ngoại giao vẫn còn để ngỏ và chúng ta không thể tránh khỏi hướng tới một số loại xung đột giữa những quốc gia khác nhau, ngay cả khi họ trạng bị cho mình chính sách bảo hiểm có vũ khí.
Cuối tháng 10 vừa qua, Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đề: Biển Đông: Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao.
Tại buổi trao đổi này, Lord Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã có những phân tích đánh giá về những nội dung trên. Dưới đây là bài phát biểu của hai chuyên gia ở hai viện nghiên cứu có uy tín đặt trụ sở tại Luân Đôn:
Phần trình bày của ông Lord Williams, quyền chủ nhiệm Chương trình châu Á của Chatham House:
Về chủ đề này, tôi tập trung vào một số ý như sau: có nhiều tranh chấp và chủ yếu là tranh chấp giữa những nước có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và một số ít ở Hoàng Sa, những tranh chấp này liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối ASEAN là Việt Nam, Brunây, Philippines và Malaysia. Tôi tin rằng có nhiều mối nguy hiểm và những nguy cơ này ngày càng gia tăng, Đây là nơi đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ trong quá khứ, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây có thêm sự xung đột giữa Philippines và Trung Quốc. Đây cũng là nơi mà hai cường quốc chính là Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện. Trung Quốc có những lý do rõ ràng, còn Mỹ, dù nước này chưa bao giờ quay lưng lại với châu Á-Thái Bình Dương nhưng nay đang thể hiện quyết tâm trở lại châu Á mạnh mẽ hơn. Cuối cùng là các giai pháp ngoại giao, đây là điểm mấu chốt của vấn đề bởi theo tôi hình như chưa có nhiều giải pháp ngoại giao.
Nói về các tranh chấp, phải nói đây là những tranh chấp đã có từ lâu đời. Chúng là những nguyên nhân gây xích mích giữa Trung Quốc và 4 nước ASEAN, những nước cùng tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, đặc biệt là xích mích giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong những ngày tháng cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã nhân cơ hội này chiếm quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền miền Nam năm 1974. Sau đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam lại xảy ra một cuộc chiến lớn vào năm 1979 nhưng không có sự can dự của hải quân trong cuộc chiến này. Gần một thập kỷ sau đó, lại có một cuộc đụng độ gay gắt nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra vào năm 1988, kết quả là phía Việt Nam có 70 người thiệt mạng.
Nhưng tại sao những vấn đề này lại trở nên nóng bỏng và quyết liệt trong thời gian gần đây? Tôi nghĩ có một số nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là kinh tế, Tất cả các bên tuyên bố chủ quyền đều tin rằng khu vực Biển Đông này có nhiều trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và tất cả họ đều muốn tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên này. Một nguyên nhân kinh tế nừa là vùng ven biển ở nhiều nước đã bị việc đánh bắt hải sản làm cho kiệt quệ và các tàu cá phải ra khơi xa hơn. Đặc biệt Trung Quốc là nước đang phải đương đầu với vấn đề này, nước này có dân số quá lớn, khó đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp lương thực và thực phẩm.
Những tranh chấp trên lại càng quyết liệt do căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương.
Ngay cả trước khi Mỹ chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ của hai nước này cũng đã căng thẳng trong những năm gần đây về nhiều vấn đề như kinh tế, sứ quán Trung Quốc ở Bêôgrát bị ném bom năm 1998, và vụ máy bay do thám Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001. Mối quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ phức tạp và ngày càng khó khăn hơn trong tương lai.
Một sự việc gây ấn tượng mạnh là thất bại của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào tháng 7/2012. Sau khi hội nghị kết thúc, một điều bất thường xảy ra trong lịch sử 45 năm của ASEAN là không đưa ra được thông cáo chung hoặc bất cứ sự đồng thuận nào. Không có được thông cáo chung là do họ không có được sự nhấí trí về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù hầu hết các thành viên, bao gồm cả những nước không có tuyên bố chủ quyền như Indonesia cũng đồng cảm với các nước có tuyên bố chủ quyền. Việc không đạt được sự đồng thuận này là kết quả của sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc thông qua một nước ASEAN – Campuchia – hiện trong thời điểm này là nước thân cận nhất với Trung Quốc can dự vào. Điều đó đã làm mất đi sự đồng thuận và làm cho khối này khó có được một vị thế chung. Sự gây hấn của Trung Quốc thông qua Campuchia, tại hội nghị ở Phnôm Pênh hoàn toàn là một bước phát triển rất đáng chú ý và điều này đã được nói đến nhiều trong khu vực.
Tất cả các nước ASEAN đều có người Hoa sinh sống và có một nhân tố trong những tranh chấp là thái độ chống người Trung Quốc thể hiện ở nhiều cuộc biểu tình tại các thủ đô của các nước Đông Nam Á.
Lấy Indonesia làm ví dụ. Là nước lớn nhất trong ASEAN và không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc nhưng Indonesia vẫn e ngại khi nhìn thấy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và khi điểm cực nam trong tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đã đến rất gần vùng lãnh hải của Indonesia. Trong lịch sử Indonesia cũng là nước gặp nhiều vấn đề về quan hệ với Trung Quốc. Hai nước này đã không có quan hệ ngoại giao trong 1/4 thế kỷ, từ năm 1965 đến 1990 và gần đây vào năm 1998, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Indonesia…
Một trong những điều đáng lo ngại là sự Hiện đại hóa vũ khí đặc biệt là tàu ngầm của nhiều nước ASEAN. Có sự tranh đua giữa các nước ASEAN trong việc mua tàu ngầm của Hàn Quốc, Pháp, Đức và Thụy Điển.
Tôi thấy không có nhiều giải pháp ngoại giao. Điều này sẽ còn gặp nhiều trở ngại hơn nữa trong ASEAN trong việc tạo ra một vị thế chung, tiếp theo sau hội nghị ở Phnôm Pênh.
Indonesia được cho là có đóng một vai trò điều phối trong vấn đề này nhưng vị thế của họ chưa đạt được như vậy và họ đồng cảm với các thành viên của ASEAN. Nhóm Khủng hoảng Quốc tế trong một báo cáo gần đây về khu vực có gợi ý về một mô hình nhóm các bộ trưởng của ASEAN nhưng tôi thấy mô hình này cũng không khả quan. Còn Michael Wesley, trước đây là chuyên gia của Viện Lowy ở Xítni, cho rằng Ôxtrâylia có thể đóng vai trò làm cầu nối đưa ra một giải pháp cho tình hình sẽ ngày càng căng thẳng hơn này. Tuy nhiên, vì Ôxtrâylia là đồng minh thân cận với Mỹ nên chắc chắc Trung Quốc sẽ không coi Ôxtrâylia là một trung gian trung lập.
Ngoài ra, không có nhiều khả năng khác. Có một hướng mà tôi đưa ra được gọi trong Hiến chương của Liên hợp quốc là “những thẩm quyền” của tổng thư ký. Ví. dụ như trước đây, dưới thời Tống thư ký Perez de Cúella, Liên hợp quốc đã đóng vai trò hỗ trợ Liên bang Xô viết rút quân khỏi Afganistan trong năm 1989. Tôi cho ràng các nước ASEAN sẽ đồng ý với giải pháp có vai trò của Liên hợp quốc, nhưng đối với Trung Quốc sẽ khó thuyết phục về phương án này. Thời gian trôi đi, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ thấy không dễ chịu nểu quan hệ có vấn đề với các nước ASEAN, các nước châu Á láng giềng và hy vọng lúc đó có thể tìm đến các giải pháp ngoại giao.
Phân tích đánh giá của ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):
Trong khi ông Lord Williams tập trung vào giải pháp ngoại giao và tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo thì tôi lại phân tích nhiều hơn về việc mua sắm thiết bị quân sự, động thái của các lực lượng bán quân sự và điều đó có ý nghĩa gì đối với giải pháp ngoại giao cũng như là tình hình ở Biển Đông.
Trước hết phải nói là có một quá trình mua sắm vũ khí quân sự chưa từng thấy đang diễn ra ở Đông Á nói chung, và ở một phạm vi nào đó ở Đông Nam Á. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, việc mua sắm vũ khí đã được thực hiện nhiều ở Đông Nam Á, sau đó bị thu hẹp lại do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Lúc đó đã có nhiều thảo luận đề cập đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và có những phản ứng trái chiều về vấn đề này. Và hiện nay, lại đang diễn ra thảo luận về một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Tôi cho rằng đó chủ yểu xuất phát từ động cơ hành động phản ứng mà chúng ta chứng kiến trong một số vụ mua sắm trang thiết bị quân sự trong khu vực. Ông Lord Williams đã đề cập đến việc mua tàu ngầm. Tàu ngầm là loại thiết bị rất hữu hiệu. Hiện Việt Nam đang mua một số tàu ngầm vì không thể cạnh tranh được với những đội tàu trên biển hiện đại hơn nhiều của Trung Quốc. Do vậy có bằng chứng cho thấy có những động cơ hành động phản ứng và do đó theo lý thuyết là có một cuộc chạy đua vũ trang.
Nhưng cũng có trường hợp mua tàu ngầm lại không nhất thiết vì lý do đó hoặc không phải do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ví dụ như Malaysia, đã mua 2 tàu ngầm trong những năm gần đây, không hẳn vì Trung Quốc mà có lẽ là vì Singapore, nước đối thủ trong khu vực trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù điều này không được công khai thừa nhận nhưng có thể đó là động cơ chính khiến Malaysia mua tàu ngầm.
Philippines thì lại bắt đầu trang bị vũ khí cho mình qua việc xem xét những tàu do Mỹ tài trợ. Nhưng đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và chồng chéo, do đó về bản chất khó mà coi đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Tuy nhiên, đã có nhiều vụ việc thường liên quan đến tàu bán quân sự hàng hải cho thấy có sự quyết đoán hơn của Trung Quốc và tình trạng căng thẳng hơn ở khu vực này nói chung. Thuật ngữ “sự quyết đoán” là một trong những tranh ỉuận mang tính học thuật lớn khi nói đến những hoạt động của Trung Quốc gần đây. Trung Quốc không cho rằng họ hiếu chiến, mà họ chỉ phản ứng lại trước những khiêu khích khác. Tôi có một chút đồng cảm với tuyên bố này. Những vụ xô xát của các lực lượng bán quân sự xảy ra trên biển liên quan đến việc cắt cáp thăm dò, hoặc các tàu tuần tra, ở Việt Nam trong năm 2011 một phần liên quan đến thực tế rằng Việt Nam và Philippines sẽ có nhiều hoạt động thăm dò dầu khí trong thời gian tới, và bắt đầu thay đổi hiện trạng trong một phạm vi nào đó. Chưa rõ liệu Trung Quốc có quyết đoán hay không, nhưng một điều chắc chắn là nước này đã tự tin hơn trong việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và chính sách ngoại giao nói chung của mình.
Việc sử dụng lực lượng bán quân sự trên biển này còn gọi là “ngoại giao hàng hải cưỡng chế”, hay còn gọi là “ngoại giao bán pháo hạm”, nghĩa là dùng lực lượng cưỡng chế để bắt ép hoặc cản trở các đối thủ thông qua sử dụng các đội tàu không có vũ trang. Và đây chính là hình thức của lực lượng tiềm ẩn đang được sử dụng tại đây.
Việc sử dụng các lực lượng bán quân sự trên biển chứ không phải pháo hạm là rất hiệu quả, đặc biệt đối với Trung Quốc do ba nguyên nhân chính sau:
Trước hết, vì là tàu không trang bị vũ khí nên tất nhiên phi quân sự hóa tình hình và không cho phép bất cứ khả năng nào làm leo thang quân sự.
Thứ hai, đây là cách thức rất hữu hiệu để Trung Quốc củng cố tuyên bố về chủ quyền của mình. Chúng đóng vai trò như là một tuyên bố chủ quyền trên thực tế và của chính họ, mặc dù họ không có tài liệu liên quan đến chủ quyền chính thức đối với các khu vực này. Việc huy động các đội tàu bán quân sự trên biển giống như đưa một xe cảnh sát đến một ngôi làng ở vùng biên giới có tranh chấp bằng việc có chiếc xe cảnh sát hiện hữu ở đó, nó chứng tỏ rằng bạn phải có quyền lãnh thổ ở khu vực đó. Nó không có cơ sở pháp lý nhưng đó là sự hiện diện thực tế để duy trì chủ quyền.
Cuối cùng, đặc biệt là theo quan điểm của Trung Quốc, sử dụng các hình thức bán quân sự hàng hải sẽ tránh bị lên án là thái độ đạo đức giả. Các lực lượng bán quân sự trên biển không có vũ trang không gặp trở ngại về pháp lý trong việc huy động và rất dễ dàng đóng vai vì những mục đích hòa bình hơn là cho bất cứ lý do hiếu chiến nào.
Người ta cho rằng có lo ngại về việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và điều đó có nghĩa là họ có thể làm giảm các rào cản dẫn đến bạo lực hoặc sử dụng bạo lực. Họ dễ dàng mua sắm trang bị và duy trì. Đó là những chiếc tàu hoàn toàn rẻ tiền nếu so với những đội tàu rất đắt tiền hiện đang được sản xuất. Họ có khả năng lớn hơn trong việc có những hành động gây hấn…
Do đó tôi cho rằng có thể tiếp tục có sự đối đầu của các lực lượng bán quân sự hàng hải không có vũ trang. Những nguyên nhân khác nhau này làm cho các nước trong khu vực theo đuổi những hình thức ngoại giao cưỡng bức đặc biệt.
Nhưng cũng có thực tế rằng việc sử dụng các lực lượng bán quân sự cho thấy không có nước nào thực sự tìm kiếm một giải pháp dựa trên xung đột. Đúng là những hoạt động này thường được hỗ trợ bởi các mối đe dọa tiềm tàng của lực lượng quân sự. Lấy ví dụ ở Biển Hoa Đông, việc triển khai gần đây các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi một cuộc diễn tập quân sự, diễn tập bắn đạn thật, nơi họ đã bắn 40 tên lửa ở vùng Biển Hoa Đông như là một minh chứng và nhắc nhở về sự có mặt của lực lượng quân sự Trung Quốc và chúng có thể được sử dụng và huy động nếu cần thiết.
Tuy nhiên, xung đột dường như không thế xảy ra trong khu vực tại thời điểm này vì một loạt lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là hậu quả tiềm tàng của xung đột, cả về con người và tài chính. Còn nguyên nhân khác thì tôi không chắc chắn liệu hoạt động quân sự sẽ diễn ra như thế nào ở Biển Đông hiện nay. Ông Lord Williams đã đề cập đến sự kiện năm 1974 và chiếm quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 là năm đầu tiên Trung Quốc tiến vào quần đảo Trường Sa và đã xây dựng nhiều công sự ở đó, Nhưng bây giờ đối với Trung Quốc, việc tiến hành bất cứ hoạt động nào đối với các bên có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa sẽ ngày càng phức tạp…
Cuối cùng là sự hiện diện của Mỹ và chiến lược chuyển hướng sang châu Á của nước này.
Tôi cho rằng việc sử dụng các lực lượng hàng hải bán quân sự là một tín hiệu ngầm của Trung Quốc và các nước khác rằng nhiều con đường ngoại giao vẫn còn để ngỏ và chúng ta không thể tránh khỏi hướng tới một số loại xung đột giữa những quốc gia khác nhau, ngay cả khi họ trạng bị cho mình chính sách bảo hiểm có vũ khí. Quan điểm này hơi trái ngược với những gì ông Lord Williams đã nói.
Nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực khác nhau mà tiến bộ về ngoại giao có thể đạt được thông qua việc làm rõ các tuyên bố hợp tác ở Biển Đông—những lĩnh vực này vẫn còn rất không rõ ràng, đặc biệt về đường đứt khúc chín đoạn của Trung Quốc, nhưng không có quốc gia nào không liên quan ở đây. Việt Nam không xác định những đảo nào thực sự thuộc quần đảo Trường Sa. Philippines có nhóm đảo Kalayaan nhưng lại chưa rõ ràng liệu đó có phải là một tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế hay không. Việc làm rõ liệu những chi tiết là đảo hay bãi đá theo qui định của luật hàng hải sẽ rất hữu ích. Thảo luận về chủ quyền hàng hải một cách hợp tác hoặc thực hiện nguồn tài nguyên chung sẽ là một cách tốt để thực hiện điều này. Đã có nhiều thảo luận ở hậu trường về Bộ Quy tắc ứng xử sẽ là công cụ ràng buộc pháp lý và xây dựng dựa trên Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002. Vì vậy, việc hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử sẽ tiếp tục cho thấy các quốc gia đang tìm kiểm một hướng đi hòa bình, để nếu không giải quyết được, thì ít nhất cũng gác lại những tranh chấp này trong thời điểm hiện nay.
Đây là một quan điểm mà không nhất thiết phải phù hợp với những gì báo chí nói về Biển Đông, hoặc ở một chừng nào đó ở Biển Hoa Đông, vào thời điểm hiện nay, nhưng tôi cho rằng đó là điều sẽ hình thành nên khuôn khổ ngoại giao ít nhất là trong vài năm tới.
Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN
Vấn đề biển Đông đang rất nóng. Quá nhiều kẻ nhòm ngó vào biển Đông, châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có tính quan trọng nhất nhì thế giới về ngoại giao, quân sự. Nhưng hiện tại thì kẻ thù lớn nhất chính là Trung Quốc, một kẻ tham lam và hiếu chiến.
Trả lờiXóa