Việc Thượng nghị sĩ John Kerry của bang Massachussetts, Mỹ, 69 tuổi, được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Ngoại trưởng thay thế người tiền nhiệm Hillary Clinton khiến dư luận cho rằng, Washington sẽ mạnh tay hơn với Bắc Kinh tại Biển Đông trong thời gian tới.
Bởi ông John Kerry từng mở phiên điều trần (tháng 5/2012) trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện xung quanh những liên quan căng thẳng tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh: Trung Quốc và một số nước khác đang đưa ra những đòi hỏi phi pháp ở Biển Đông và các vùng biển khác trên thế giới.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện John Kerry cũng khẳng định, việc tham gia vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) sẽ giúp nâng cao lập tức uy tín của Mỹ và có thể đẩy lùi những đòi hỏi chủ quyền quá đáng, những lệnh cấm phi pháp đối với các chiến hạm và tàu chở hàng của Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vai trò của đặc phái viên
Ngay sau khi bà Park Geun-hye đắc cử và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên Hàn Quốc, Thủ tướng tương lai của Nhật Bản Shinzo Abe đã định cử cựu Bộ trưởng Tài chính Fukushiro Nukaga, Tổng thư ký Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật - Hàn làm đặc phái viên tới Seoul để cải thiện quan hệ song phương, cũng như hy vọng sớm gặp bà để phát triển quan hệ 2 nước. Nhưng Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe lại vừa hủy kế hoạch này sau khi bà Park Geun-hye từ chối đề nghị của Nhật Bản.
Quan hệ song phương đã xấu đi sau khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Lee Myung-bak thăm 2 hòn đảo nhỏ tại quần đảo Takeshima/Dokdo. Và bà Park Geun-hye từng tuyên bố: quần đảo Dokdo/Takeshima là lãnh thổ Hàn Quốc cả về luật pháp quốc tế, lịch sử, địa lý và đây không phải là vấn đề cần tranh cãi với Nhật Bản, đồng thời sẽ “đặt Mỹ và Trung Quốc lên bàn cân”.
Được biết, trong cuộc điện đàm hôm 21/12 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, lãnh đạo 2 nước đã nhất trí hợp tác để giải quyết khủng hoảng an ninh Đông Bắc Á, đồng thời nhấn mạnh tới tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Hàn đối với hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như tại châu Á - Thái Bình dương.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35
Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu Á, là đồng minh chiến lược của Mỹ và phương Tây, nhưng bà Park Geun-hye không muốn làm mếch lòng quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo giới truyền thông, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Shinzo Abe từng cam kết trong chiến dịch tranh cử Hạ viện hôm 16/12 rằng: chính phủ mới sẽ tổ chức buổi lễ “Ngày Takeshima” vào ngày 22/2/2013 (chính quyền địa phương tổ chức hàng năm tại Matsue thuộc tỉnh Shimane từ năm 2005 để kỷ niệm 100 năm ngày tuyên bố đảo Takeshima là một phần của tỉnh này) để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Takeshima/Dokdo.
Ngày 25/12, tân Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Kitera Masato chính thức nhậm chức, thay thế người tiền nhiệm Uichiro Niwa hết nhiệm kỳ về nước. Trước đó (20/12), Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã tổ chức gặp mặt để chia tay Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa và chào mừng Đại sứ mới Kitera Masato.
Tại cuộc gặp, ông Kitera Masato nhấn mạnh, quan hệ Nhật - Trung có truyền thống và bề dày lịch sử lâu dài, do đó 2 nước cần thiết lập mối quan hệ hữu hảo bền vững trên cơ sở quan điểm tổng thể, đồng thời cùng nỗ lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược song phương và cùng có lợi, tăng cường trao đổi thông tin liên lạc và phục vụ lợi ích quốc gia.
|
Tuy nhiên, phát biểu trong chương trình truyền hình sáng 21/12, Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba cho biết, đang cân nhắc việc này trong bối cảnh môi trường an ninh Đông Bắc Á đang có những diễn biến khá phức tạp và liệu ai sẽ được lợi khi quan hệ Nhật - Hàn xấu đi.
Ông Shinzo Abe từng nhấn mạnh, Nhật Bản sẽ đảm bảo cán cân quyền lực ở châu Á không bị mất ổn định. Bởi Chủ tịch LDP sẽ tái bố trí tàu khu trục và tàu tuần tra để đối phó với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì Tokyo cảm thấy mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết.
Trước đó (19/12), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có thể theo đuổi tinh thần thông cảm và tôn trọng lẫn nhau, cùng hợp tác vì hòa bình và ổn định của Đông Á trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng này.
Phát biểu của Tổng Thư ký Ban Ki-moon được đưa ra sau khi 3 quốc gia kể trên đều có lãnh đạo mới - tân Tổng bí thư Tập Cận Bình (Trung Quốc), tân Thủ tướng Shinzo Abe (Nhật Bản), nữ Tổng thống đầu tiên Hàn Quốc Park Geun-hye và họ đều đưa ra những quan điểm khá cứng rắn đối với tranh chấp biển đảo khiến cho tình hình trong khu vực càng thêm căng thẳng.
Giới bình luận cho rằng, mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật và Mỹ - Hàn sẽ có nhiều thay đổi sau khi 3 quốc gia đều có tân lãnh đạo. Giới quân sự nhận định, những ưu tiên của Mỹ tại châu Á - Thái Bình dương, nhất là mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể bị ảnh hưởng nếu ông Shinzo Abe cứng rắn trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Takeshima/Dokdo, thậm chí tác động xấu tới chiến lược của Mỹ tại khu vực này.
Mối quan ngại của Ấn Độ và Nhật Bản
Sau 2 ngày (20 và 21/12/2012) diễn ra Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình và Thịnh vượng chung”, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, hội nghị đã ra tuyên bố “Tầm nhìn cấp cao 20 năm ASEAN - Ấn Độ”.
Theo đó, quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ được nâng lên đối tác chiến lược; cam kết tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh hàng hải và tự do hàng hải, sự an toàn của các tuyến giao thông biển bảo đảm thương mại không bị cản trở phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); nhất trí thúc đẩy hợp tác biển, bao gồm thông qua việc tham gia Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và cơ chế mở rộng của diễn đàn, để giải quyết các thách thức chung về các vấn đề trên biển, bao gồm cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh biển, kết nối trên biển, tự do hàng hải, đánh bắt cá và các lĩnh vực hợp tác khác…
Ngày 21/12, Tổng thống Aquino đã đến dự và chủ trì lễ duyệt binh chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Philippines.
Quân đội Philippines được đánh giá là yếu nhất Đông Nam Á và điều này từng được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thừa nhận - quân đội Philippines quá yếu, không thể chặn đứng được các hành động xâm phạm lãnh thổ mà nước ngoài đang làm. Manila dựa vào Mỹ và chủ yếu tiếp nhận và tân trang lại các thiết bị có từ thời Thế chiến thứ hai mà quân đội Mỹ không còn sử dụng.
|
Giới truyền thông cho rằng, New Delhi muốn xử lý thận trọng vấn đề Biển Đông. Bởi cách đây không lâu Trung Quốc vừa phản đối mạnh mẽ tuyên bố của Đô đốc Hải quân Ấn Độ D.K. Joshi khi ông nói rằng: Hải quân Ấn sẵn sàng bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ tại Biển Đông.
Trang tin NewstrackIndia.com đưa tin, quan điểm của Ấn Độ là vấn đề chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước đang tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Salman Khurshid nói với giới truyền thông sau khi kết thúc phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ.
Dư luận đang quan tâm tới báo cáo hôm 19/12 của Viện Nghiên cứu Quốc phòng quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản khi cơ quan này cho công bố báo cáo với tựa đề “An ninh Trung Quốc 2012, phân tích chiến lược và xu hướng quân sự của Trung Quốc”. Trong đó nhấn mạnh tới sự tác động to lớn về quân sự và kinh tế của Trung Quốc đối với an ninh Nhật Bản.
