Chia sẻ

Tre Làng

TRANH LUẬN VỀ HIẾN PHÁP VỚI BBC


Lê Dân 

Nhân đọc bài viết của tác giả Trần Đức Tuấn trên BBC:


Tôi có một số ý kiến như sau:

Điểm sáng

Bài viết đưa ra luận điểm thứ nhất đã được giới luật học quốc tế thừa nhận là: "Cơ chế bảo hiến". 

Thực ra đây là sự khẳng định một chân lý nhưng chưa có gì mới.

Luận điểm thứ hai: "chính quyền không được thiết lập bởi hiến pháp là một chính quyền không chính nghĩa".

Tuy nhiên, với luận điểm này, tác giả cần nhớ rằng: trong lịch sử nhân loại, các chính quyền đầu tiên mở ra một chế độ mới thường không phải được thành lập thông qua bầu cử mà thông qua các cuộc cách mạng, đấu tranh giữa các giai cấp. Ngay cả nhà nước tư sản đầu tiên cũng được hình thành từ những cuộc đấu tranh như thế. 

Và rõ ràng, cái gọi là "hiến pháp" (do chế độ phong kiến đặt ra) nếu có cũng không bao giờ thừa nhận tính "hợp hiến" của chính quyền mới được thiết lập (vì nó mâu thuẫn với chính quyền cũ). Do vậy, thông thường các chính quyền đầu tiên xuất hiện trước, sau đó mới soạn thảo ra hiến pháp. Còn các chính quyền tiếp theo phải hợp hiến.

Luận điểm thứ ba: "hiệu lực của hiến pháp thường phụ thuộc vào mức độ tôn trọng nó từ nhà cầm quyền". 

Về điểm này, tác giả đã thừa nhận vai trò quyết định của chính quyền trong việc tôn trọng hiến pháp. Nếu như hiến pháp chỉ là "khế ước xã hội" có trước chính quyền (theo tác giả) thì hiến pháp đó không có hiệu lực với chính quyền đương thời nếu nó không đáp ứng được ý chí của giai cấp thống trị. 

Hiến pháp là luật pháp, mà luật pháp thì phải bắt buộc thực thi bởi sức mạnh của quyền lực. Một khi nó không đảm bảo tiêu chí đó thì cái "khế ước xã hội" đó không thể là hiến pháp.

Luận điểm thứ tư: "giá trị của luật pháp là phương tiện hỗ trợ chính quyền trong phụng sự nhân dân". 

Điểm này cần làm rõ: 1 - chính quyền sử dụng luật pháp để quản lý xã hội; 2 - Mục đích tối thượng của chính quyền là phục vụ nhân dân.

Như vậy, xoay quanh các luận điểm trên, dù không chủ ý (hoặc không muốn) nhưng nó đều chứng minh một điều: Hiến pháp luôn gắn liền với quyền lực nhà nước.

Điểm mờ

Tác giả đưa ra luận điểm: "hiện nay, hiến pháp là tổng hợp các nguyên tắc, quy định để thiết lập và chi phối chính quyền". 

Luận điểm này không sai nhưng chưa đầy đủ. Hiến pháp với tư cách là một đạo luật cơ bản, là "luật mẹ" của quốc gia thì nó không chỉ dừng lại ở việc thiết lập và chi phối chính quyền, mà hiến pháp còn là đạo luật ghi nhận những quyền cơ bản của công dân.

Luận điểm: "hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn" theo tôi chưa thuyết phục. 

Tác giả viện dẫn trong trường hợp các quốc gia áp dụng "hiến pháp không thành văn" với "hệ thống chính quyền xuyên suốt và phức hợp", đồng thời dẫn "nguồn của hiến pháp" từ các đạo luật của nghị viện, quyết định của tòa án và thậm chí là các nguyên tắc do thủ tướng ban hành. 

Đây là luận điểm còn nhiều tranh cãi. Luận điểm này còn mâu thuẫn với chính luận điểm mà tác giả đưa ra. Nếu như một quốc gia áp dụng "hiến pháp không thành văn" thì làm sao lại có thể dẫn nguồn của hiến pháp? Hiến pháp là một đạo luật (trích dẫn lời tác giả) mà lại không tồn tại các điều luật thì đó có phải là hiến pháp?

Tác giả trích dẫn luận điểm của Tom Paine về "khế ước xã hội" để khẳng định: "hiến pháp có trước chính quyền". 

Về vấn đề này, thì ngay cả nguồn dẫn vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả dường như đang đánh đồng giữa "khế ước xã hội" với "hiến pháp". 

Có thể khẳng định: hiến pháp là một dạng khế ước xã hội. Nhưng nên lưu ý: không phải bất cứ một "khế ước xã hội" nào cũng là hiến pháp. "Khế ước xã hội" xuất hiện trước chính quyền, đó là sự thỏa thuận giữa dân chúng với nhau, nội dung khế ước đó có khi chỉ là những thỏa thuận về quy tắc dân sự hoặc hợp đồng lao động. Còn hiến pháp ra đời luôn luôn gắn liền với quyền lực nhà nước. 

Luật pháp với tư cách là tổng thể những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Điểm đáng lưu ý ở đây là tính chất "bắt buộc", tức là phải có cơ chế bảo đảm những quy tắc đó phải được chấp hành. 

Vậy ai, tổ chức nào đứng ra làm nhiệm vụ "bắt buộc" đó? Đó chính là chính quyền, là nhà nước. Nếu không có cơ chế thực thi, thì luật pháp cũng chỉ là những quy tắc thông thường như đạo đức (dựa trên cơ sở tự nguyện) mà thôi. Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa luật pháp với đạo đức. Do đó, Nhà nước đặt ra pháp luật (bao gồm cả hiến pháp) nên không thể có chuyện hiến pháp có trước chính quyền.

Lời kết

Qua việc luận giải cũng như phản biện các luận điểm của tác giả bài viết trên, tác giả bài viết này có thể đi đến khẳng định: Hiến pháp nói riêng và luật pháp nói chung luôn luôn gắn liền với quyền lực nhà nước; đồng thời với tư cách là đạo luật thì nó luôn phản ánh ý chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị trong xã hội. 

Vấn đề ở đây là giai cấp thống trị (hay giai cấp lãnh đạo xã hội) đó có đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đa số nhân dân hay không mà thôi. 

Nếu một chính quyền chỉ phục vụ cho một thiểu số người trong xã hội thì hiến pháp dù có cũng như không. 

Nhưng nếu một chính quyền biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết và phấn đấu vì mục tiêu đó thì hiến pháp là vô giá. 

Dĩ nhiên, hiến pháp không thể thỏa mãn được nguyện vọng của toàn xã hội, hiến pháp gắn liền với quyền lực nhà nước, do đó các điều luật của nó có thể triệt tiêu sự chống đối của một nhóm thiểu số người khác trong xã hội để phục vụ cho đa số. Để thực thi nhiệm vụ đó, các "luật con" ra đời, mà một trong những luật quan trọng nhất là pháp luật hình sự.

Nguồn: Sự Thật Việt Nam

30 nhận xét:

  1. mấy thằng báo BBC là cái quái gì mà tham gia vào việc sửa đổi và bổ sung hiến pháp của nước ta. sửa đổi và bổ sung hiến pháp là việc cần làm và cần làm nhất trong thời gian này để phù hợp với sự phát triển của đất nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế này

    Trả lờiXóa
  2. đúng thế mấy thằng BBC bàn cái éo gì. hiến pháp là bộ luật cao nhất của đất nước việt nam, con người việt nam chúng tao sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật việt nam chứ chúng mày bàn cái gì

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh10:05 25/3/13

    CÁC BẠN NỚI ĐÚNG, ĐÉO CẦN TRANH LUẬN. BBC THÌ CÓ TƯ CÁCH GÌ MÀ XÂY DỰNG HIẾN PHÁP VIỆT NAM.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn ý kiến ủng hộ của các bạn!

    Trả lờiXóa
  5. BBC tiếng việt là bọn phản động, chúng thì biết gì cơ chứ? Tưởng múa mép được vài bài viết là tỏ vẻ ta đây trí thức, lừa bịp được ai?

    Trả lờiXóa
  6. chuyện sửa đổi và bổ sung hiến pháp của nước mình thì nhân dân và nhà nước mình bàn chứ mấy thằng BBC tuổi gì mà bàn. chúng ta cần những con người có tâm với đất nước chứ không phải đám phản động BBC nhé

    Trả lờiXóa
  7. đúng thế chuyện của đất nước chúng ta chúng ta làm chứ cớ can gì tới bọn đài báo phản động đó. cả một đám lưu manh cơ hội chính trị nữa chứ, rùi còn bọn phản động trong và ngoài nước nữa. đảng và nhà nước và nhân dân việt nam chúng tao biết phải sửa đổi như thế nào cho phù hợp với sự phát triển của đất nước việt nam này

    Trả lờiXóa
  8. ôi cái này thì việc gì phải bàn với đám lưu manh BBC chứ, chỉ cần nội bộ trong nhà nước và nhân dân ta bàn là đủ thông qua rùi. mấy thằng BBC tuổi khỉ ak

    Trả lờiXóa
  9. chuẩn rùi bàn cái gì với đám lưu manh đó. đất nước có phát triển được là nhờ vào sự lãnh đạo của đảng và pháp luật của nhà nước ta chứ mấy thằng lưu manh BBC biết gì về đất nước ta mà bàn

    Trả lờiXóa
  10. Tranh luận làm chi với bọn Bắp cải này. Chúng nó đóng góp gì cho ta chứ.

    Trả lờiXóa
  11. Bài phân tích của Tre làng rất hay và sâu sắc. BBC tiếng Việt chỉ đưa ra những luận điểm sai trái, nếu có phần nào đúng thì lại cũng chưa nêu bật ra nó mà chỉ là khẳng định lại chân lý có từ trước

    Trả lờiXóa
  12. BBC chỉ có góp ý theo kiểu chống phá thôi chứ làm gì có cái gì gọi là góp ý xây dựng đâu, một đài của các thế lực thù địch thì làm gì có chuyện góp ý chân thành với chúng ta được

    Trả lờiXóa
  13. Càng nói với lũ phản động càng mệt người thêm ấy. Kiểu gì chúng cũng tìm mọi cách để bới móc, ngụy biện và xuyên tạc phải thành trái, trắng thành đen cho mà xem.

    Trả lờiXóa
  14. Mục đích chính của BBC là bôi nhọ chính quyền ta, xuyên tạc mục đich cao cả của Hiến pháp nhằm đánh lừa những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết.

    Trả lờiXóa
  15. Hiến pháp, pháp luật sinh ra là để thực thi nhiệm vụ phục vụ cho giai cấp thống trị. Và tại Việt Nam thì giai cấp này là ai? Chính là Đảng, là những người con ưu tú của nhân dân, do nhân dân tin yêu và bầu chọn, thực thi và đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  16. Hiến pháp là văn bản pháp lý có quyền lực tối cao của Nhà nước, là quyết sách của Đảng Cộng Sản để mang lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của đất nước, cho mọi người dân Việt Nam. Không cần phải tranh cãi gì với bọn BBC cả, vì chúng không bao giờ hiểu được đâu

    Trả lờiXóa
  17. Mấy cái trang như BBC tiếng việt, VOA tiếng việt với lại RFP tiếng Việt toàn nói linh tinh thôi. Mấy trang này toàn xuyên tạc chủ trương chính sách của ta, thậm chí còn bịa đặt trắng trợn, ngồi một chỗ nhưng phán như đúng rồi. Mà toàn lấy thông tin đẩu đâu chả chính thống mà toàn qua bọn phản động thì phải lời lẽ giống lắm

    Trả lờiXóa
  18. Đọc bình luận của các bạn mình thấy nhuệ khí lắm! Bài viết mới chỉ đưa ra quan điểm cá nhân, cần làm rõ một số vấn đề nữa. Cảm ơn Trelang đã share và cảm ơn anh chị em nhiều!

