Vào những ngày cuối năm, người Việt thường có thói quen kiểm lại nợ nần, xem ai nợ mình thì đi đòi, mình nợ ai thì đem trả. Nếu chưa trả được thì nói lời xin khất. Chợt nhớ con số 1,33 triệu tỉ đồng nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…
Cái con số 1,33 triệu tỉ đồng này tất nhiên là nhiều, rất nhiều rồi. Nhưng nó nhiều đến mức nào nhỉ? Hay nói cách khác, nếu như nó được in ra với mệnh giá 100.000 VND chẳng hạn, thì sẽ bằng như thế nào?
Chịu. Có lẽ chẳng mấy ai tính toán và tưởng tượng nổi.
Thế nhưng có một người đã giúp chúng ta có cơ sở để mường tượng. Đó là blogger Hiệu Minh. Trên blog của mình, anh quy đổi 1,33 triệu VND ra tương đương với khoảng 60 tỉ USD rồi tính toán như sau: Chiều dài, rộng và bề dầy của tờ 1$, 5$, 10$, 20$, 50$ và 100$ hoàn toàn như nhau (0.0043″ dầy X 2.61″ rộng X 6.14″ dài). Nếu xếp những tờ 100$ lên nhau thì 60 tỉ đô la có chiều cao tương đương với... 65,5km? Bằng chiều dài từ Hà Nội đến gần địa giới Ninh Bình.
Bây giờ thì bạn chỉ cần nhân với tỉ giá 1USD = 20.855 VND (giá ngày 6/2/2013) là sẽ ra chiều dài của đoạn đường nếu qui ra tiền VND.
Để dễ tưởng tượng hơn, Hiệu Minh còn qui ra… phở. Theo tính toán của anh, nếu 90 triệu dân ta ăn phở, mỗi người 15 triệu đvn (25.000-30.000 đồng/bát), cũng được cỡ 500 - 600 bát. Nghĩa là gần cả năm liền, cả nước ta mỗi người mỗi ngày ăn gần hai bát phở.
Đấy là riêng món nợ của các “ông lớn” nhà nước. Còn tổng số nợ của Việt Nam là bao nhiêu? Theo tính toán của “Đồng hồ nợ công toàn cầu”, đến thời điểm 15 giờ ngày 17/1, tổng số nợ công của Việt Nam là 70.576.229.508 USD. Với dân số 89.539.016 người, trung bình mỗi người Việt Nam đang gánh số nợ tương đương 787,9 USD.
Số nợ này cao hay thấp? So với các cường quốc, số nợ này là rất thấp. Còn so với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức nợ công tính theo đầu người cũng không cao. Con số này ở Indonesia là 917,69 USD/người, ở Philippine là 1213,74 USD/người, ở Thái Lan là 2640,8 USD/người trong khi ở Malaysia con số này lên tới 5936,87 USD/người.
Thật ra trong làm ăn, việc vay nợ là bình thường, thậm chí nợ càng nhiều càng tốt vì nó thể hiện anh đang làm ăn lớn. Những đại gia nợ một vài trăm tỉ VND được coi là “chuyện nhỏ” nếu như anh có số vốn gấp con số đó nhiều lần, tức là nợ “an toàn”. Các con số thống kê một số nước trên cũng cho thấy, quốc gia càng giàu thì nợ lại càng cao.
Vì vậy, vấn đề không phải là nợ bao nhiêu mà quan trọng hơn, đó là vay để làm gì và trả như thế nào. Nếu vay để mở rộng kinh doanh, sản xuất mang lại hiệu quả thì nợ là may, là tốt. Thế nhưng nếu vay nợ về mà chi tiêu lãng phí, đầu tư không hiệu quả, thậm chí để tham nhũng, thất thoát như những Vinashin, Vinalines thì đại nguy cho dân tộc.
Chỉ còn ít ngày nữa là cả nước bước sang năm Quý tị. Cầu mong cho năm mới làm ăn hiệu quả, nhất là đối với các “ông lớn” nhà nước…
Đừng bắt người dân è cổ trả nợ cho những sai lầm, thất thoát từ các "ông lớn"!
Xin đừng vay nợ về để tham nhũng!
trời ơi, con số nợ của nước ta thật khủng khiếp!
Trả lờiXóangười dân cả nước mỗi ngày được ăn gần 2 bát phở, ặc ặc.
Trả lờiXóacứ cái đà này thì chết, khổ thân cho thế hệ mai sau không biết lấy gì mà trả nợ.
Trả lờiXóađất nước Việt Nam mình cần sớm thay đổi cơ chế vay nợ nhanh chóng hơn.
Trả lờiXóađúng vậy, vay nợ về để rồi vào hết túi các ông quan tham nhũng thì chết người dân à?
Trả lờiXóaĐúng vậy.Người dân ta phải trả nợ cho những kẻ ăn tiền của nhà nước sao.TRong số nợ kia bao nhiêu tiền là có ích và bao nhiêu tiền đã vào túi của các vị ...
Trả lờiXóaôi mẹ ơi, chiều dài cái "con đường nợ nần" ấy thật là khủng khiếp!
Trả lờiXóađề nghị Nhà nước phạt nặng những tên tham nhũng để nêu gương cho kẻ khác.
Trả lờiXóahi vọng rằng sẽ không còn những công ty Vinashin, Vinalines thứ 2, thứ 3... nữa.
Trả lờiXóađừng bắt người dân phải è cổ trả nợ cho các ông tham nữa!
Trả lờiXóa