Lâm Trực@ - Những ngày qua, dư luận xã hội tại Việt Nam và cộng đồng quốc tế không khỏi bức xúc và lo lắng trước hành động ngỗ ngược, hung bạo và bỉ ổi có phần hèn hạ của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với phần lãnh thổ của Việt Nam và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh hàng hải quốc tế.
Suy cho cùng, nếu Trung Quốc lấn tới, thì không chỉ Việt Nam, Philippines là hai nước chịu nhiều thiệt thòi nhất, mà chính ngay cả lợi ích của các nước lớn cũng bị tổn thương trầm trọng vì an ninh hàng hải quốc tế bị Bắc Kinh khống chế. Và về lâu dài, cứ đà đó, vai trò, ảnh hưởng của các nước lớn sẽ bị mờ nhạt tiến tới dần bị thay thế bởi một Trung Quốc bá quyền.
Chỉ mới vài tháng thôi, Trung Quốc đã tiến hành nhiều bước đi có tính toán, có hệ thống. Một mặt gây sự với Ấn Độ, với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng mặt khác lại âm thầm tiến hành các hoạt động xâm lấn chủ quyền của Việt Nam và Philippines. Các hành động trên chuyển biến từ chỗ âm thầm, lén lút, chuyển dần sang công khai, trắng trợn và càng ngày càng tàn ác.
Bước đi của Bắc Kinh là có tính toán chi tiết, nằm trong chuỗi những hành động được tính toán cẩn trọng nằm trọng trong chiến lược bành trướng. Người ta không khó nhận ra là chỉ vài tháng trước, Trung quốc tiến hành phủ sóng điện thoại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tiếp theo là lập thành phố Tam Sa, xây dựng những căn cứ hậu cần quân sự, tổ chức diễn tập đánh chiếm đảo...và sau đó là cho in hình lưỡi bò trên Hộ chiếu, nhằm từng bước hiện thực hóa, hợp pháp hóa phần lãnh hải chiến đóng trái phép của Việt Nam trên biển đông.
Song song với chuối hành động phi pháp trên, Trung quốc ra luật cho phép Cảnh sát Hải Nam có quyền lục soát, khám các tàu bè đi vào khu vực này. Đây chính là một bước đi cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh nhắm thưc hiện quyền tài phán trên vùng biển của nước ta, từng bước củng cố hồ sơ pháp lý cho cái gọi là "đường lưỡi bò" lâu nay đã bị quốc tế phản đối bới tính phi pháp của nó.
Mới đây nhất, hai sự kiện liên tiếp xảy ra mà dư luận xã hội cực lực phản đối, đó là Bắc Kinh cho tàu cá vào tận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam để quấy nhiễu và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02. Hành động ngang ngược này của Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược lại những gì mà họ vẫn nói trước cộng đòng quốc tế, và phỉ nhổ vào những thỏa thuận giữa hai quốc gia. Mục đích của hành động trên là nhằm mở rộng đường lưỡi bò, "tranh chấp hóa" vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam vốn không có, và chưa từng có tranh chấp với Trung Quốc. Những hành động trên của Trung Quốc, nếu không bị ngăn chặn kịp thời, sẽ là tiền đề cho hàng loạt những hành vi lấn chiếm và gây hấn tiếp theo và cuối cùng, biển của ta chỉ còn là những bãi tắm.
Tiếp theo hành động cắt cáp, mới ngày hôm qua, các tàu cá của Trung Quốc lại tiến vào vùng biển Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, cướp bóc của ngu dân, lấy đi tài sản, vứt đồ xuống biển gây thiệt hại về tài sản cho ngư dân.
Sau những hành động trên, có lẽ chúng ta cần có cách nhìn mới về chiến lược biển và chiến thuật ngăn chặn những hành động của Trung Quốc một cách cụ thể hơn. Một giải pháp hợp tác quốc tế hay giải pháp ngoại giao kết hợp với sử dụng quyền lực của một nhà nước độc lập sẽ là lựa chọn của chúng ta.
Người viết bài này, khuyến khích các bạn đóng góp những sáng kiến (dù nhỏ) để chúng ta có thể bảo vệ được lảnh thổ thiêng liêng của đất nước trước hiểm họa bành trướng của Bắc Kinh.
Lâm Trực
Bước đi của Bắc Kinh là có tính toán chi tiết, nằm trong chuỗi những hành động được tính toán cẩn trọng nằm trọng trong chiến lược bành trướng.vì vậy chúng ta cũng cần phải cận thận,tính toán 1 chắc kĩ lượng
Trả lờiXóa