Chia sẻ

Tre Làng

SỰ BIẾN THÁI KÌ DỊ CỦA ĐỨC TIN: CHẠY CHỨC VỚI CẢ THÁNH THẦN

Không hiểu từ đâu “khai ấn” đã trở thành “ban ấn”, nhuốm màu sắc của thời “chạy chức” rối loạn kỷ cương, xuống cấp đạo đức, đầu têu có lẽ là những người có chức hoặc mơ màng được thăng tiến.

Nhiều năm trở lại đây, hầu như ăn tết xong báo chí lại rộ lên đưa tin, bình luận và báo động chấn chỉnh lễ hội.

Theo thống kê năm 2009, hiện cả nước có 7.966 lễ hội. Có thể nói đó là biểu hiện sự phong phú của đời sống tâm linh ăn sâu vào ký ức dân tộc, những biến động xã hội và thời gian không làm thay đổi được bao nhiêu.

Thế nhưng, những điều trông thấy mà đau đớn lòng, nhiều lễ hội đầu năm mới đã không còn giữ được vẻ đẹp cổ truyền, là hiện tượng văn hóa, đương nhiên chúng mang theo nhiều dấu ấn không hay của thời đại. Dù đã được đề cập nhiều lần, đề ra nhiều biện pháp hành chính để chấn chỉnh, nhưng cái nút văn hóa không thể mở bằng lưỡi kiếm thép, ý thức của con người luôn là yếu tố quyết định và những tổ chức quản lý văn hóa còn có nhiều việc để làm với hàng ngàn lễ hội trên đất nước.

Tin từ Hội khai ấn đền Trần vài hôm nay thật không vui, vẫn tái diễn cảnh bát nháo của nhiều năm trước. Nếu năm kia báo đưa tin “hãi hùng, nghẹt thở, kinh hoàng, chen chúc bẹp ruột, chặt chém trong đêm xin - cướp ấn đền Trần và có hiện tượng làm ấn giả” (Tiền Phong)... thì năm nay “ngay từ đêm 23, hàng nghìn người đã chen nhau vào đền...cướp kiệu rước, đoạt lộc đền, đạp đầu cưỡi cổ nhau để xin ấn, lòng tham có được lá ấn đền Trần để “quan lộ thênh thang” vẫn làm mờ mắt nhiều người...” (ANTĐ).

Lễ khai ấn có từ thời Trần, mở vào khoảng giữa “tháng ăn chơi”, mục đích là để nhà vua và triều đình khẳng định một năm làm việc mới của hệ thống quan lại các cấp (tương tự chỉ thị mới đây của Thủ tướng cấm viên chức ăn tết sa đà). “Khai ấn” chỉ có nghĩa là “bắt đầu đóng triện”, hệ thống khởi động làm việc sau nhiều ngày cất ấn nghỉ tết. Đó là một nét văn hóa tốt đẹp và khoa học, biểu hiện một xã hội kỷ cương, di sản của nhà chính trị xuất sắc Trần Thủ Độ.

Không hiểu từ đâu “khai ấn” đã trở thành “ban ấn”, nhuốm màu sắc của thời “chạy chức” rối loạn kỷ cương, xuống cấp đạo đức, đầu têu có lẽ là những người có chức hoặc mơ màng được thăng tiến. Cái biến tướng tha hóa đó cũng giống như với bà Chúa Kho. Thay vì để tưởng nhớ một bà chúa giúp triều đình làm hậu cần giỏi đánh giặc giữ nước, người ta lại đi lễ để vay vốn làm ăn.

Đến đền Trần không phải để cùng nhau hứa hẹn một năm trách nhiệm, nghiêm chỉnh làm việc, người ta (có cả quan to, rất to) cầu xin, thậm chí “cướp” để “chạy chức” với thần thánh. Một bên là danh, một bên là lợi. Cái thói hám danh lợi ấy sinh ra từ đâu chúng ta biết quá rõ rồi.

Thời Trần rất nghiêm khắc với nạn chạy chức, được ghi lại trường hợp Trần Thủ Độ “gia ân” cho người cháu vợ. Anh này xin một chức câu đương (có lẽ ngang với tiểu đội trưởng ngày nay), Thủ Độ bảo: “Vậy thì hãy chặt một ngón chân cái để ta phân biệt ngươi với người khác trong hàng quân” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Nhiều người dân đi hội đền Trần là tỏ lòng biết ơn một triều vua đã ba lần đánh thắng quân Nguyên giữ gìn xã tắc toàn vẹn, cũng mong Trời Phật và tổ tiên phù hộ bình yên, làm ăn suôn sẻ, họ biết giữ cái “lễ” của lễ hội. Nhưng đã có không ít kẻ nuôi giấc mộng làm quan, quyết chen “bẹp bụng” để xin ấn, cướp ấn, bỏ tiền mua “ấn chui”, chạy chức một cách công khai không thèm đếm xỉa đến liêm sỉ, kẻ buôn thần bán thánh thì ra sức vơ vét... Không biết Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và chính quyền Nam Định đã nghĩ ra cách gì hiệu quả để chấm dứt sự sai lạc tinh thần lễ hội của tấn trò lễ hội mà thất lễ vẫn lặp lại hằng năm này?

Nếu còn lễ “khai ấn” thì hãy đoạn tuyệt hẳn với ảo tưởng “mua quan bán chức” mà chỉ nên coi tờ ấn như một lá bùa kỷ niệm một ngày tháng giêng với ước mơ được mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, mỗi người đều may mắn và dồi dào sức khỏe. Tờ ấn mang về nhà cũng là lời nhắc nhở bản thân sống thế nào, làm việc thế nào cho xứng đáng với cha ông mà thôi.

NGUYỄN QUANG THÂN (TUỔI TRẺ ONLINE)

21 nhận xét:

  1. Đi xin ấn mà cứ phải bon chen tranh cướp thì thật là chẳng còn sự tôn nghiêm gì nữa

    Trả lờiXóa
  2. Nét văn hóa xưa nay trở thành cái trò chơi cho thiên hạ. Ai mạnh thì được ai yếu thì thôi. Thật đáng buồn

    Trả lờiXóa
  3. Lợi lộc chẳng thấy đâu mà mới đầu năm đã thấy chen chúc nhau rồi. May mà ko có hậu quả gì đáng lo ngại xảy ra hết

    Trả lờiXóa
  4. Không chỉ có sự kiện khai ấn đền Trần mà còn bao nhiêu lễ hội cũng đã bị bị chất đi rất nhiều ko còn giữ được nét văn hóa từ xưa nữa

    Trả lờiXóa
  5. Đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền là chiêu bài của Mỹ và một số nước phương Tây nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Sự thật pháp luật quốc tế có xem nhân quyền cao hơn chủ quyền? Và liệu rằng đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền thì quyền con người có được đảm bảo một cách thực sự?

    Trả lờiXóa
  6. Trieu Minh21:00 26/2/13

    đi cầu được may mắn đầu năm thì k sai nhưng chen nhau như này tôi thấy hơi khổ thì phải

    Trả lờiXóa
  7. Phong kiều21:06 26/2/13

    thử hỏi ai là người k muốn thăng chức đầu năm dây cũng có được coi là một góc tâm linh ở mỗi con người.

    Trả lờiXóa
  8. Trung kien21:11 26/2/13

    chen chúc bẹp ruột, chặt chém trong đêm xin - cướp ấn đền Trần thì có lẽ hơi vất vả thì phải.có nhất thiêt pahir thế k để oy bị bọn xấu lợi đụng đưa ra ấn giả thig khổ

    Trả lờiXóa
  9. nhon thanh21:16 26/2/13

    lợi lộc chưa nhận về mà có khi phải bỏ mạng để tranh chấp cái gì đó k biiets

    Trả lờiXóa
  10. Anh Tuyet21:21 26/2/13

    đi đèn TRần mà chỉ có nguyện vọng đè lên đầu ngườ khác đẻ thăng quan tiến chức chứ k thành tâm gì thì đi đền làm cái gì.k biết ơn tới những người đã có công

    Trả lờiXóa
  11. Tờ ấn mang về nhà cũng là lời nhắc nhở bản thân sống thế nào, làm việc thế nào cho xứng đáng với cha ông chứ k phải chạy quyền chứ bằng tiền băng nhiều cach trái lương tâm

    Trả lờiXóa
  12. đi xin ấn với ước mơ được mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, mỗi người đều may mắn và dồi dào sức khỏe. nhưng mà có người lại đi vì lợi ích của bản thân muôn mua quan chức mà chen chuc nhau

    Trả lờiXóa
  13. sao người Việt mình đi đâu cũng có cái kiểu bon chen nhau thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. liệu thánh thần có chứng giám cho những sự xô bồ đó không?

    Trả lờiXóa
  15. mong các cơ quan chức năng sớm dẹp cái loạn "phe ấn" này

    Trả lờiXóa
  16. thực trạng đáng buồn!

    Trả lờiXóa
  17. ôi thôi, đi lễ đền Trần mà cứ như ăn cướp thế thì tôn nghiêm của thánh thần ở đâu

    Trả lờiXóa
  18. đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta để tưởng nhớ về những người có công với đất nước nhưng bên cạnh đó việc hiểu sai và làm sai đi sự thiêng liêng vốn có của nó gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội.

    Trả lờiXóa
  19. lễ hội đầu năm là 1 nét đẹp văn hóa của nước ta từ xưa rồi, mà giờ bị nhiều người làm xấu đi hình ảnh vốn có của nó thế, liệu thần thánh có chứng giám cho những kẻ như thế không

    Trả lờiXóa
  20. tín ngưỡng dân gian đâm ra bị biến thành mê tín vì mục đích kinh tế, nhiều chỗ nó thế, buôn thần bán thánh đủ loại@@

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog