"Trung Quốc hiện họ có hơn 200 học sinh, nghiên cứu sinh đi khắp thế giới để quảng bá chủ quyền ở biển Đông dù không đúng sự thật. Việt Nam bây giờ mới bắt đầu là hơi muộn".
Tại hội thảo quốc gia "Hợp tác biển Đông - lịch sử và triển vọng", khai mạc tại Đà Nẵng ngày 13/12, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) cho biết, hội thảo được 3 trường tổ chức cho thấy sự nhập cuộc của các đại học Việt Nam trong vấn đề nghiên cứu Biển Đông.
"Trung Quốc chú trọng đến việc đào tạo người trẻ về biển Đông từ khá sớm. Hiện họ có hơn 200 học sinh, nghiên cứu sinh đi khắp thế giới để quảng bá chủ quyền ở biển Đông dù không đúng sự thật. Việt Nam bây giờ mới bắt đầu là hơi muộn, song cần đào tạo chuyên sâu hơn", tiến sĩ Nhã nói.
Theo ông Nhã, Việt Nam có thế mạnh lớn về sử liệu để chứng minh việc quản lý về mặt nhà nước ở Hoàng Sa từ thời vua Minh Mạng (năm 1816) đến thời kỳ Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó, Trung Quốc không thể chứng minh được chủ quyền tại Hoàng Sa. Tất cả bản đồ cổ cho thấy lãnh thổ của nước này chỉ dừng ở đảo Hải Nam.
"Việc Việt Nam cần bây giờ không đơn thuần là nghiên cứu mà phải đi vào đào tạo người trẻ nghiên cứu về chủ quyền Hoàng Sa để quảng bá và đấu tranh mạnh mẽ về lẽ phải", tiến sĩ Nhã nhấn mạnh.
PGS.TS. Phạm Quang Minh, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết đây không phải lần đầu tiên trường bắt tay vào việc nghiên cứu chủ quyền Việt Nam tại biển Đông mà từ những năm 1980. Tuy nhiên điều hạn chế lớn nhất là những nghiên cứu này sau đó chưa được công bố rộng rãi.
Ngoài ra, việc nhà trường thành lập khoa Quốc tế học (năm 1995) có bộ môn quan hệ quốc tế cũng đã có nhiều nghiên cứu về ASEAN, an ninh và xung đột quan hệ quốc tế ở Thái Bình Dương, chính sách của nước lớn… Có những đề án nghiên cứu, luận văn cao học của sinh viên nhà trường được đánh giá cao. Trong đó có 2 sinh viên khoa Khoa học chính trị giành giải nhất cuộc thi do Quỹ nghiên cứu biển Đông của Học viên Ngoại giao tổ chức.
Ông Minh cho biết, nhà trường đang tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu, trú trọng vào lý luận và thực tiễn, như việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực để trao đổi với các học giả nước ngoài. "Tôi mong muốn sau hội thảo lần này sẽ xuất bản cuốn sách về chủ đề biển Đông cho sinh viên. Nhà trường cũng có một hội đồng tư vấn chính sách và đã đề xuất lên Chính phủ một chương trình nghiên cứu về biển Đông cho sinh viên thực hiện", ông Minh nói.
TS Trần Nam Tiến (ĐH Quốc gia TP HCM) cho rằng, để giải quyết xung đột ở biển Đông hiện nay từ góc nhìn Việt Nam, điều cần nhiết phải trú trọng xây dựng vững chắc cơ sở pháp lý.PGS.TS Trần Ngọc Vương (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, bản chất thực sự của những xung đột trên biển Đông tập trung vào lợi ích kinh tế, tài nguyên và lãnh thổ. Riêng Trung Quốc, khi nền kinh tế chưa phát triển thì nước này không chú trọng đến hàng hải. Khi kinh tế phát triển, họ nhận thấy tiềm lực đường biển dồi dào nên liên tục gây hấn tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông
Nói về giải pháp "hạ nhiệt" những căng thẳng ở biển Đông, TS Nguyễn Văn Lý, Giám đốc Học viện Chính trị - hành chính khu vực III, cho rằng: "Trước hết các nước ASEAN cần có tiếng nói chung cho vấn đề xung đột ở biển Đông, hạn chế mâu thuẫn lợi ích cục bộ về biển Đông. Biển Đông không còn đơn thuần là vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á mà là của toàn cầu. Do đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia là xu thế chung, khẩn thiết giải quyết xung đột hiện nay".
NGUYỄN ĐÔNG (VNEXPRESS)
Chắc chắn là phải thế này rồi. Ko thể để cho TQ có thể lộng hành thế này mãi được
Trả lờiXóaThời buổi này mà ko cảnh giác cao độ thì chúng nó đánh chiếm lúc nào ko hay. Việt Nam cần tăng cường việc kiểm soát lên mới được
Trả lờiXóaVấn đề tranh chấp Biển Đông không biết bao giờ mới xong đây.
Trả lờiXóa