Chia sẻ

Tre Làng

LỘ PHÍ, ĐƯỜNG TỐT, AN TOÀN...LÊN QUAN MÀ CHẲNG LIÊN ĐỚI

Chạy xe có động cơ trên đường bộ chỉ còn ít ngày được “miễn phí”. Sang năm 2013, ngay từ ngày đầu tiên, sẽ bắt đầu tính “lộ phí”, một loại “lệ phí đường”, nộp Quỹ bảo trì đường bộ.




Là luật lệ chứ không giỡn, chưa biết thì cần biết cho kịp: Nghị định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Cách nộp: ô tô nộp qua đăng kiểm, xe máy nộp tại phường, xã, xe nào cũng là xe, bình đẳng trước luật lệ, không nghe nói phân biệt xe chính chủ hay không chính chủ.

Phường, xã hẳn quán triệt tinh thần không gây khó dễ, có khi còn chăng băng-rôn “nhiệt liệt chào mừng” dân, quan bớt chút thời gian vàng bạc đến nộp lộ phí.

Phí này để làm gì? Tên gọi đã nói rõ: bảo trì đường bộ. Lâu nay, chạy xà xã, mà toàn chạy chùa, chả mất đồng nào, hơi tý còn kêu ỏm tỏi.

Quyền lợi hưởng lâu rồi, đi mòn cả đường, nay mới hé lộ tý nghĩa vụ. Mà cũng mới chỉ đường bộ thôi, còn các đường không, sắt, thuỷ… hồi sau mới biết.

Bảo trì đường bộ, nhưng dùng thế nào, các cơ quan chức năng còn tính, để tiền dân trao là bảo đảm có cháo múc, nhằm giữ an toàn giao thông, thông suốt huyết mạch…

Trước thềm thực thi luật lệ mới, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), được dư luận báo chí trích lời “lạ”: "Đường tốt, tai nạn sẽ tăng".

Chẳng khác cảnh báo xa xăm: cứ đường xấu mà đi cho an toàn. Ông trích thống kê: 10% tai nạn do cơ sở hạ tầng, hiểu là đường sá, biển báo, đèn tín hiệu, rào chắn…

Bảo trì, sửa chữa hạ tầng, tai nạn có giảm không? Ông Hiệp bảo: đường càng tốt, tai nạn càng tăng, theo thực tế tại Việt Nam. Dẫn chứng: QL 6 làm tốt, tai nạn lại tăng 40%. Lý do: đường quá tốt, dân phóng nhanh, vượt ẩu…

Ảnh hưởng an toàn đến thế, làm đường tốt làm gì, thu tiền bảo trì làm gì? Thu cứ phải thu, nhưng thu thì thu thế nào cho tiện, để trăm dân đỡ phải “lên đồn xuống phủ”?

Từng thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu, nhưng nhiên liệu này đâu chỉ để chạy xe. Có đến 40% dùng vào chạy máy sản xuất, bơm nước tưới tiêu, tàu thuyền đường thuỷ…

Cơ quan chức năng nhận phần khó về mình: Đánh phí vào đầu xe. Tiếng là nhiều loại phí, nhưng phí lại rẻ so với xe và so với… nước ngoài.

“Lộ phí” này “chả là bao” phiền là bỏ công lên phường xã để “hân hoan làm nghĩa vụ”. Lỡ gặp cảnh đông đúc, chen chúc, cần nhận thức: do dân trí của một bộ phận không nhỏ dân chúng còn thấp, tự làm khó mình khi chưa biết thanh toán điện tử.

Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Có cầu là có cung, rồi sẽ có dịch vụ, cò thu tại nhà, đóng hộ tiền. Khó vạn lần dân liệu cũng xong, huống hồ cái việc lên phường xã nộp tiền, chỉ nhỏ như con thỏ, mỗi năm chỉ có một lần…

Lộ phí, đường tốt, an toàn… liên quan mà chả liên đới. Lộ phí cứ nộp, nhưng đừng vội đòi đường tốt. Chả liên đới trách nhiệm gì, vì đường xấu an toàn mới được đặt lên trên hết.

Bài của tác giả Trần Giang Phương

10 nhận xét:

  1. Giờ đi đâu ra đường cũng mất tiền. Ko tiền này thì tiền kia. Có lẽ đi bộ là biện pháp hữu ích nhất hiện nay

    Trả lờiXóa
  2. Phí đường bộ thì đón rầm rầm, đường thì cứ xây được 2-3 tháng là ổ voi với ổ gà mọc lên như nấm mà mãi chẳng sửa. Vậy cái tiền phí đường bộ kia đi đâu mất?

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là chẳng đâu giao thông như Việt Nam cả. bao nhiêu là khoản vô lý cứ đổ lên đầu của những người lái xe mà chẳng rõ nguyên nhân. Bức xúc thì cũng chẳng biết hỏi ai.

    Trả lờiXóa
  4. Trước thềm thực thi luật lệ mới, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), được dư luận báo chí trích lời “lạ”: "Đường tốt, tai nạn sẽ tăng".

    Cuối năm 2013:
    Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) báo cáo:
    "Vì trách nhiệm cao cả trước tính mạng người dân, chúng tôi đã quyết định không chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng, không dám làm "Đường tốt" vì sợ tai nạn sẽ tăng.
    Chúng tôi đành chia cho anh em trong Ban, mỗi người quản lý 1 phần quỹ và giao cho họ trách nhiệm tự chi sao cho hiệu quả nhất"

    Trả lờiXóa
  5. Hy vọng số tiền ấy sẽ được sử dụng để tạo nên những con đường chất lượng tốt.

    Trả lờiXóa
  6. Thời buổi cái gì cũng tiền, lệ nọ phí kia. Đời sống nhân dân lại càng eo hẹp.

    Trả lờiXóa
  7. Chất lượng các công trình giao thông ở nước ta chưa được tốt. Hay chăng là do không có phí đường bộ để sửa chữa?

    Trả lờiXóa
  8. Nhà em làm rì có tiền, cố lắm tiết kiệm ra trường sắm con Rim tàu mà lại có phí này chắc đói rơi răng

    Trả lờiXóa
  9. Chúng ta cần nhìn nhận thẳng vào những khuyết điểm, sai sót để sửa chữa và khắc phục.

    Trả lờiXóa
  10. Theo mình trước hết cần đẩy mạnh tham nhũng rồi thì đất nước sẽ khấm khá hơn nhiều.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog