Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhận xét nghiêm khắc như vậy về ngành GTVT, đồng thời chỉ ra hàng loạt yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát.
Bộ GTVT tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 10-1, tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013.
Đường hỏng do thiếu vốn?
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2012, toàn quốc xảy ra trên 36.000 vụ tai nạn giao thông làm gần 10.000 người chết, 38.000 người bị thương; số điểm ùn tắc giao thông giảm mạnh (Hà Nội từ 124 điểm chỉ còn 67, TPHCM từ 120 điểm chỉ còn 76).
Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, kiềm chế tai nạn giao thông chưa thực sự bền vững; tai nạn giao thông trong những tháng cuối năm 2012 có xu hướng tăng trở lại, số người chết hoặc bị thương vẫn ở mức cao và vẫn còn xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên, do thiếu vốn duy tu, sửa chữa định kỳ nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông và giảm năng lực khai thác; sự thiếu kiểm soát xe quá tải trên diện rộng cũng khiến các tuyến quốc lộ hư hỏng, mất an toàn.
Quốc lộ 1A, đoạn qua xã An Dân, huyện Tuy An - Phú Yên
được ví như chiếc áo rách chưa bao giờ vá lành suốt 5 năm qua. Ảnh: HỒNG ÁNH
|
Về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Viên cho biết Bộ GTVT đã giám sát việc tái cơ cấu, giảm thiệt hại và hạn chế đến mức thấp nhất việc chủ tàu hủy đơn hàng, ổn định sản xuất, khắc phục dần việc nợ lương, nợ BHXH; giá trị sản xuất đã đạt trên 4.800 tỉ đồng (bằng 98,7% kế hoạch năm và giảm 46,3% so với năm 2011).Vậy mà cứ tự khen!
Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương những nỗ lực của ngành giao thông đã đạt được trong bối cảnh hết sức khó khăn của năm 2012. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra hàng loạt những bất cập mà nhiều năm không thay đổi.
Đầu tiên là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GTVT vẫn còn chậm và quan trọng hơn nữa là chất lượng còn yếu kém. “Quản lý ngồi đút chân gầm bàn, không có tâm và tầm, sâu sát với cuộc sống đang vận động, thay đổi liên tục mà đi xây dựng luật lệ rồi mong cuộc sống chấp nhận thì khó khăn lắm. Luật người ta viết ra, trải qua bao nhiêu năm vẫn không phải sửa đổi mà mình thì cứ vừa ra đã sửa”- Phó Thủ tướng bức xúc.
Hạ tầng giao thông xuống cấp và việc thu phí bảo trì đường bộ bị người dân than phiền.Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Điện Biên Phủ, quận 3 - TPHCM Ảnh: TẤN THẠNH |
Phó Thủ tướng nhấn mạnh về sự yếu kém của các ban quản lý dự án. Nhiều dự án trọng điểm được giao cho các ban quản lý dự án, chủ đầu tư yếu năng lực chuyên môn lẫn quản lý. “Số lượng ban quản lý dự án sử dụng công cụ quản lý hiện đại như thế giới đang làm hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy tại sao cứ tự khen là làm hiệu quả nhất?
Bộ GTVT là bộ lớn nhất về đầu tư xây dựng cơ bản nên nếu không nâng cao chất lượng quản lý thì cả 10 năm nữa vẫn đổ lỗi loanh quanh” - Phó Thủ tướng thẳng thắn phê bình và nói điểm yếu kém thứ ba là quỹ dành cho phát triển giao thông tĩnh (bãi đỗ xe) tại Hà Nội và TPHCM 5 năm qua không thay đổi, vẫn dưới 1% trong khi tốc độ phát triển của ô tô trung bình 12,8%/năm thì giao thông công cộng chỉ tăng hiệu quả phục vụ từ 7% lên 10% là quá chậm.“Cần cơ chế gì thì Bộ GTVT kiến nghị để giải quyết ngay chứ đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô chỉ còn 0%. Nếu không có các giải pháp căn cơ, quyết liệt thì lúc ấy không cách gì giải quyết được vấn đề quá tải”- Phó Thủ tướng định hướng.
Người dân sẽ tự giác đóng phí!
* Phóng viên: Người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đường không tốt nhưng vẫn phải đóng phí; đường xấu nhưng việc sửa chữa cũng rất hạn chế. Bộ GTVT có thấy mất công bằng?
* Vậy, Bộ GTVT có hứa hẹn với người dân ở các khu vực đó bao lâu nữa họ sẽ được hưởng thụ hạ tầng giao thông tốt hơn?
- Phát triển hạ tầng giao thông được Đảng và Chính phủ đưa ra rất nhiều chương trình, huyện nghèo có chương trình 30A, trong đó có phát triển giao thông.
Ngoài ra, còn có ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông cho các vùng khó khăn. Quỹ bảo trì thì chỉ dùng để duy tu, bảo dưỡng khi đã có hệ thống đường rồi, để bảo đảm thuận lợi hơn cho việc lưu thông.
* Lãnh đạo rất nhiều phường, xã trên cả nước bày tỏ không mặn mà với thu phí. Họ nói rằng Bộ GTVT chọn phần đơn giản khi thu phí với ô tô qua đăng kiểm, còn thu với xe máy vừa ít lại phức tạp thì đẩy về địa phương ?
- Hiểu như vậy là không đúng vì phí bảo trì đường bộ đối với xe máy là để lại cho địa phương nên địa phương phải trực tiếp thu. Cái đó rất rõ. Khi tính như vậy là chúng tôi đã cân nhắc đến quyền lợi cho các tổ chức thu, cấp phường được để lại 10%, cấp xã là 20% tổng số phí thu được để vừa động viên, khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc thu phí bảo trì đường bộ.
* Bộ có ước lượng được sẽ thất thu bao nhiêu không?
- Chúng tôi cũng có nhận định trong năm 2013 chỉ thu phí được với khoảng 50%-70% số xe máy. Như vậy đã là rất tốt.
Lâu nay các phường, xã vẫn thu thuế đất và các loại phí khác từ các hộ dân. Bây giờ giao thêm nhiệm vụ thu phí bảo trì đường bộ để họ có thể thống kê chính xác số xe máy từng hộ dân và thu thuế xe máy. Người dân cũng phải tự giác để chấp hành đóng phí.
Thế Kha ghi
|
THẾ KHA/ Người Lao động.
Giao thông vẫn luôn là chủ đề nóng từ bao nhiêu năm nay.
Trả lờiXóaNếu cứ không nâng cao chất lượng quản lý thì giao thông còn hành người dân mãi thôi
Trả lờiXóaHaiz, đúng thật là chỉ khổ dân. Nhiều khoản thuế phí nhưng liệu chất lượng các công trình giao thông có được cải thiện không.
Trả lờiXóaHi vọng tình hình giao thông nước ta sẽ ngày càng được cải thiện
Trả lờiXóakhông biết người dân còn phải chịu cảnh ùn tác giao thông đến bao giờ nữa
Trả lờiXóaTai nạn giao thông gia tăng, một phần là do ý thức tham gia giao thông của người dân nhưng cũng có một phần do chất lượng các con đường xấu
Trả lờiXóaQuản lý giao thông thiếu cả tâm lẫn tầm. Như vậy biết bao giờ người dân mới thoát khỏi cái cảnh này
Trả lờiXóa