Bởi tại Trung Quốc, quân đội và các cơ quan hàng hải đã tăng cường hợp tác để bảo vệ quyền lợi hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Và điều này sẽ khiến Trung Quốc gia tăng thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn tại các vùng biển tranh chấp, do đó các nước láng giềng cần chuẩn bị đối phó.
Ngày 20/12, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc bình luận: báo cáo kể trên phù hợp với quan điểm cứng rắn của tân Thủ tướng Shinzo Abe và điều này chứng tỏ Nhật Bản sẽ không có bất kỳ sự uyển chuyển nào trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Ngày 22/12, Nhật Bản lại phải điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn một máy bay thuộc Cục Hải dương Trung Quốc sau khi máy bay này đi vào không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 2 máy bay Trung Quốc - Nhật Bản đối đầu trực tiếp tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đây là phản ứng thể hiện sự quyết liệt trong vấn đề tranh chấp biển đảo kể từ khi đảng LDP của ông Shinzo Abe đắc cử.
Trước đó (13/12), Tokyo cũng điều 8 chiến đấu cơ F-15 để chặn máy bay Trung Quốc khi xâm phạm không phận trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Giới truyền thông Nhật Bản đưa tin, 3 tàu hải giám Trung Quốc hôm 21/12 đã vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, lần đầu tiên kể từ khi cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản (16/12) kết thúc với sự trở lại của ông Shinzo Abe.
Giới truyền thông cho rằng, căng thẳng vì tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau khi Bắc Kinh cử 3 tàu hải giám đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Tokyo lập tức phái 8 máy bay chiến đấu để uy hiếp và xua đuổi.
Trung Quốc vẫn thích làm theo cách của riêng mình
Ngày 21/12, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ngày 10/12, quân đội Trung Quốc đã phái Lưu Khiết Thuần, nữ sĩ quan trẻ ra đồn trú trái phép tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu, Giải phóng quân và nhiều tờ báo Trung Quốc đều đưa tin này nhưng không cung cấp chi tiết về tuổi tác, quê quán, quân hàm, chức vụ cũng như công việc cụ thể của nữ sĩ quan này.
Tờ Nhân Dân nhật báo cũng vừa đăng hình ảnh tập trận của một lữ đoàn thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, nhưng không cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm diễn ra.
Động thái này khiến dư luận quan ngại trước những biến động mới ở Biển Đông bởi Hạm đội Nam Hải hoạt động tại khu vực Biển Đông. Ngày 23/12, Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin, tuyên bố về thềm lục địa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông mà Bắc Kinh vừa trình Liên Hiệp Quốc (14/12) đã lấn cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. Seoul đang chuẩn bị hồ sơ phản đối và khiếu nại để gửi lên Liên Hiệp Quốc trong tuần này nhằm bác yêu cầu của Bắc Kinh.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật Bản
Trước đó, trong báo cáo tại một cuộc hội thảo khoa học ở Singapore trong hai ngày 15 và 16/12/2012, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã đưa ra một số quan điểm xung quanh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông của những nước hữu quan, trong đó chỉ trích cách làm của Trung Quốc ở khu vực này.
Giới quân sự từng nhiều lần cảnh báo: tàu Hải giám Trung Quốc thực chấtlà những tàu được trang bị vũ khí và được huấn luyện bởi Hải quân Trung Quốc. Đây thực chất là phương tiện quân sự giả danh tàu dân sự nhằm thực hiện việc quấy nhiễu và xâm phạm vùng biển của các nước hữu quan. Đó là chiến thuật “hải giám đi trước, chiến hạm theo sau”, là kiểu “làm luật tại Biển Đông và biển Hoa Đông” mà Trung Quốc đang tiến hành.
Theo thống kê của tuần duyên Nhật Bản, kể từ khi Tokyo hoàn tất việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9, Trung Quốc đã 19 lần đưa tàu vào những vùng nước quanh khu vực tranh chấp này. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đang thách thức Nhật Bản, cũng như muốn khẳng định rằng: họ có thể ra vào khu vực này bất cứ khi nào muốn.
Giới nghiên cứu cho rằng, mặc dù Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư song ít có khả năng sử dụng vũ lực để chiếm vùng lãnh thổ này. ÔngShinzo Abe cho biết, sẽ tìm cách di dời căn cứ không quân Futenma của Mỹ tới một nơi ít dân cư hơn trong phạm vi tỉnh Okinawa.
Vấn đề di dời căn cứ quân sự Futenma từ lâu là một cản trở trong mối quan hệ giữa chính phủ với địa phương bởi người dân muốn chuyển căn cứ của Mỹ ra khỏi Okinawa. Nhưng điều này có thể sẽ dễ dàng hơn khi Trung Quốc đang gia tăng áp lực đối với Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Ngày 22/12, ông Shinzo Abe nhấn mạnh: sẽ không có thay đổi nào trong việc xem xét đưa quan chức đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (21/12), Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật tái khẳng định cam kết của Washington đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông theo như Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ.
Ngày 21/12, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul đã đưa ảnh cuộc tập trận hải quân xung quanh 2 đảo nhỏ thuộc quần đảo Dokdo/Takeshima vào Sách Trắng Quốc phòng mới của Hàn Quốc nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ các đảo này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức phụ trách chính sách quốc phòng của Bộ Quốc phòng cho biết: Ngoài ảnh về các chuyến bay tuần tra trên bầu trời các đảo được đưa vào Sách Trắng Quốc phòng lần trước (hai năm một lần), ảnh tập trận hải quân lần này cũng được đưa vào Sách Trắng năm nay.
Sách Trắng cũng cho rằng, những đòi hỏi không chính đáng của Nhật Bản đối với lãnh thổ cực Đông của Hàn Quốc và quan điểm lịch sử khác biệt của Tokyo về giai đoạn chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910-1945) vẫn là những rào cản đối với trao đổi và hợp tác quân sự giữa hai nước.
|
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Rồi Trung Quốc sẽ phải trả giá cho những hành động ngạo ngược của mình!
Trả lờiXóaViệt Nam có chủ quyền hợp pháp về Hàng Sa và Trường Sa, chúng ta có sự ủng hộ của Quốc Tế.
Trả lờiXóaTrung Quốc quả thật có lòng tham vô đáy!
Trả lờiXóaTrung Quốc đã gây thù với phần lớn các nước chỉ vì tham vọng bành chướng, chiếm đóng biển đảo không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trả lờiXóaTôi tin rằng với sức mạnh của dân tộc và sự đoàn kết của các nước thì Trung Quốc sẽ sớm phải lùi bước thôi.
Trả lờiXóaBọn Tàu khựa này vãn thích làm theo cách riêng của mình à? Thế thì sẽ có kết cục riêng thôi.
Trả lờiXóaMẹ cái thằng Tàu bẩn bựa này.
Trả lờiXóaCũng cần cảnh giác với nó đấy. Giương oai ở Senkaku, nhưng có thể đó là trò giương đông kích tây đấy. Nhân lúc Thế giới mất cảnh giác, nó đánh úp Trường Sa của ta.
Hiện tại, thằng Tập này đang dùng tàu Hải quân, núp dưới vỏ bọc tàu cá. Rát có thể lần thứ 2 nó xua tàu cá đến Trường Sa và bất ngờ đánh úp.
KHi đó ta đánh lại sẽ bị mang tiếng là tấn công tàu dân sự.
Dcm nó chứ, kiểu gì nó cũng phải trả giá.
Cứ để cho chúng nó nổ súng trước đi, rồi ta sẽ cho chúng biết thế là kẻ bại trận!
Trả lờiXóaĐể xem chúng giương oai giễu võ được đến bao giờ. Cứ thích chơi trội rồi sẽ nhận lấy hậu quả thôi
Trả lờiXóaRồi thì chúng sẽ chuốc lấy thất bại ê chề vì tinh vi mà chúng tự vẽ nên cho bản thân chúng thôi
Trả lờiXóa