Chia sẻ

Tre Làng

CÔ GIÁO DẠY VĂN


Cô ra trường là về dạy chúng tôi ngay. Cô là dân thị xã còn trường chúng tôi là trường cấp 3 vùng sâu vùng xa nên cô phải về dạy 4 năm để đổi lấy cái vé về thị xã. Chúng tôi đã nghèo còn thiệt.

Cô là sản phẩm của một nền giáo dục phiến diện đọc chép thi cử, cho đến bây giờ cho dù là tốt nghiệp cử nhân văn khoa thì sau 28 năm cô cũng chưa viết nổi một bài báo, một truyện ngắn trên bất kỳ một tờ báo mạng nhàn nhạt nào. Thế mà cô vẫn đứng lớp như tấm bằng của cô công nhận nghề cho cô. Cô truyền cho nhiều thế hệ học sinh sự óng ánh, kỳ vĩ của văn chương, câu chữ. Lớp lớp chủ nhân tương lai của đất nước vẫn ngày ngày ngẩng cúi ghi chép và trả bài cứ như là thấu hiểu lắm rồi. Chúng tôi đã thiệt còn thiếu.

Ngày cô mới ra trường về chủ nhiệm lớp chúng tôi, cô búi tóc “hai mùa mưa”, thái độ nghiêm cẩn yêu nghề đến nỗi chúng tôi có cảm giác nghề giáo đối với cô là một tín ngưỡng. Ngày đầu nhập môn, cô cho chúng tôi viết về đề tài “ngày tựu trường”. Tôi viết đúng đầy một trang “phê đúp” nhưng cô vẫn cho 8 điểm, bằng điểm với một nữ ngôi sao viết 8 trang. Thành tích của tôi không có gì lớn lao mà chỉ do cô bất ngờ về tài cóp nhặt của tôi do tôi chăm chỉ đọc và ghi chép lại từ những tài liệu mà có thể cô nghĩ rằng ở quê tôi chả bao giờ có. Chúng tôi đã thiếu còn bị miệt thị.

Ngày sắp ra trường cô hỏi tôi “Vĩ thích nghề gì?” Tôi hơi chựng lại khi đứng trước sự đắn đo phải trả lời về cái nghề mà tôi muốn giữ bí mật cho tới khi bước hẳn vào. “Em muốn làm cái nghề mà sau này có thể giúp cô tìm ra kẻ lấy cắp cái bút kim-tinh của Hà”.

Hà là con nhà trâm anh đã bị mất cây bút quý giá đúng buổi tôi ở lại lớp trực nhật nên không ra thể dục giữa giờ. Tôi đương nhiên là kẻ bị tình nghi số 1 trong số 5 tỷ dân thế giới hồi ấy. Chúng tôi trẻ con đã bị tiêm nhiễm tư duy người lớn.

Tôi quyết đi học nghề cơ bắp cho dù tôi thích làm nhà báo. Tôi đã thi khối A cho dù tôi thích học văn. Tôi đã mất đi ước mơ lung linh của đời mình chỉ vì một sự áp đặt thái quá của một cô giáo yêu nghề đến mức cuồng tín. 

Chúng tôi đã mất nhau lại còn mất cả hình bóng cô giáo của mình. Ngày mai cô về hưu, tôi sẽ về gặp cô.

Nguồn của một người có Nick ViNhanTinhLe

1 nhận xét:

  1. Khi còn nhỏ thì môi trường và những người dạy dỗ ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức và sự phát triển của chúng ta.Bạn tác giả có lẽ đã không có điều kiện để được sống trong môi trường văn học thực thụ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog