(HNM) - Trong những ngày cả nước mừng xuân Quý Tỵ cùng nhiều hoạt động văn hóa tâm linh với khát vọng và dự cảm tốt lành về những thành công trong một năm mới được dự báo có rất nhiều thách thức thì rất đáng buồn khi phải nói về một bài viết của một vị đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh - đang được dư luận xem là hiện tượng hy hữu.
Khoan nói những vấn đề có thể xem là "nhạy cảm" trong cuộc tranh luận với người đồng nghiệp của mình trên cương vị đại biểu của nhân dân, ở góc độ văn hóa ứng xử, bất kỳ ai nếu đọc bài của ông cũng sẽ phải suy nghĩ rất nhiều bởi sự xúc phạm với những lời lẽ nặng nề.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định rõ ràng về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội:… Đại biểu Quốc hội phải có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật; có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… Đất nước hiện nay rất cần nhân lực có trình độ và ý chí đoàn kết một lòng vì sự phát triển của đất nước. Môi trường sinh hoạt ở Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân dân thì ngày càng nhiều những người như vậy…
Thế nhưng cách đề cập vấn đề, cũng như thái độ của vị đại biểu này lại rất "bất bình thường". Và với những gì có thể nhận diện qua bài viết của ông, chắc chắn người dân sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn nếu so sánh với những quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. Về vấn đề này, một đại biểu Quốc hội cho rằng: Anh có thể phát biểu chính kiến quan điểm của anh với những lập luận, lý lẽ thuyết phục, có văn hóa, xây dựng nhưng không thể thóa mạ, xúc phạm nhau… Cần hiểu rằng, trong các nội quy kỳ họp của Quốc hội, quy chế về hoạt động của đại biểu Quốc hội cũng cấm các đại biểu Quốc hội xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau, không chỉ trong kỳ họp mà cả hoạt động của đại biểu giữa hai kỳ họp.
Những gì thể hiện qua bài viết xúc phạm đồng nghiệp một cách nặng nề của vị đại biểu Quốc hội kia đã khiến nhiều người lo ngại: Dường như chất lượng văn hóa và văn hóa ứng xử của một số vị đại biểu Quốc hội đang giảm sút? Dường như văn hóa ứng xử không chỉ xuống cấp trong xã hội mà còn xuống cấp ngay ở những người được cho là tinh túy của xã hội? Một vị đại biểu Quốc hội trước hết phải tôn trọng những nội quy, quy chế về hoạt động của đại biểu Quốc hội. Trước những vấn đề chung, vấn đề nóng và nhạy cảm của xã hội, những người đại biểu của dân cần phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân qua việc bày tỏ chính kiến của mình trên tinh thần xây dựng. Và những chính kiến đó cần được thể hiện một cách có văn hóa bởi đại biểu Quốc hội không chỉ nói tiếng nói của mình mà đại diện cho nhân dân, họ nói tiếng nói của nhân dân. Đây là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ và phải chấn chỉnh. Bởi vì khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể dẫn tới mất cân bằng trong quan hệ xã hội và thậm chí phương hại đến sự phát triển của xã hội.
Rất may, đây chỉ là cá biệt.
Thế Phương
Mình thấy cần phải xem lại tư cách của ông đbqh TPHCM này.Ông này tự cao tự đại nghĩ mình giỏi rồi tự dưng viết bài báo nói xấu,hạ nhục ông Trung Quốc.Không cần biết nội dung bài viết của ông có bao nhiêu phần trăm đúng,mình thấy tư cách ông này là chưa đủ
Trả lờiXóaNhiều kiến thức khi áp dụng vào thực tế nó lại khác xa hoàn toàn, vậy nên hãy loại bỏ suy nghĩ ta đây hơn người đi.
Trả lờiXóaĐây hình như là tay Hoàng Hữu Phước phải không nhỉ. Mặt mày có sáng sủa đấy mà có suy nghĩ lệch lạc.
Trả lờiXóaThật ko hiểu cái thằng cha này ở đâu chui ra mà ăn nói hàm hồ vậy?
Trả lờiXóaông Phước chẳng có tư cách gì mà lại có thể chỉ trích ông Dương Trung Quốc như vậy. Quốc hội cần xem xét lại tư cách của vị đại biểu này
Trả lờiXóaThật là đáng buồn khi mà khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể dẫn tới mất cân bằng trong quan hệ xã hội và thậm chí phương hại đến sự phát triển của xã hội.
Trả lờiXóa