Một tỉnh ủy viên Hà Tĩnh vừa bị cách chức do “nhận tiền chạy việc”. Vâng “chạy việc”. Chuyện này hoàn toàn có thể hiểu khi giờ đây, không ít thạc sĩ toán đi bán sim điện thoại, cử nhân sư phạm chạy bàn café.
Nhưng lại không thể hiểu được khi lương tối thiểu chỉ đáp ứng chưa nổi 70% nhu cầu tối thiểu.
3 thông tin được đưa ra trong 3 ngày. Và xin đừng ai cố gắng tìm ra mối dây nhằng nhợ nào. Đời sống có những logic của riêng nó.
Vị tỉnh ủy viên tên Nguyễn Thanh Sơn, khi đương chức bí thư huyện ủy Vụ Quang, ông chính là người đã nhận 75 triệu đồng của một phụ nữ để “chạy” vào chân tạp vụ nấu ăn tại huyện ủy.
Chạy việc khác chạy chức chạy quyền. Và khi mà một chân tạp vụ nấu ăn cũng có cái giá đến 75 triệu đồng, thì có lẽ, chạy chức chạy quyền có giá là không có giá!
Tờ Người Lao động vừa giật một cái tít: “Thất nghiệp nhiều quá”.
Nhiều quá có thể là con số trên 67% người lao động không có “quan hệ lao động” vừa được nêu ra tại Quốc hội như một nỗi nhức nhối. Nhiều quá là thống kê chính thức 3.000 thạc sĩ, cử nhân, 9.000 trung cấp, cao đẳng thất nghiệp ở Nghệ An. Hoặc tệ hơn, 25.000 sinh viên ra trường không có việc làm ở Thanh Hóa. Về chất, thì đó là nghịch cảnh của một thạc sĩ toán có giải tại kỳ thi Olympic toán quốc gia từ 5 năm nay sống bằng nghề gia sư, hoặc bán sim điện thoại. Hoặc một nữ thạc sĩ khác, mấy năm không tìm được việc đành phải lấy chồng để ở nhà nuôi con.
Và nếu không muốn đi bán sim điện thoại hoặc ở nhà lấy chồng thì phải chạy thôi. Tất nhiên, phải kèm theo điều kiện đầu tiên. Nhưng thực ra, chạy việc rồi để làm gì cũng khó nói. Một hội thảo về mức lương tối thiểu vừa được tổ chức ngày hôm qua đưa ra một hiện thực cũ rích nhưng chưa bao giờ thôi làm những người hưởng lương bớt tủi thân: Mức lương tối thiểu chỉ bằng 65-70% mức sống tối thiểu.
Con số 65-70% không phải là ước đoán, nó dựa trên một tính toán trên thực tế của Viện Công nhân - Công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, rằng: Để đảm bảo có đủ dinh dưỡng 2.300 kcal/ngày, người lao động phải chi trả từ 750.000 - 900.000 đồng/tháng. Cộng với nhu cầu lương thực thực phẩm và chi phí nuôi con, mức sống tối thiểu của người lao động vào khoảng 2,4 - 3,7 triệu đồng/tháng. Phía công đoàn cũng khẳng định: Tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh chỉ đáp ứng được 65-70% mức sống tối thiểu.
Sự bất hợp lý này đã và đang tồn tại suốt 2 thập kỷ qua, trong khi chưa hề có dấu hiệu kết thúc.
Không chỉ Công đoàn, chính Bộ Nội vụ, vào tháng 12 năm ngoái cũng khẳng định: Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung mới thực hiện chủ yếu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách, chưa bảo đảm được nhu cầu tối thiểu của cán bộ, công chức. Và “mức tăng tiền lương thực tế là thấp”.
Lương đã tăng 7 lần kể từ năm 2003. Nhưng sự tăng thêm, vì căn cứ vào “khả năng ngân sách”, nên thực tế, chưa đủ bù cho lạm phát.
Đời sống công nhân viên chức khó khăn thì nhà nước tăng lương cơ bản. Lương chứ kịp tăng thì các nhà doanh doanh nghiệp, buôn bán viện cớ tăng đủ thứ nào là thực phẩm, hàng tiêu dùng, xăng dầu... chủ nhà trọ thì lại tăng giá nhà, giá điện nước trong khi chất lượng phục vụ ngày càng kém đi. Sinh viên ra trường thì khó có cơ hội xin việc vì đi đau cũng đòi hỏi có kinh nghiệm, trong khi sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm...Nói chung vẫn cứ là cái vòng luẩn quẩn.
Trả lờiXóaNói đâu xa, mấy chị gái mình học đại học 4,5 năm năm ra mã chưa xin được viêc, phải đi làm những công việc tạm bợ với mức lương mỗi thắng còn thấp hơn chi phí ăn ở họ tập. Bên cạnh điều chỉnh lương cơ bản thì quan trọng hơn là tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường, đểhọc sinh còn yên tâm chọn ngành mình theo đuôi, không để sinh viên phải bỏ học giữa chừng.
Trả lờiXóaXã hội cứ thế này thì càng ngày càng thối nát. Nhân tài thì không được trọng dụng, những kẻ ngu dốt lắm tiền thì được làm quan. Bảo sao đất nước khó mà đi lên được. Tất cả là vì sự tham lam của mấy ông quan chỉ biết ăn tiền mà bỏ bê đi tương lai của đất nước.
Trả lờiXóaCứ tình hình lương cơ bản tăng được 1 đồng thì rau, thịt, mắm muối tăng 10 đồng như bây giờ thì ai mà chịu cho nổi, chẳng cần nhà nước tăng lương cơ bản làm gì, chỉ cần bình ổn được giá, đưa lại mọi thứ về giá trị thực của nó là nhân dân sống khỏe rồi.Nhớ cái hồi mớ rau 500d, xăng 9,5k/l quá
Trả lờiXóaLạm phát thì cao, lương thì bèo bọt, chính vì thế mà nhiều người không muốn làm cho cơ quan nhà nước. Cơ quan nước ngoài tuy làm nhiều thời gian 1 chút nhưng mà họ trả lương cao, có thể cao hơn lương cùng vị trí trong cơ quan nhà nước đến chục lần ấy chứ.
Trả lờiXóaLại thằng ngu "Nặc danh" ở đây rồi, đề nghị AD xóa ngay comment spam của thằng này đi. Đọc thối lắm không ngửi được. Giọng điệu chắc chắn là họ nhà rận rồi, nhưng trình của thằng em quá thấp mà được tuyển vào đội rận thì kể cũng lạ. Nghĩ mà xem, ông tổ của mày khi bịa chuyện thì còn dễ nghe 1 chút, còn mày bịa thế này chỉ tổ để người khác đáp gạch vô mặt thôi.
Trả lờiXóaCái thằng chó nặc danh từ vào đây đâu ẳng ẳng vậy ? Chúng tao gần 90 triệu người dân là VC là những người tin theo lí tưởng của VC đây, mày có thể thốt ra những ấy thì mày chẳng phải là người Việt Nam nữa mà chỉ là lũ chó sống tha hương thôi . Khi mày chết rồi thì cũng đừng có về an táng tại cái đất nước mày vừa chửi nhé, đất mẹ sẽ không dang tay đón đứa con bất hiếu như may về với mẹ đâu.
Trả lờiXóa