Việt Nam không cần phải cạnh tranh để có đủ số lượng tàu hải quân với Trung Quốc, nhưng thay vào đó họ có thể sự dụng giáo lý chiến tranh du kích ở ngoài khơi Biển Đông.
Bài viết của Gary - là người đứng đầu của về Phân tích Chuyên ngành Hàng hải & Dự báo Hàng không, tại London.
Vào ngày 17/1/2012, Việt Nam đã công bố tàu chiến tự chế đầu tiên của nước này. Dường như các thay đổi có rất nhiều điểm giống tàu hộ tống Tarantul của Nga, tuy nhiên, chiếc tàu mới này được trang bị các tên lửa và hệ thống súng pháo tương đối khá tối tân.
Mặc dù kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa gây nhiều ấn tượng so với các tiêu chuẩn tàu chiến hiện đại, nhưng sự công bố này phản ánh sự nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển hải quân ở khu vực nhằm cạnh tranh với lực lượng ngày càng tăng của nước hàng giềng lớn hơn, Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam dường như đã mạnh tay hơn đối với các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, họ cũng đang phải đối mặt với các thiếu hụt năng lượng, và tương tự như Trung Quốc trong quá trình cải cách, họ cũng đang thèm khát các nguồn tài nguyên phong phú này. Một số mỏ dầu lớn ngoài khơi của Việt Nam, chẳng hạn như Bạch Hổ, được dự kiến sẽ cạn kiệt vào năm 2020, do đó làm tăng thêm nhu cầu khám phá và đi sâu ra ở các lưu vực mới một cách cấp bách hơn.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã chứng minh rằng họ sẽ sẵn sàng và có thể làm gián đoạn tất cả các hoạt động này thông qua các nỗ lực kết hợp giữa Hải quân và các lực lượng bán quân sự đặc trách vùng biển. Nước này đang ra sức để đạt được mục tiêu bá chủ Hải quân vào năm 2050, với tàu sân bay đầu tiên đã được đưa vào thử nghiệm trên biển cách đây không lâu.
Trong khi nhiều dự đoán và nỗ lực được tập trung vào sự phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc trong một thập kỷ qua, thì ít có ai để ý đến các tham vọng quân sự ngày càng gia tăng của Việt Nam. Trong năm 2009, Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm tấn công với động cơ diesel loại Kilo của Nga với khoảng 3,2 tỷ USD, một số tiền đáng kể trong ngân sách quốc phòng của nước này và là hợp đồng xuất khẩu hải quân lớn nhất của Nga.
Hồi cuối năm 2011, nhà máy đóng tàu Schelde của Hà Lan đã ký với Việt Nam các hợp đồng xây dựng bốn tàu hộ tống loại Sigma, trong đó 2 chiếc sẽ được xây dựng trong nước nhưng nằm dưới sự giám sát của Hà Lan.
Cho tới thời điểm này, Hải quân Việt Nam không phải là cơ quan duy nhất được nâng cấp hạm đội. Cảnh sát biển Việt Nam (VMP) đã mua một số tàu tuần tra nước ngoài từ các tập đoàn Damen của Hà Lan, trong đó bao gồm cả loại hơn 1.000 tấn và có thể mang theo máy bay trực thăng, và đây sẽ là tàu lớn nhất của VMP. Việc này sẽ cung cấp năng lực đáng kể cho VMP trong việc đối trọng lại với số lượng tàu 1.000 tấn cộng với Cơ quan Giám sát hàng hải của Trung Quốc ở Biển Biển Đông.
Đây chưa phải hoàn toàn là các điểm chính. Hợp đồng này còn bao gồm các sản xuất được cấp phép và xây dựng các cơ sở bảo trì chuyên ngành, cùng lúc họ cũng đang giúp Việt Nam thiết lập các ngành nghiên cứu hải quân và phát triển cơ sở hạ tầng. Và thời điểm thuận lợi này cũng giúp Việt Nam có lợi thế hơn trong lúc Trung Quốc không có khả năng mua vũ khí nhập từ nước ngoài (do lệnh cấm vận hoặc lo ngại ‘sao chép kỹ thuật’, như trong trường hợp với nước Nga), cũng như Việt Nam đã đề ra các chiến lược liên minh với đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ.
Ấn Độ tuyên bố hồi tháng 9/2011 rằng họ sẽ bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam, trong lúc Việt Nam đã có hệ thống phòng chống ven biển, kể cả hệ thống Bastion của Nga. Đây có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà Ấn Độ đã thực hiện quyết định này, trong lúc một công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ (ONGC) đưa ra công bố kế hoạch để cùng Việt Nam khám phá và phát triển các mỏ dầu ở ngoài khơi Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia cho các tàu ngầm Kilo mới, dự tính sẽ được chuyển giao vào năm 2014.
Tuy nhiên, điều hợp lý để tự hỏi rằng phải chăng những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua đều là vô ích. Hải quân Việt Nam đã không bao giờ có uy tín nhiều như phía quân đội, lực lượng chính trong việc quyết định cuộc chiến Việt Nam đẫm máu ở thế kỷ trước.
Nhưng hướng này hình như đang được thay đổi, và các nhà nước Việt Nam đang nổ lực tuyên truyền cũng như phấn đấu để tăng khả năng tuần tra của các lực lượng biển, đặc biệt là trong các đơn vị đồn trú tại quần đảo Trường Sa.
Sự tăng trưởng Hải quân này nhằm mục đích để chuẩn bị cho các khả năng xung đột trong tương lai ở ngoài khơi Biển Đông. Kinh phí cho lực lượng Hải quân cũng đã tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây.
Về mặt chiến lược, Việt Nam thực sự có lợi thế hơn nhiều so với Trung Quốc. Lâu nay Việt Nam miêu tả mình như một kẻ yếu trước thế giới, nhưng thực sự họ lại sở hữu phần lớn các đảo tại quần đảo Trường Sa đang có nhiều nước tranh chấp, trong khi Trung Quốc chỉ có một nửa các rạn san hô và các bãi đá ngầm. Trong khi hạm đội Trung Quốc không ngừng mở rộng cùng với kỹ thuật tiên tiến thì họ phải cũng trải qua một khoảng cách đường biển khá rộng để có thể đặt chân lên các vùng mà họ tuyên bố có chủ quyền.
Mặt khác, Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền với một khu vực có thể nói là ngay trước cửa nhà của họ. Đội bay của các hạm đội và tàu ngầm với tên lửa có thể tấn công và rút lui vào các cảng khá dễ dàng, trong khi hạm đội Trung Quốc có thể bị thiệt hại hoặc bị tiêu diệt trước khi về lại các cảng ở xa bờ.
Việt Nam không cần phải cạnh tranh để có đủ số lượng tàu hải quân với Trung Quốc, nhưng thay vào đó họ có thể sự dụng giáo lý chiến tranh du kích ở ngoài khơi Biển Đông. Một chiến lược tuy không đối xứng, nhưng kết hợp với các liên minh kịp thời, cùng lúc cũng là các đối thủ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ được chuẩn bị tốt cho cuộc xung đột sắp tới. Cho dù điều này hóa ra là một cuộc chiến tranh ‘tâm lý’, thì các khả năng thương thuyết và quyết định vẫn phải được mang mổ xẻ ở hội nghị bàn tròn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Việt Nam sẽ đảm bảo họ có tất cả các lá bài tốt nhất trước khi ngồi xuống để đàm phán ở hội nghị bàn tròn.
ĐẶNG KHƯƠNG / DEFENSE NEWS
Điều này có thể thấy được ở chiến thắng Điện Biên Phủ khi mà Mỹ đã đem dàn B52 tối tân đến để bắn phá Hà Nội nhưng rồi cuối cùng cũng sấp mặt tại bàn ký kết hiệp định
Trả lờiXóa