Nhớ một người
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không
Thơ: Hoàng Thị Hạnh
Chiều mùa thu nắng vàng như mật
Khi nhắc tên Đèo Ách, Cầu Nhì
Khi đã từng nghe rừng gió hút
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
.
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
Còn nhớ Ngòi Thia lời yêu ngày trước
Nhớ Mường Lò khi vui mùa gặt
Bên núi Hoàng Liên mây trắng ngang trời
.
Bao giờ anh vào Nghĩa Lộ với em
Thị xã miền tây vẫn chờ anh đến
"Xống Trụ Xôn Xao" thêm vần thêm điệu
Đêm xoè Thanh Lương xao xuyến hội mùa.
.
Ơ hỡi anh, hãy vào Nghĩa Lộ với em đi
Suối Giàng vẫn xanh xanh bầu trời Yên Bái ơ...
Để em đi đường không còn xa ngại
Như lời thơ anh êm đềm
Vào Nghĩa Lộ với em
Anh có vào Nghĩa Lộ với em không...
bài hát bên dưới rất hay
Trả lờiXóamình không biết nghĩa lộ là ở đâu,đọc thơ thì có vẻ đó là gần dãy hoàng liên sơn nhỉ
Trả lờiXóaNghĩa Lộ trước đây là 1 tỉnh, sau ghép với tỉnh Yên Bái và Tỉnh Lào Cai và gọi là tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau đó Lào cai tách riêng. Giờ Nghĩa Lộ thuộc Yên Bái (Trừ huyện Than Uyên về Lào cai, và bây giờ lại về Lai Châu, đổi tên thành huyện Tân Uyên).
Trả lờiXóaNghĩa Lộ còn có tên tiếng Thái là: Mường Lò.
Mường Lò là nơi người Thái tập trung đông nhất Yên Bái đây. KHí hậu ở đây tốt nhất miền Bắc nước ta.
Thị xã bao trùm toàn bộ cánh đồng lớn thứ hai của miền núi Tây Bắc Việt Nam: cánh đồng Mường Lò. Diện tích: 29,66 km², dân số: 26.000 người (2004). Thị xã gồm 4 phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng và 3 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc.
Trả lờiXóaCó 12 tộc người cùng sinh sống trên mảnh đất này, nhiều nhất là người Thái và (44%) người Kinh, còn lại là các dân tộc Tày, Mường, Nùng...[3]
Đây là vùng khí hậu ôn hoà, địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên nước có trữ lượng lớn.
Tuyến quốc lộ 32 chạy qua Nghĩa Lộ đi Mù Cang Chải lên Lai Châu; từ Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu cũng chỉ 30 km.