Với đầu óc cao ngạo cố hữu, người Hoa xưa tưởng tượng ra một hình ảnh kỳ dị để miệt thị như thế này: “Những kẻ làm ruộng lúa nước mọi rợ ở các vùng thung lũng bán nhiệt đới đều giống như loại rắn bò trườn xấu xí ở các vùng biên giới âm u phía nam Trung Quốc”.
Trích dịch từ sách Ancient China của tác giả Edward H. Schafer[1] , Giáo sư giảng dạy môn văn minh Trung Hoa và Trung Hoa cổ điển tại Đại học Berkeley từ năm 1947. |
VƯƠNG QUỐC TRUNG NGUYÊN
1. Vào năm 481 TCN, người Hoa vẫn chưa có tên nước Trung Hoa hay Trung Quốc, như chúng ta hiểu ngày nay. Nhưng, chỉ có tên Vương quốc Trung Nguyên (the Middle Kingdom), với hàm ý “vương quốc ở giữa thiên hạ”, và bao gồm một nhóm nước đô thị nhỏ (little city-states) quây quần trong khu vực đồng bằng ngập nước của sông Hoàng Hà và trên những chân đồi lân cận. Lúa kê và lúa đại mạch được trồng khắp nơi trên những vùng đất thấp. Có những cỗ xe bò di chuyển trên những con đường đất bụi. Và rải rác dọc đường có nhà cữa làm bằng đất bùn, gỗ và rơm rạ. Ngoài ra, đó đây cũng có những đồn lũy với bờ thành đắp bằng đất kiên cố và rộng lớn.
2. Cũng theo lời kể của Szuma Niu, văn minh Trung Hoa của thời kỳ ông đã có nguồn gốc từ thời kỳ tiền sử đồ đá. Tuy nhiên, ông không biết rõ, mà chỉ có một khái niệm lờ mờ: Tổ tiên xa xưa của ông là những nhà canh nông đầu tiên của Trung Quốc, đã biết yêu chuộng ngọc thạch và dùng lư đất ba chân, mà hình thù cũng giống như những lư đồng ông thường thấy đặt trên các bàn thờ thần linh của thời kỳ ông. Riêng từ đời nhà Thương , thì ông biết rõ hơn: đó là những vị vua có lòng đạo đức thánh thiện, đã cai trị một đất nước nông nghiệp đầu tiên ở vùng đồng bằng Hoàng Hà từ năm 1.500 đến 1.000 TCN, và đã đạt một đời sống sung túc, ưa thích lễ nghi và tín ngưỡng.
3. Kế nữa, khoảng năm 1.000 TCN, dân chúng nhà Chu thông thạo chiến đấu, đã từ hướng Tây tiến chiếm đất nước nhà Thương. Sau đó, nhà Chu đã nhanh chóng tiếp thu và phát triển kinh nghiệm tổ chức chính quyền nông nghiệp thần quyền của nhà Thương, đồng thời duy trì tập tục săn bắn trong hoàng tộc, tập tục chôn người sống trong các ngôi mộ vua chúa, và tập tục kị sĩ mặc áo giáp bằng đồng di chuyển bằng xe cộ. Và đó cũng là thời kỳ chế độ phong kiến chiếm hữu nộ lệ đầu tiên ở Trung Hoa—phụ nữ bị đem đi bán công khai cho tư nhân.
4. Tuy nhiên, từ trước thế kỷ thứ 5 TCN, nhà Chu cũng đã bắt đầu suy giảm quyền hành, do tệ nạn xâu xé bổng lộc và chia cắt đất đai cai trị trong hoàng tộc, giữa con cái và anh em với nhau, tạo ra nhiều biến động chính trị và luân lý. Nhiều bậc anh hùng xuất chúng và nhiều nhà hiền triết đã xuất hiện du thuyết trong thời kỳ này, trong đó có Khổng Tử [về sau Khổng Tử viết Kinh Xuân Thu, nên gọi là thời kỳ Xuân Thu, từ năm 770-475 TCN].
5. Bản thân Szu-ma Niu cũng là một lãnh chúa cha truyền con nối ở vùng châu thổ Hoàng Hà và là học trò của Khổng Tử. Vì có liên hệ đến cuộc nổi dậy chống nhà Chu thất bại, ông đành rời bỏ quê hương miền châu thổ Hoàng Hà và tìm đến nước Ngô (Wu) ở hướng Đông Nam gần cữa khẩu sông Dương Tử, mà ông nghe nói vừa được khai hóa văn minh, để tá túc lập nghiệp mới.[2]
Ghi chú: Như vậy, đọc qua các điểm ý ở trên, chúng tôi nhận thấy Miền Bắc Trung Quốc, trước thời nhà Chu đánh chiếm nhà Thương, đã phản ảnh nét văn hóa nông nghiệp của dân chúng bản địa, tức của Bách Việt: vì nhà Chu du mục được xem là tổ tiên của Hoa tộc chỉ mới hiện diện ở đó từ khoảng năm 1000 TCN trớ lại mà thôi.
CHIẾN QUỐC MỞ RỘNG ĐẾ QUỐC TRUNG HOA
6. Từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN (trong khoảng 200 năm), tình hình chiến sự giữa các nước đô thị nhỏ tại Trung Nguyên Hoa Bắc trở nên căng thẳng, nước lớn hơn thôn tính nước nhỏ hơn. Nhưng cũng từ đó, “thế giới Trung Hoa” khởi sự bành trướng ra khỏi khu vực Hoàng Hà. Ban đầu, Vương Quốc Trung Nguyên tiến về phía Đông, sau đó tiến xuống phía Nam: vừa đánh chiếm, vừa đồng hóa hoặc tiêu diệt, và cuối cùng đã cai trị tất cả cư dân bản địa gặp phải trên đường xâm lược.
Trong lúc đó, cư dân bản địa mà họ gọi là mọi rợ cũng không sao tránh khỏi việc “học tập” trở thành người Trung Hoa. Mặc dù vóc dáng giữa kẻ “bị thua” và kẻ “chiến thắng” rất ít khác nhau; nhưng những kẻ bị thua bao giờ cũng phải học nói tiếng Trung Hoa, viết chữ Trung Hoa, và tuân hành luật lệ của nhà vua Trung Hoa, để đồng hóa thành người Trung Hoa—dù chỉ được xem là người Trung Hoa hạng hai (tr. 15).
7. Đặc biệt nhất là vào khoảng giữa thế kỷ III TCN, nước Tần ở miền Tây Trung Nguyên Trung Quốc nổi lên đánh chiếm khắp nơi, sáp nhập các nước chư hầu và các nước không chư hầu về một mối. Và đế quốc Trung Hoa cũng đã được xem như xuất hiện từ đó. Nhưng, về tên gọi “China” để chỉ đế quốc Trung Hoa, đó là do biến thể từ cách đọc tên “Ch’in empire” (có nghĩa đế quốc Nhà Tần) của người Phương Tây, mà trở thành “China”.
8. Dù vậy, chỉ sau cái chết của Tần Thủy Hoàng không bao lâu, các nước nhỏ lại nổi dậy chống đối. Lưu Bang, một viên tướng xuất thân từ trong giới bình dân, cuối cùng đã chiếm trọn quyền hành và tái thống nhất Trung Quốc—bao gồm Vương quốc Trung Nguyên Hoa Bắc và các nước chư hầu tại khu vực sông Dương Tử Hoa Nam. Khoảng năm 206 TCN, ông chính thức lên ngôi thành lập Nhà Hán và Đế quốc Hán, với chủ trương phục hồi kỷ cương và đạo lý Nho học của Khổng Tử để lấp vào chỗ trống luân thường đạo lý của xã hội hồi ấy. Tuy nhiên, các sách vở Nho học cũng đã bị độc đoán kiểm duyệt, sửa đổi hoặc hủy bỏ cho phù hợp với xu thế chính trị đương thời.
NHỮNG THAY ĐỔI SAU THỜI KỲ NHÀ HÁN
9. Khoảng năm 220 SCN, nhà Hán lại sụp đổ, vì tranh chấp quyền hành giữa các bè phái trong triều đình với các gia đình đại điền chủ, cũng như vì những đòi hỏi của các phong trào bình dân tôn giáo và cách mạng, và cuối cùng vì cuộc chiến thư hùng giữa các sứ quân tỉnh.
10. Kế nữa, trong 400 năm giữa thế kỷ III-VII SCN, đã có nhiều nước “phù du” tuần tự nổi dậy và cũng tuần tự biến mất trên mảnh đất cổ kính Trung Quốc. Riêng tại cố đô Vương Quốc Trung Nguyên, đã có lúc dân chúng rùng mình nhìn các đám “mọi rợ” phía Bắc tiến vào trong các khu phố cũ, cỡi trên lưng những con ngựa lùn mệt mỏi và vung vẩy cung tên trong tay (tr. 18).
Mặt khác, cũng đã có những thời gian dài, một số tù trưởng của các bộ lạc có nguồn gốc chủng tộc khác nhau, như vài bộ lạc gốc Tây Tạng, vài bộ lạc gốc Mông Cổ, và vài bộ lạc gốc Mãn Chu, đã từng chiếm đóng và cai trị nhiều vùng trong khu vực thung lủng Hoàng Hà.
11. Do đó, đã có nhiều người Hoa thuộc tầng lớp quí tộc không chịu phục tùng những người chủ mới cai trị quê hương miền Bắc của mình, đành chạy thoát xuống phương Nam sống chung hợp với các tộc “Man” bản địa.
THÀNH KIẾN KỲ THỊ CỦA HÁN TỘC
12. Ngoài ra, sách Ancient China của Schafer còn cho biết, người Trung Hoa xưa thường có thành kiến khinh miệt những kẻ khác “không-Trung Hoa” là man di, mọi rợ. Họ sợ những cuộc đột nhập tấn công hôi của, xuất phát từ những bộ lạc người Thổ, Mãn Chu và Mông Cổ, vốn quen lối sống du mục săn bắn ở vùng thảo nguyên xa xôi phía Bắc. Họ đã ví von các giống dân này như là loài thú dữ hoang dã và gọi là người chó (dog people). Vì thế, các nước đô thị nhỏ ở phía cực bắc Trung Hoa đã xây nhiều tường thành ngăn chận, và cuối cùng đã nối kết lại thành dãy Trường Thành.
13. Còn đối với những kẻ láng giềng ở phương Nam, mà giọng nói có liên hệ đến ngôn ngữ Thái hoặc Tạng Miến, họ gọi chung là “Man” hoặc “Nam Man”[về sau gọi là “Yue”, tức Việt]. Câu truyện cổ tích con chó “P’an-hu” của họ đã mỉa mai các dân tộc ở phương Nam là loài “nửa người nửa chó” như sau:
Ngày xưa có một ông vua hứa sẽ gả con gái cho ai đem nạp cái đầu của kẻ thù—một cao thủ chiến đấu dũng mảnh. Thế rồi, một trong những con chó của nhà vua thực hiện thành công, và nhà vua giữ lời hứa đã phải gả con gái cho. Con chó đem người vợ về cái hang ở tận phía Nam xa xôi. Ở đó, nàng đã sinh hạ một tá con trai và con gái, nên từ đó tất cả các dân tộc không-Trung Hoa ở phương Nam đều xuất phát từ giống “nửa người nửa chó” này. (tr. 14-5)
14. Mặt khác, cũng với đầu óc cao ngạo cố hữu ấy, người Hoa xưa còn tưởng tượng ra một hình ảnh kỳ dị để miệt thị như thế này: “Những kẻ làm ruộng lúa nước mọi rợ ở các vùng thung lũng bán nhiệt đới đều giống như loại rắn bò trườn xấu xí ở các vùng biên giới âm u phía nam Trung Quốc” (tr. 15). Do đó trong chữ Hán, tên của những kẻ ngoại bang [tức không thuộc Hoa tộc] luôn luôn được viết kèm theo hình con rắn bên cạnh.
PHƯƠNG NAM CÓ NHIỀU CỦA CẢI QUÍ BÁU
15. Tuy vậy trên thực tế, cũng chính từ những vùng đất mới phương Nam mà người Hoa biết và thu tóm được nhiều điều ích lợi cho họ: từ đá quí, kim loại, hột trai, lông chim, dùng trong các lễ nghi hoàng cung và đền thờ, đến cây tre và da tê giác dùng làm tên bắn ná và áo giáp chiến trận.
16. Kế nữa, cũng chính nhờ những kẻ “man di” bị khinh miệt, lại là những kẻ biết nghệ thuật và khéo tay, mà những người chủ Trung Hoa bấy giờ đã lợi dụng làm giàu, làm đẹp và trở nên văn minh đối với thế giới bên ngoài (tr. 15-6).
Chẳng hạn, có một phần văn minh trong lãnh vực tinh thần và trí tưởng tượng, mà khi nay người ta cứ tưởng là của Trung Hoa, thì nó đã có nguồn gốc văn hóa từ các dân tộc gốc Thái ở phía Nam, gốc Tây Tạng ở phía Tây, và gốc Mông Cổ ở phía Bắc (tr.16).
KẾT LUẬN
Vì chỉ nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa ta và Trung Hoa trong thời kỳ lịch sử chưa rõ ràng, nên phần lịch sử Trung Hoa cổ đại xin được chấm dứt ở đây. Tuy nhiên, như lời nhận xét của Will Durant [3] , Trung Quốc “tuy đã có khá nhiều viên chức viết sử, ghi mọi việc đã xảy ra trong hàng thế kỷ và thiên niên kỷ; nhưng chúng ta không thể tin tưởng ở họ, ngoại trừ khoảng thời gian từ sau năm 776 TCN trở đi”. Và đó cũng chính là lý do chúng tôi đã và đang còn tiếp tục rà soát, đối chiếu với những thông tin khảo cứu giá trị khác hơn, để lượng định về các mối liên hệ ấy.
--------------------------------------
Tham khảo
[1] Edward H. Schafer: Ancient China, Nxb Time-Life Books, New York, 1967, tr. 11-20.
[2] Theo Sử ký Tư Mã Thiên, năm 496 TCN nước Ngô có đánh nhau với nước Việt của Việt vương Câu Tiễn, và nước Ngô đã thắng. Nhưng hai mươi năm sau, cuộc chiến phục thù xảy ra, và lần này Việt Câu Tiễn thắng. Sau đó, ông trở thành Bá vương. (Tập 1, tr. 252-60)
[3] Will Durant: Our Oriental Heritage . Nxb Simon and Schuster, New-York, 1963, tr. 642.
PHAN CHÂU HỒNG
đất nước Trung Quốc đúng là có bề dày lịch sử, dù đúng hay sai nhưng đấy vẫn là lịch sử, mà đã là lịch sử thì chúng ta phải tôn trọng
Trả lờiXóamình không hiểu đoạn này “tuy đã có khá nhiều viên chức viết sử, ghi mọi việc đã xảy ra trong hàng thế kỷ và thiên niên kỷ; nhưng chúng ta không thể tin tưởng ở họ, ngoại trừ khoảng thời gian từ sau năm 776 TCN trở đi” sao lại là từ năm 776 trở đi mới tin
Trả lờiXóanăm nay là năm rắn mà đoạn đầu đã có đoạn nói xấu rắn rồi, không biết năm nay có may mắn gì không đây :>>
Trả lờiXóaxem phim Trung Quốc nhiều rồi, đặc biệt là phim cổ trang, với hay đọc truyện về thời xưa của Trung Quốc như tam quốc chí chẳng hạn ..thế mà đọc những tài liệu như thế này mới hiểu mình chẳng hiểu lịch sử gì sất
Trả lờiXóatheo tôi thì không thể đồng nhất 1 dân tộc như thế được, trong 1 gia đình còn có người này người kia nữa là một dân tộc lớn như vậy, không phải tất cả họ cũng như tất cả các thời đại đều như vậy, phải xét 1 cách công bằng.
Trả lờiXóatheo tôi thì không thể đồng nhất 1 dân tộc như thế được, trong 1 gia đình còn có người này người kia nữa là một dân tộc lớn như vậy, không phải tất cả họ cũng như tất cả các thời đại đều như vậy, phải xét 1 cách công bằng.
Trả lờiXóaTrung quốc mỗi khi có hoạt động xâm chiếm ra ngoài là bên trong nội bộ lại xảy ra vấn đề bất ổn trong nội bộ của họ
Trả lờiXóaXem phim Trung Quóc nhiều toàn thấy đi đáng chiếm với lại xâm lược nước khác, mà toàn dùng thủ đoạn thâm hiểm
Trả lờiXóaCó lẽ dòng máu trong con người TQ từ xưa đến nay đã hiếu chiến rồi. Lúc nào cũng chỉ muốn thống trị giang sơn thôi
Trả lờiXóaÔi,tham vọng của TQ thì lớn lắm. Bá chủ thế giới đã là gì. Chúng còn muốn bá chủ ấy chứ
Trả lờiXóaTrung Quốc từ lúc thành lập đến giờ ko biết có bao nhiêu là tranh chấp trong nước đến nay thì đánh nhau chán rồi lại định bành trướng ra để lấn đất của nước khác.
Trả lờiXóađay cũng là cái nghề của chính phủ TQ nó đã là bề dầy lịch sử thì đâu có thể thay đổi đk
Trả lờiXóaTung của đáng ghét quá!
Trả lờiXóagiang sơn dễ đổi bản chât khó dời lịch sử đã vậy thì TQ phải tiếp tục thôi thật k thể hiểu được dân TQ ghét hòa bình chuộng chiên tranh
Trả lờiXóathật là lịch sử cũng vậy hiện tại cũng vậy TQ lúc nào cũng muốn bành trướng lãnh thổ nhưng chúng sẽ vấp phải sự chông chả của nhiều nước trên tg cho mà coi
Trả lờiXóamột lịch sử tự hào của người dân TQ nhưng lại là lịch sử đáng ghết của nhân loại
Trả lờiXóađúng vậy lịch sử TQ thì chỉ có chiến tranh chỉ có xâm lược nhân dân lúc nào cũng phải lo sợ đâu được hưởng cuộc sông hòa bình bao giờ
Trả lờiXóaChúng cậy dân đông nên chơi chính sách lấy thịt đè người đây mà. Đúng là bọn vô nhân tính
Trả lờiXóaTham vọng làm bá chủ của người TQ chúng ta có thể cảm nhận được từ lịch sử đến tận ngày nay
Trả lờiXóaLịch sử TQ đã thể hiện sự hiếu chiến và tham vọng to lớn của người TQ luôn muốn xâm lăng đất nước khác
Trả lờiXóaTrung Quốc cậy mạnh hiếp yếu nên đi xâm chiếm các nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế không cho phép. Tuy nhiên không phải lúc nào kẻ mạnh cũng chiến thắng...
Trả lờiXóa