Mõ Làng
Gần đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có công khai phát biểu coi việc đòi “tam quyền phân lập” là suy thoái nhận thức chính trị. Tại sao vậy? Mõ tôi xin có mấy lời sau đây:
Trước hết cần hiểu thế nào là cơ chế tam quyền phân lập.
Cơ chế, theo từ điển tiếng việt là sự sắp xếp để phối hợp các bộ phận của một toàn thể nhằm tạo một tác dụng chung. Như vậy, các bộ phận cấu thành là độc lập nhưng liên kết, phối hợp, tương tác lẫn nhau để tạo ra một kết quả chung. Chẳng hạn, các bộ phận trong máy nổ liên kết, tương tác lần nhau để tạo ra lực. Trong chính trị, các bộ phận được lựa chọn tác động lẫn nhau, ràng buộc, thúc đẩy lẫn nhau để tạo ra một thể chế chính trị tốt. Mô hình “Tam quyền phân lập” (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới. Trong đó quyền lập pháp là của Quốc Hội (hoặc nghị viện), quyền hành pháp là của Nhà Nước (chính quyền hành chính), quyền tư pháp là của hệ thống Tòa án.
Cơ chế tam quyền phân lập được thiết lập nhằm kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau với mục đích cân bằng quyền lực, tiêu diệt lạm quyền, tiếm quyền trong hệ thống chính trị nói chung và cơ cấu tổ chức nhà nước nói riêng.
Ở những nước đa đảng, thực hiện cơ chế Tam quyền phân lập nó không chỉ có tác dụng kiềm chế, kiểm soát và giám sát giữa các nhánh quyền lực mà còn nhằm kiềm chế, kiểm soát và giám sát các đảng phái nắm quyền lực trong các nhánh quyền lực nhà nước.
Trong ba nhánh quyền lực căn bản nói trên, ở mỗi nhánh lại có cơ cấu và chức năng của các bộ phận tạo nên nó.
Quyền lập pháp được giao cho quốc hội. Quốc hội được các nước lựa chọn theo những mô hình khác nhau: đơn viện (chỉ có một quốc hội chung như mô hình Việt Nam) hoặc lưỡng viện (gồm thượng viện và hạ viện nh mô hình của Anh, Mĩ).
Quyền hành pháp được giao cho Tổng thống hoặc Thủ tướng. Tổng thống hoặc Thủ tướng lựa chọn danh sách các bộ trưởng trình quốc hội phê chuẩn để xây dựng nội các chính phủ.
Quyền tư pháp được giao cho Tòa án tối cao với hệ thống hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án cấp trên là tòa phúc thẩm cho các bản án, quyết định của tòa cấp dưới.
Nguyên tắc chung của cơ chế tam quyền phân lập như sau:
-Việc lập hiến (xây dựng hiến pháp) do quốc hội (hoặc một tập hợp các nhà soạn thảo) soạn dự thảo, đi đến thống nhất rồi tổ chức phúc quyết, trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp. Nếu người dân phúc quyết thông qua thì hiến pháp đó mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, còn ngược lại, quốc hội lập hiến sẽ phải sửa đổi dự thảo theo ý nguyện nhân dân và tổ chức phúc quyết lại. Việc lập pháp (xây dựng các đạo luật) ở những nước đơn viện thì do quốc hội xây dựng thảo luận, quyết định. Ở những nước lưỡng viện thì đạo luật dự thảo phải được thảo luận, thông qua của cả hai viện và cuối cùng là Tổng thống kí ban hành.
-Việc hình thành cơ quan hành pháp được thực hiện thông qua các cách sau: Đối với các nước có Tổng thống làm nguyên thủ quốc gia, Tổng thống đắc cử sẽ tự đề cử thủ tướng, xây dựng nội các chính phủ để Quốc hội thông qua. Đối với các nước quân chủ lập hiến hoặc tổng thống làm nguyên thủ quốc gia nhưng thủ tướng đứng đầu ngạch hành pháp, sau cuộc tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội, Hạ nghị viện [đối với hệ thống lưỡng viện], Quốc hội Hạ nghị viện mới sẽ bầu chọn ứng viên mà các đảng phái chính trị chọn lựa làm thủ tướng, thủ tướng sẽ xây dựng nội các để Quốc hội, Hạ nghị viện thông qua [thường thì người đứng đầu đảng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sẽ được Quốc hội chọn làm thủ tướng].
-Việc hình thành cơ quan tư pháp được thực hiện kết hợp. Một phần của Tòa án tối cao do Quốc Hội tuyển chọn, phần khác cho Tổng thống bổ nhiệm từ các thẩm phán có kinh nghiệm theo danh sách do tổ chức của các thẩm phán, công tố viên và hội luật gia tiến cử.
Phân chia biệt lập trong 3 nhánh quyền lực theo nguyên tắc người của nhánh quyền lực này không thể nằm trong nhánh quyền lực khác. Chẳng hạn các bộ trưởng không được là thành viên quốc hội, quan tòa không là thành viên quốc hội và chính quyền. Điều này tạo ra tam quyền phân lập một cách tuyệt đối bởi vì: Thành viên nội các chính phủ thì không thể là người trong các cơ quan có chức năng giám sát cơ quan hành pháp, tức có nghĩa các thành viên nội các chính phủ không thể là nghị sỹ quốc hội. Hệ thống tư pháp thì phi chính trị, có nghĩa là những người làm việc trong hệ thống tư pháp không được hoạt động chính trị, không được tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị, không được ủng hộ bất cứ đảng phái chính trị hay phong trào chính trị nào.
Việc kiềm chế, giám sát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực và giữa các đảng phái chính trị được thực hiện chặt chẽ, liên tục góp phần thủ tiêu sự lạm quyền, tiếm quyền, nâng cao trách nhiệm của các nhánh quyền lực đối với phận sự của mình, góp phần tạo ra tính minh bạch, công khai của nền chính trị.
Tuy nhiên, tam quyền phân lập cũng có những nhược điểm riêng của nó. Đó là mỗi khi các đảng chính trị chỉ vì lợi ích của khối mình đại diện mà không đặt lợi ích quốc gia, lợi ích toàn dân lên trên hết thì sẽ trở thành lực cản của sự tiến bộ, thậm chí làm thiệt hại đến lợi ích chung. Ví như mới đây, quốc hội Mĩ không chấp nhận nâng trần nợ công, tiếp tục cắt giảm tự động ngân sách thì sẽ gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Mà việc này không giải quyết được do đảng cầm quyền không chiếm đa số trong hạ viện. Các quan tòa, khi không có động lực chính trị có thể do thiên vị mà đưa ra những phán quyết tạo nên sự bất ổn. Chẳng hạn như phán quyết bác bỏ hiến pháp mới đây ở Ai cập.
Cơ chế Tam quyền phân lập không thể tồn tại ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, chỉ có một đảng chính trị duy nhất nắm vai trò lãnh đạo xã hội đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị độc đảng này chi phối quyền lực rất rõ trong xây dựng cơ cấu bộ máy quyền lực:
Quốc hội (cơ quan lập pháp) có hơn 90% thành viên là đảng viên Đảng Cộng sản. Điều này được quy định công khai trong luật bầu cử (chỉ có 10% thành viên quốc hội là người ngoài đảng). Ngay trong các đoàn đại biểu quốc hội của địa phương, ban nghành đều có tổ chức đảng.
Chính phủ (cơ quan hành pháp), nếu là lãnh đạo thì 100% phải là đảng viên Đảng Cộng sản, Ủy viên Bộ chính trị hoặc trong Ban chấp hành TW của ĐCS. Chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kì, tháng, quý, năm đều phải trên nguyên tắc cụ thể hóa đường lối, chính sách, chủ trương của ĐCS.
Tòa án tối cao (cơ quan tư pháp) 100% thành viên hội đồng thẩm phán TAND tối cao và Chánh án TAND tối cao là đảng viên ĐCS. Điều đó có nghĩa là thành viên của hệ thống tư pháp cũng tham gia chính trị.
Mặt khác, đa số thành viên chính phủ, Chánh án tòa án tối cao, đều là thành viên của Quốc hội (cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ và Tòa án).
Toàn bộ các nhánh quyền lực đều do ĐCS nắm, như vậy đảng hoàn toàn có thể kiềm chế, kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nhánh quyền lực. Bởi hầu hết các thành viên của các nhánh quyền lực đều là đảng viên. Mà đả là đảng viên thì họ phải tuân theo đường lối, chủ trương, nghị quyết của đảng. Hay nói cách khác, ba nhánh quyền lực cùng thực hiện một đường lối, chính sách, một nghị quyết chung. Vì vậy, có thể dễ dàng tạo ra một sự thống nhất trong thực hiện các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước. Do tính ưu điểm của cơ chế này và không có vấn đề phi chính trị trong các nhánh quyền lực nên vấn đề “Tam quyền phân lập” không có đất tồn tại.
Vấn đề còn lại là xét xem chính sách của ĐCS trong xây dựng Nhà nước như thế nào. Như cương lĩnh chính trị của ĐCS đã xác định: “Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” thì tính chính đáng của hệ thống quyền lực hiện nay của Việt Nam vẫn có chỗ để tồn tại.
Mỗi khi các đảng chính trị chỉ vì lợi ích của khối mình đại diện mà không đặt lợi ích quốc gia, lợi ích toàn dân lên trên hết thì sẽ trở thành lực cản của sự tiến bộ, thậm chí làm thiệt hại đến lợi ích chung
Trả lờiXóalàm vậy thì chỉ suốt ngày đánh nhau tranh giành quyền lực, đất nước bất ổn! cứ như mấy nước trung đông hay chẳng đâu xa là thái lan, suốt ngày phe áo đỏ đánh nhau với phe áo vàng... chán đời
Trả lờiXóaĐảng với tôn chỉ “Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” chính vì thế mọi cơ quan tổ chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS đó là điều đương nhiên.
Trả lờiXóaNhững khẩu hiệu mị dân như trên do đcsVn đưa ra đã nhàm tai quá rồi. Hãy nhìn những gì mà cs đang làm trên đất Việt thì bạn sẽ thấy bản chất của họ.
XóaTam quyền phân lập chỉ phù hợp ở những nước đa đảng đa nguyên về chính trị nhằm kiềm chế lẫn nhau. Ở việt nam mọi quyền lực đều được tập trung chính vì thế tam quyền phân lập không thể áp dụng vào việt nam.
Trả lờiXóaQuyền lực phải tâp trung thì mới có được sự thống nhất, đồng thuận, đặc biệt ở việt nam chúng ta yếu tố ổn định là điều quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.
Trả lờiXóaTổng bí thư Trọng đưa ra lời nhận xét thật xác đáng. Không phải ai cũng có tài, có kiến thức vững vàng và hiền đức như ông để làm lãnh đạo.
Trả lờiXóanếu quyền lực bị phân chia thì có nhiều vấn đề phức tạp sẽ xẩy ra,lúc đó nhân dân ta bị rơi vào những cuộc khủng hoảng về chính trị,thì lúc đó đất nước sẽ không phát triển được mà sẽ đi xuống.
Trả lờiXóalũ phản động tìm mọi cách để chống phá Đảng ta, chúng cứ lôi những điều ở tận nơi xa xôi để đòi áp đặt ở nước ta
Trả lờiXóatam quyền phân lập sẽ dẫn đến cuộc đổ máu chính trị.người dân sẽ bước vào cảnh lầm than, nó như bài học của Liên Xô,nên mọi người hãy tỉnh táo tránh bị kích động bởi những phần tử xấu.
Trả lờiXóaVậy nếu đem áp dụng tam quyền phân lập ở Việt Nam mình cũng chẳng khác việc đòi đa nguyên đa Đảng là mấy nhỉ? cũng là làm phân tán quyền lực và sự giám sát của Đảng
Trả lờiXóanhững luận điệu đòi tam quyền phân lập rồi lại đòi đa Đảng hay sửa đổi bỏ điều 4 Hiến pháp như thế này chắc chắn là do bọn phản động phun ra rồi
Trả lờiXóaĐảng ta có vai trò lãnh đạo do lịch sử tất yếu đã chứng minh và nhân dân hoàn toàn tin yêu. Mọi yêu cầu đòi đa Đảng hay tam quyền phân lập đều là những điều hết sức phi lý, cực đoan và chống đối lại lợi ích dân tộc
Trả lờiXóaTôi thấy hiểu dần rồi đó. Tam quyền phân lập không đồng nghĩa với dân chủ. Dân chủ là thiết chế mà nhà nước trao quyền lực về tay nhân dân. Nhà nước nào là nhà nước của dân,do dân và vì dân thì nhà nước đó có dân chủ.
Trả lờiXóatôi yêu dân tộc tôi
Trả lờiXóaĐảng cộng sản việt nam với tôn chỉ “Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” chính vì thế mọi cơ quan tổ chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS đó là điều đương nhiên. và đảng cộng sản luôn hoạt động trong khuôn khổ và pháp luật chứ chẳng fai ngoài vòng pháp luật nữa chứ
Trả lờiXóanếu như ở việt nam mà có tam quyền phân lập thì chế độ xhcn sẽ bị sụp đổ mà tiêu biểu là của liên xô, thế thì mọi thứ mà nhân dân xây dựng đều bị bỏ đi hết. mà như thực tế chứng minh điều đó ở nước ta có nền kinh tế chính trị ổn đinh nhất khu vực và trên thế giới c
Trả lờiXóatam quyên phân lập tự là chúng ta chính thức xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước. như vậy là bọn bâu nhâu phản động đạt đc mục đích của nó là xóa bỏ vai trò của đảng trong xây dựng và phát triển đât nước. không thể tam quyền phân lập đc
Trả lờiXóakhông chập nhận tam quyên phân lập từ đó chúng tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng và khối đại đoàn kết của dân tộc ta
Trả lờiXóaphải thống nhất về một mối chứ không thể để xảy ra sự tranh quyền lực.đảng cộng sản nắm quyền nhưng dưới đó là bao tổ chức khác nữa
Trả lờiXóaTam quyền phân lập cái gì, một đảng duy nhất thôi là đảng cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóaXây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì tính chính đáng của hệ thống quyền lực hiện nay của Việt Nam vẫn có chỗ để tồn tại.
Trả lờiXóacó thể thấy rằng các nước theo tam quyên phân lập có nền chính trị phức tạp như đất nước thái lan đó các bạn biết không biết bao nhiên lần đảo chỉnh người dân có đc cs ấm no ko hay luôn trong tình trạng lơm lớp lo sợ
Trả lờiXóaĐó là ở những nước đa đảng, còn ở Việt Nam không thể có Tam quyền phân lập được. Đừng có cái gì cũng học đòi nước ngoài chứ
Trả lờiXóaLàm như vậy thì đảng làm gì có quyền lực mà lãnh đạo nhân dân nưa, tuyệt đối không được
Trả lờiXóaTam quyền phân lập là có khác nào tự sát. Trong khi các thế lực bên ngoài luôn nhăm nhe chờ ta hở ra yếu điểm để xông vào.
Trả lờiXóaỞ nước ta Đảng Cộng sản đang là lá cờ đầu, lãnh đạo nước ta ngày càng phát triển, mọi người được tạo điều kiện phát triển. Một thể chế đang tốt và phát triển thì không có gì phải thay đổi.
Trả lờiXóaở việt nam chúng ta tam quyền phân lập hoàn toàn không thể nào chấp nhận đc. đất nước ta là một thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng và pháp luật nhà nước chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm trước nhân dân
Trả lờiXóaTam quyền phân lập chỉ phù hợp ở những nước đa đảng đa nguyên về chính trị nhằm kiềm chế lẫn nhau tranh giành và đấu đá với nhau như ở thái lan kia kìa suốt ngyaf người dân sống trong cuộc sống của sự lo sợ có triến tranh áo đỏ áo vàng cái j j nữa thế không biết. còn Ở việt nam mọi quyền lực đều được tập trung,đảng là tổ chức chính trị hoạt động theo hiến pháp và pháp luật việt nam chịu trách nhiệm trước quốc hội và nhân dân chính vì thế tam quyền phân lập không thể áp dụng vào việt nam
Trả lờiXóamiễn bàn về cái tam quyền này đi các bác ới cứ như thế là đẹp lắm rùi
Trả lờiXóaphải tâp trung thì mới có được sự thống nhất, đồng thuận và yếu tố ổn định là điều quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.
Trả lờiXóatam quyền phâp lập nó hoàn toàn chỉ phù hợp với xh của tư bản chư nghĩa thui, còn việt nam và các nước xh chủ nghĩa thì không được và khonng nên áp dụng
Trả lờiXóađất nước ta là đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội và chính vì vậy đất nước ta là một khối đại đoàn kết dân tộc và tập chung chính trị,mỗi người dân việt nam sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật lên miễn bàn về mấy cái gọi là tam quyền đi
Trả lờiXóatam quyên phân lập là hình thức cạnh tranh chinh trị giống như kiểu thái lan ấy hả thui cho e xin người dân chúng em thấy bất ổn lắm suốt ngày đảo chính với sung đột. e thấy đất nước chúng em như thế là ok lắm rùi
Trả lờiXóatam quyên phân lập cái j chứ chỉ có tập trung dân chủ và tập chung thống nhất thì mới có được khối đại đoàn kết
Trả lờiXóatập chung dân chủ và biểu quyết họp bàn và làm việt được nhân dân và toàn thể người dân việt nam ủng hộ, đảng và nhà nước thay nhân dân làm việt, nhân dân thì kiển tra
Trả lờiXóaĐảng với tôn chỉ “Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” chính vì thế mọi cơ quan tổ chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS đó là điều đương nhiên. và đảng luôn được đặt trong pháp luật.
Trả lờiXóaXây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì tính chính đáng của hệ thống quyền lực hiện nay của Việt Nam. quyền lực tập chung vao tay nhân dân và đảng và nhà nước thay nhân daanh điều hành và người dân thì kiểm tra giám sát
Trả lờiXóaĐảng cộng sản việt nam với tôn chỉ “Xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” chính vì thế mọi cơ quan tổ chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS đó là điều đương nhiên. và đảng cộng sản luôn hoạt động trong khuôn khổ và pháp luật chứ chẳng fai ngoài vòng pháp luật nữa chứ
Trả lờiXóaGóp ý kiến sửa đổi hiến pháp là đúng, thể hiện nhà nước ta là 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, gây rối. Vì vậy cần đề cao cảnh giác trong thời điểm nhạy cảm này.
Trả lờiXóagóp ý là đúng nhưng fai có tinh thần và trách nhiệm cơ các bạn ak. chứ mình fai biết ở đất nước mình điều gì đang phù hợp thì mình lên làm. nhưng e thấy cái j mà tam quyền e thấy không được đâu. chứ như mấy thằng cha tư bản ấy suốt ngyaf sống trong lo âu nội chiến vơi ngoại chiến thì em và nhân dân làm ăn thế nào được nhỉ
Trả lờiXóađảng đã đưa sửa đổi hiến pháp ra để lấy ý kiến của người dân để có được sự góp ý tận tâm nhất đúng đắn nhất để đưa ra các chính sách phát triển đất nước vậy mà bọn phản động chúng muốn cái j mà đa nguyên cái j mà tam quyên phân lập chẳng có ích lợi j cho đất nước cả
Trả lờiXóabản thân tư tưởng đa đảng, đa nguyên không sai nhưng có sai hay không là ở người sử dụng nó như thế nào. Bác Hồ khi thành lập nước cũng mời các đảng phái có nhiều xu hướng chính trị khác nhau tham gia nhưng với mục tiêu là chống Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng càng về sau, khi đối đầu với sự sống chết nhiều đảng tự rời bỏ kháng chiến, thậm chí theo giặc để chống lại cách mạng, chống lại nhân dân.Sau này, chỉ còn các đảng Cộng sản, Dân chủ và Xã hội đi suốt hai thời kỳ kháng chiến. “Như vậy, Đảng ta không bài bác đa đảng, đa nguyên chung chung, mà bài bác không khoan nhượng với những ai lợi dụng đa đảng, đa nguyên để làm chiêu bài thực hiện mưu đồ lật đổ chế độ”
Trả lờiXóabạn truong van viết hay ak ta. đúng thế phải hiểu rõ bản chất của mọi vẫn đề
Trả lờiXóađúng đúng đúng like cho ban truong van. mình ko có ý kiến j thêm bạn truong van nói chuẩn men
Trả lờiXóaTôi thấy ông NamBao bình loạn mà tức cười quá. Ông đã đi Thái Lan chưa mà dám chê họ. Việt Nam thêm 60 năm phát triển nữa cũng chưa chắc bằng Thái Lan bây giờ. Tôi khuyên ông nên qua Thái để xem cuộc sống họ thế nào và nhân tiện chữa luôn bệnh nói ngọng đi chứ cứ "lơm lớp" thế khổ nắm nắm ...... hhh
Trả lờiXóakhi quyền lực tập trung về một chỗ, chắc chắn sẽ có chuyện lạm quyền xảy ra (do không ai giám sát), khi quyền lực được phân tán ra, chắc chắn sẽ có sự giám sát giữa các viện. Ở VN thực hiện cơ chế một đảng, nắm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, do đó có sự chồng chéo nhau về quyền lực và không ai có thể đứng ra giám sát sử lí khi có sai phạm (giống như kiểu vừa cầm còi vừa đá banh), và tất nhiên nạn tham nhũng ắt sẽ xãy ra tràn lan (VN xếp trong nhóm những nước tham nhũng nhất thế giới). Trong cơ chế tam quyền phân lập, khi có sự lạm quyền ở bất kì một bộ phận nào, sẽ lập tức bị các bộ phận khác phanh phui, triệt tiêu mầm mống lạm quyền, nếu bạn nào nói cơ chế tam quyền chỉ bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, không vì lợi ích nhân dân chứng tỏ bạn chả có tí hiểu biết gì. Ở những nước này, người lãnh đạo sống bằng lá phiếu của cử tri, nếu anh có thể đáp ứng quyền lợi của người dân, anh sẽ có thể tiếp tục cầm quyền, nếu anh tham nhũng hay làm tổn hại đến đất nước, anh sẽ: 1. mất ghế lãnh đạo, 2. bị đem ra xét xử công khai. Hãy nhìn lại VN, cơ quan nào đủ độc lập và quyền lực để giám sát chính phủ. Tất cả chỉ có sự bắt tay nhau và bao che thôi !!!
Trả lờiXóa