Ở Hà Nội, một lời xin lỗi được chờ đợi nhưng vị đại tá “thiểu năng” đã không nói. Trong khi đó ở Sóc Trăng, một lời xin lỗi đã được nói sõng, buông toẹt và thậm chí người được xin lỗi cũng không được phép mở miệng để nói hai chữ “cảm ơn”.
Dư luận đã chờ đợi một lời xin lỗi từ Đại tá Đinh Mạnh Toàn trước chỉ trích bác báo chí “thiểu năng gì đó”. Nhưng đổi lại, trong một bài trả lời “các phóng viên” cũng vẫn với cách thức diễn đạt lắp ba lắp bắp, trên Tiền Phong “À, không, không, không! Tôi không có ý như thế”.
Lời xin lỗi, hóa ra nói ra không dễ. Và giữa cách dễ nhất để nhận lỗi là nói lời xin lỗi, ông Toàn đã chọn cách khó hơn: Chối bỏ. Dù việc ông chỉ trích báo chí “thiểu năng gì đó” đã được ghi âm và đưa thẳng lên báo.
Mắc lỗi là việc hết sức bình thường của con người. Lỡ lời cũng chẳng phải là chuyện hiếm đối với các quan chức. Nhưng có lẽ, không nhiều người như Bí Thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. 5 năm trước, ngày 5.11.2008, người lãnh đạo Thủ đô đã “Thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người” sau khi ông có “những lời lẽ” mà chính ông thừa nhận, đã “gây nên sự bức xúc và bị phê phán”.
Có thể, sau khi “Bộ công an kiểm tra lại sự việc nói phóng viên thiểu năng”, thực ra đã “hai năm rõ mười”, Đại tá Toàn sẽ phải nói lời xin lỗi. Nhưng liệu dư luận nhân dân có coi đó là lời xin lỗi? Và liệu báo giới có chấp nhận lời xin lỗi không xuất phát từ sự hối lỗi của người mở miệng? khi chắc chắn đó là lời xin lỗi của một người không thực sự biết lỗi, không ăn năn, khi đó chỉ là lời xin lỗi chỉ để cho qua.
Trong khi đó, ở Mỹ Tú, Sóc Trăng, một buổi xin lỗi đã được tổ chức với tốc độ tên lửa siêu thanh. Người xin lỗi, TAND huyện Mỹ Tú, đại diện là ngài Chánh án Lê Văn Trúc chỏn lỏn mấy câu: “Trước chính quyền và nhân dân địa phương, TAND huyện Mỹ Tú công khai xin lỗi anh Trương Hoàng Hiếu và gia đình. Trong thời gian qua, cơ quan tiến hành tố tụng đã gây oan sai cho anh Hiếu. Việc gây oan sai của cơ quan tố tụng đã tạo nên những thiệt hại lớn về mặt vật chất, tinh thần cho anh Hiếu và gia đình”. Theo VietNamNet, “buổi xin lỗi” kéo dài chỉ 5 phút.
2 chữ xin lỗi được buông ra, thật quá “rẻ mạt” cho một cái “lỗi” khiến anh sinh viên phải ngồi tù oan đến 900 ngày. 5 phút xin lỗi cho gần 1,3 triệu phút ngồi tù.
Thậm chí, quá vất vả và khổ nhục vì nỗi oan khiên của con mình, cha mẹ nạn nhân xin phát biểu nhưng những người xin lỗi đã không đồng ý.
Hóa ra, có những người đã rất xấu hổ khi phải nói ra 2 chữ tưởng chừng sẽ xóa nhòa mọi sai lầm và mang đến sự cảm thông. Hóa ra, còn có những lời xin lỗi nói ra như thể một con vẹt, nói mà không biết mình đang nói gì.
Nhưng nếu như lời xin lỗi không được nói ra một cách chân thành thì làm sao người ta sẽ có những lời nói và việc làm tốt đẹp để tránh phải nói lời xin lỗi?!
Ảnh lấy lại từ blog Hiệu Minh - Nguồn: Đào Tuấn
xã hội càng tiến bộ thì sự giả dối càng tinh vi gấp bội, lời xin lỗi được xem như công cụ che đậy hành vi sai trái./.
Trả lờiXóaThat ra khi nguoi ta biet tu trong la gi nguoi ta moi xin loi thoi con neu nguoi ta dat loi ich, quyen loi len len tren het thi k p loi xin loi kho noi ma nguoi ta con lam nhung viec dang so hon nua. Chi kho dan thuong thoi !
Trả lờiXóacứ làm xong rồi lại xin lỗi là qua à các bác,có những chuyện không thể xin lỗi là xong đâu
Trả lờiXóabộ máy công quyền đã làm việc gì thì nên cẩn thận và chính xác tránh làm nhanh làm ẩu, cứ nói xin lối như vậy thì liệu lòng tin của nhân dân có còn được không, đó là một vấn đề cần đặt ra đó
Trả lờiXóalàm sai rồi xin lỗi như vậy, liệu có ích gì không, hay là lại bị người ta cho rằng đó là lời xin lỗi của những chú vẹt, bảo gì nói thế
Trả lờiXóalời xin lỗi nói ra rất dễ ai cũng nói được nhưng lời xin lỗi đó phải được sự chấp nhận thì đó mới là lời nói có giá trị thực sự, chứ xin lỗi xong người ta bảo vẹt đang xin lỗi thì lại là điều đáng phải lưu tâm
Trả lờiXóaLời xin lỗi với 1 số người thì là dễ, nhưng với 1 số người khác thì thật không dễ chút nào. Vì họ coi đi xin lỗi người khác là phải hạ thấp mình.
Trả lờiXóa