LâmTrực@
Không thể để cho ngư dân đơn độc trong cuộc chiến giữ gìn chủ quyền biển đảo của dất nước.
Theo tin của Tiền Phong Online, tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen. |
Gây hấn, tạo cớ cho chiến tranh bằng cách bắn vào tàu của ngư dân Việt Nam
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân đã gặp phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng. Lính Trung Quốc liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta. Đây có thể được coi là một động thái mới tiếp theo việc trấn lột cướp bóc hay hành hung ngư dân của ta nhằm gây sức ép lên chính các ngư dân.
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu. Ông Thạch, lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu Hải quân ngụy trang của Trung Quốc cũng tháo lui.
Tàu cá của ta lúc trở về, trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.
Đuổi bắt, cướp bóc ngày càng gắt gao điên cuồng
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung . |
Chuyện tàu mang danh tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn, điên cuồng hơn.
Chuyến đi biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp. Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền. Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể.
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn (hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263). Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề. Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra. Đây rõ là đồ ăn cướp, chỉ khác cướp biển Ca Ri Be lag nó mang tên Tập Cận Bình.
Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
Cần có tiếng nói và hành động
Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là việc làm cần thiết, điều này không chỉ nói bằng miệng. Khi chưa thể đưa tiếng nói ra công luận Quốc tê bằng hệ thống tòa quốc tế, chúng ta vẫn phải tiếp tục khẳng định bằng cả lời nói và việc làm.
KHông thể phủ nhận rằng, Bộ Ngoại giao ta đã và đang làm tốt công tác này trên nhiều khía cạnh, kể cả những khía cạnh mà trong chừng mực nào đó không thể phổ biến tới đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, phản đối công khai qua kênh ngoại giao một cách chưa đủ độ thì chưa thể góp phần giải quyết vấn đề này.
Nghiêm túc mà nói, so sánh tiếng nói ngoại giao của ta với các nước khác như Philippine, hay Nhật bản khi Trung Quốc xâm phạm lợi ích của họ thì thấy, chúng ta đuối hơn họ nhiều, điều này không thể giải thích rằng, chúng ta có cách làm khác hay hơn, hay mềm mại hơn.v.v..Ngược lại, nó làm xuất hiện những dấu hỏi về sự nghi ngờ đối với lãnh đạo đất nước và lại tạo cơ hội cho nhưng người không cùng lý tưởng hay chính kiến khoét sâu mâu thuẫn.
Người viết entry này thấy cần thiết đòi hỏi Bộ Ngoại giao phát cất lên tiếng nói đại diện cho nhân dân, cho dân tộc một cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt khi phía Trung Quốc có những hành động xâm hại tới lợi ích quốc gia, xâm hại tính mạng và tài sản của người dân, xâm hại lợi ích của các đối tác đang hợp tác làm ăn với Việt Nam ngay trên vùng biển của Tổ Quốc.
Phản ứng đòi hỏi phải có sự tương xứng, chứ không thể phía Trung Quốc lên lớp dạy bảo (như trẻ con) hay đe dọa, mà phía Việt Nam chỉ là yêu cầu không được, yêu cầu này nọ..Bên cạnh đó, phản ứng của Ngoại giao cũng đòi hỏi phải đúng thời điểm, tức là kịp thời. Phản ứng phải lập tức được đưa ra ngay sau khi có sự kiện xảy ra. Người dân rất buồn và lo lắng khi sựu kiện xảy ra rất lâu mới có phản ứng yếu ớt từ phía Ngoại giao, mà không phải vụ nào cũng có được sự phản ứng của ngoại giao. Thử hỏi, phản ứng muộn và không tương xứng như thế, ngư dân có nghĩ là Nhà nước, Quân đội hay Cảnh sát biển luôn luôn đứng sau họ hay không?
Nói phải đi đôi với làm, phản ứng Ngoại giao chắc chắn sẽ chỉ là một biện pháp góp phần giải quyết những xung đột nếu ta làm tốt, nhưng như thế sẽ là chưa đủ. Cần có những hành động cụ thể hơn như xây dựng quân đội, duy trì sự hiện diện của quân đội tại các vùng tranh chấp, hay xây dựng những ngư trường thực tế, cắm cờ chủ quyền, củng cố tài liệu chứng cứ về chủ quyền biển đảo, tuyên truyền qua truyền thông, cho phép các nhân sĩ trí thức được phép xuất hiện và cắm cờ tại Hoàng Sa, Trường Sa .v.v..
Những vấn đề đó LâmTrực@ xin được bàn ở entry khác.
Phú Xuyên, ngày 24 tháng 3 năm 2013
Trường Quyên E đã từng ra đảo Lý Sơn. Ng dân ở đây thiếu thốn đủ thứ. Điện một ngày có mấy tiếng thôi. Để xây đc 1 căn nhà người ta mất khoảng 3 năm để gom góp gạch, cát,... E cũng đã gặp nhiều nhân chứng ở đây bị Trung Quốc bắt giam, đánh đập vì đi đánh cá.
Trả lờiXóaTHAT KHON NAN...MAY MA CHUA CHET THUI NO BINH GA CHAY TAU...
Trả lờiXóaChúng ta phải làm gì đi chứ, thương bà con ngư dân quá.Cứ để tình hình như thê này thì không ổn.Bọn Trung QUốc thật khốn nạn.
Trả lờiXóaSắp chiến tranh rồi, ai còn nghĩ tới nhg~ gì cụ Hồ làm thì chuẩn bị tinh thần đi là vừa. Thời sự thì lúc nào cũng ngoại giao, lên án, càng nói = mồm thì nó càng khinh VN yếu, có ngày nó vào Hà Nội cắm cờ rồi bảo là quận của nó cho xem, bằng chứng thì nó tự tạo ra đơn giản.
Trả lờiXóaChưa gì đã dám đổi tên quần đảo ta thành Tây Sa với Đông Sa. Sách địa lý tiểu học của tụi nó có cả 2 quần đảo nước ta thuộc về nước nó, khốn nạn vãi!
Nuoc ta nen trang bi vu khi cho ngu dan tu ve
Trả lờiXóaTàu hành động bẩn thỉu quá. Bắn những ngư dân trong tay không có tấc sắt
Trả lờiXóa