    Trả lờiXóa
  19. Cần gì phải tranh luận với lũ không biết gì. BBC tiếng Việt nổi tiếng bởi những tin giật gân, những bình luận tuy nhiên nổi tiếng không phải vì những điều tốt đẹp mà nổi tiếng nhờ tiêu cực, bài viết thì không đúng sự thật, suy diễn, tự tưởng tượng mà toàn đi tin bọn phản động mơi lạ chứ. Thông tin rất phiến diện

    Trả lờiXóa
  20. Đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy. Sao chúng ta lại phải đi giải thích cho những kẻ muốn chống phá chúng ta bằng những thông tin sai lệch, bịa đặt một cách trắng trợn thế nhí. Những trang đấy đưa tin một cách phiến diện tự suy diễn là chính

    Trả lờiXóa
  21. Quan điểm của 2 bên hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, tranh luận chỉ làm mâu thuẫn thêm thôi. tốt nhất là việc ai nây làm.

    Trả lờiXóa
  22. Mấy chú BBC giỏi nhầy. Cái gì cũng chõ mõm vào được.

    Trả lờiXóa
  23. Em không thích Bà Buôn Cài nữa mà thành Bọn Bốc Cứt
    Nhục hơn là mấy thằng nói giọng Việt ko ra Việt cũng bàn này bàn nọ, bàn việc hiếp dâm trẻ em của Anh quốc hay của Vatican ấy, chõ mõm vào VN sủa ăng ẳng với cái mặt mo

    Trả lờiXóa
  24. Nặc danh15:10 26/3/13

    sao BBc nhieu nguoi xem the?

    Trả lờiXóa
  25. Trả lời bạn Nặc danh: http://suthatvietnamblog.blogspot.com/2013/03/bbc-tieng-viet-co-thuc-su-khach-quan.html

    Trả lờiXóa
  26. iêm là iêm thấy bàn việc này với nhân dân việt nam với toàn đất nước việt nam chứ bàn cái quái gì với đám lưu manh BBC và một lũ phản động đang nhăm nhe phá hoại đất nước chúng ta. chúng ta cần những con người có tâm với đất nước chư cần gì đám đó chứ

    Trả lờiXóa
  27. trời tường chuyện gì to tát lắm chứ. chuyện của đất nước mình đất nước chúng mình bàn chứ đám chó BBC thì bàn cái gì. trong khi đó sửa đổi hiến pháp là sự việc quan trọng nhất của đất nước chúng ta. mấy thằng BBC với đám chó phản động miễn bàn đi

    Trả lờiXóa
  28. bàn cái j với đám BBC này chứ chúng ta là người việt nam thì bàn chứ đám chó này bàn cái j ko fai bàn đâu mọi người ak. chúng nó chỉ phá đất nước chúng ta chúng muốn đất nước chúng ta đa nguyên chính trị đa đảng đối lập rùi thì phi chính trị hóa quân sự nữa chứ thế có mà mất nước mọi người ak

    Trả lờiXóa
  29. chúng ta cần sự góp ý chân thành về hiến pháp chứ không phải là từ những góp ý thiếu tính xây dựng như của đài BBC, nói về hiến pháp với họ thì khác gì chúng ta nghe theo thế lực thù địch thay đổi đất nước đâu

    Trả lờiXóa
  30. BBC là đài của đế quốc và các thế lực thù địch với nước ta, BBC với nước ta mà nói thì chỉ có sự chống phá chứ làm gì có ý tốt đâu, tranh luận với chúng làm gì cho mất thời gian dù chúng sai chúng cũng đâu có chịu nhận đâu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog