Post lại bài Cave của Nguyễn Việt Hà vì bác PD có lược bớt vài đoạn:
Ca ve
Tản văn của Nguyễn Việt Hà
Đạo diễn Lê Hoàng khi trả lời phỏng vấn báo chí ao ước cái tít phim mình đang làm sẽ có tên là Ca ve. Ông đạo diễn không giải thích gì thêm nhưng nhiều người yêu điện ảnh tin chắc là phim sẽ hay vì nội hàm của khái niệm cave luôn gần gũi với những gì cảm động.
Ca ve là 1 từ tiếng Tây đã và đang được Việt hóa như chữ xà phòng, chữ ti vi. Ở TQ đại loại gọi ca ve là kỹ nữ, ở Nhật gọi ca ve là geisha còn ở ta trên một số văn bản hành chính gọi là nữ tiếp viên. (Có học giả uyên bác cặn kẽ giải thích xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, cavalière, đọc trại ra).
Kỹ nữ khi tiếp khách thì thường gảy đàn ề à hát, geisha thì tính tiền giờ bằng cách thắp một nén hương. Còn nữ tiếp viên quy thời gian lao động bằng bài. Ở karaoke là những đoản ca, ở discotheque là những đoản khúc. Nếu nhìn bằng con mắt toàn tri thì tổng thể là đại đồng vài nét lẻ tẻ khác chỉ coi là tiểu dị.
“Hồng ơi, Tuyết ơi, Mơ ơi. Những thằng đạo đức giả có còn sỉ vả các em không”. Đây là 1 câu thơ của 1 cố thi sĩ ở miền Nam, người đã có rất nhiều thơ được đưa vào các tuyển tập thơ phía Bắc thời gian gần đây. Các em gái bán bar trước bảy nhăm, những thôn nữ làm nghề gái nhảy ở vũ trường sau đó đều chính danh là ca ve, có thẻ đóng dấu và được phép hành nghề. Ối chao ơi, nghề nào chẳng là nghề, thế nhưng không hiểu sao biết bao người thông minh mạo nhận mình là giám đốc mà hiếm có ai ngu ngơ tự nhận là ca ve.
Đời thực thì là vậy, may thay, trong “tấm gương phản ánh hiện thực” thì có khác, ca ve luôn là đề tài ruột của đông đảo văn nhân mặc khách. Cùng một lứa bên trời lận đận, nên ở Paris, con trai của Alexandre Dumas viết Trà hoa nữ, xuống Giang Nam Bạch Cư Dị nức nở sáng tác Tỳ bà hành, tại đất Việt đại thi hào Nguyễn Du khóc với Tiếng kêu mới đứt ruột (Đoạn trường Tân thanh). Văn học là tình. Tình động thì tâm động. Tâm động thì chữ sinh. Chữ sinh thì tác phẩm thành.
Ở 1 sự phân loại xã hội học không chính thức, nghề ca ve luôn được xếp ở nhóm nghề “dưới đáy” (chữ của văn hào vô sản Nga Gorky). Có phải thế chăng mà rất nhiều người tử tế coi ca ve là 1 trong những nguồn dẫn đến các tệ nạn xã hội. Số lượng ca ve “hư” là 1 biến số rất khó đong định, đại loại giống như số lượng người tài. Nó trồi sụt bất thường, hoặc phụ thuộc vào buổi nông nhàn hoặc vĩ mô biến động theo giá đô la và vàng bốn số chín. Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thì mọi số liệu về gái mại dâm đều là số tạm tính. Tại sao ca ve lại ra đứng đường. Liệu có phải bần cùng sinh đạo tặc, liệu có phải giấy rách rồi bục luôn cả lề. Đã nhiều diễn đàn nhiều hội thảo được mở về vấn đề này, nhưng câu trả lời là bỏ ngỏ.
Ca ve có tuổi mệt mỏi chán nghề thì thường hiền lành quy cố hương hoặc nương nhờ vào từ bi cửa Phật. Thao tác này tuy không hào hùng bằng người có chức treo ấn từ quan hay cao thủ rửa tay gác kiếm nhưng hơn hẳn ở những nét chua chát đầm đầy sám hối. Ông Việt gian Tôn Thọ Tường cũng biết vậy nên giả vờ ngây thơ nhập nhằng làm bài tám câu thể thất ngôn Lão kỵ quy y (dịch nôm na là ca ve về hưu) để thanh minh cho việc mình đã từng a dua bán nước.
Ca ve chẳng hẳn là hay nhưng cũng chẳng hẳn là dở, nghề của họ theo tôi tương tự nghề viết văn, có vẻ khác thường. Giống như nhiều người viết đa phần ca ve đều có xuất xứ ở những nơi ẩm ướt nước mắt hoặc từ các chung cư nghèo ngoại ô hoặc từ những xơ xác đồng chua chiêm trũng. Thật hiếm thấy ca ve là những thiếu nữ khuê các đã từng êm đềm ở nơi màn che trướng rủ.
Xuất xứ là vậy nên ca ve hình như rất biết thương mình và thương người. Thương ở đây là thương yêu chứ ca ve không cần đểu giả thương hại. Trong kiệt tác Bút ký dưới nhà hầm, Đốt đã mô tả một tội ác khi để gã nhân vật chính dung tục chế nhạo sự mong manh trong trắng cuối cùng của 1 cô gái điếm. Cô bé bị gã làm nhục khi trót khoe mấy lá thư tình của 1 sinh viên nào đó lúc qua đêm đã viết ngỏ lời thương cô. Cô bé bình thường ao ước mọi người hiểu là mình đã yêu và được yêu. Gã nhân vật chính khe khắt dùng kiến thức chữ nghĩa sắc sảo cố chứng minh những lá thư đó chỉ là phù phiếm và lừa dối.
Từa tựa như Đốt, văn học VN hãnh diện vì có thi hào Nguyễn Du. Hầu như trong túi xắc da xịn nào của các cô bé ca ve đều cũng có một quyển Kiều để những lúc vắng khách âm thầm bâng khuâng mang ra mà an ủi tự bói. 1 nhà thơ hậu sinh đã làm 2 câu thơ có vẻ sến buồn bực đến nghẹn cười.
Tố Như vẫn khóc đêm trường
Khi Kiều còn đứng bên đường Nguyễn Du.
Nguồn: Nhặt trên Net
Ca ve là nghề kiếm tiền từ việc làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người khác, không chỉ có ca vư nữ mà ngày nay còn có cả... ca ve nam nữa chứ. Kinh tế - xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của con người cũng tăng lên, tuy nhiên việc quan hệ tình dục tràn lan, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây lan nhiều bệnh nguy hiểm, mà điển hình là AIDS, chính vì vậy mà ca ve bị coi là ở đáy xã hội.
Trả lờiXóaThực ra mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, chứ có phải ai làm cái nghề ca ve này cũng có thân phận đáng thương như Thúy Kiều đâu. Có những người do hoàn cảnh xô đẩy, nhưng cũng có những người "tự nguyện" cống hiến tuổi thanh xuân, cống hiến thời con gái ấy chứ. Thời nay có phải là cái thời mà trinh tiết là tiêu chí hàng đầu để đánh giá về một người phụ nữ đâu.
Trả lờiXóaTác giả cứ nói là cave chủ yếu ở những vùng nghèo khó, it khi là người con nhà tử tế nhưng thực tế bây giờ trong giới sinh viên, dù không đến mức quá nghèo, không đủ tiền học nhưng do thói ăn chơi,lười học, lười lao động, vẫn làm gái gọi theo kiểu hạng sang, chỉ cặp với những đại gia có rất nhiều.
Trả lờiXóaĐừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày. Nói tóm lại cave hầu như chả có con nào tốt đẹp cả, chỉ sống vì tiến. Bây giờ có như Kiều ngày xưa bị bán cho Mã Giám Sinh, không có tiền nên phải làm kiếp kỹ nữ. Thời nay là tự dấn thân vào đấy chứ, lười lao động nên mới làm nghề này.
Trả lờiXóacave có rất nhiều loại và từ rất nhiều nguyên nhân, lý do dẫn đến công việc bất đắc dĩ mà họ phải lựa chọn có một số là tự nguyện còn phần lớn ban đầu thì chẳng ai muốn làm cía nghề dưới đáy xã hội ấy cả. Nhưng sự gia tăng cave không tốt một chút nào bởi nó dẫn đến nhiều các tệ nạn xã hội khác như căn bệnh thế kỷ, ma túy, gia đình tan nát... và đặc biệt chúng không làm ra của cải cho xã hội phát triển
Trả lờiXóaMỗi người 1 số phận, biết đâu đằng sau những con người ấy lại là 1 câu chuyện đau thương đến đẫm nước mắt thì sao?. Tác giả viết Cave cũng tương tự như nghề viết văn, không, tác giả ạ, Cave là 1 nghề đáng để thương hại, còn những nhà văn, nhà thơ, họ là những gì đó cao quý lắm, đáng phục lắm.
Trả lờiXóaCave, một từ ngữ khá quen thuộc ở Việt Nam. Từ này không biết từ bao giờ đã được sử dụng để chỉ những người bán thân mình để mua vui kiếm tiền. Có thể ở một khía cạnh nào đó thì nghề này là thấp kém, ở dưới đáy xã hội. Nhưng nó vẫn còn hơn hàng ngàn, hàng vạn lần những kẻ chỉ vì đồng tiền bẩn thỉu mà quay lưng lại với tổ quốc. Những kẻ như vậy còn hèn hạ, thấp kém hơn nhiều.
Trả lờiXóaAi đi làm cave khi được hỏi thì cũng sẽ đều nói là vì hoàn cảnh gia đình xô đây, dòng đời xô đẩy, hận tình mà đi làm cave...bla...bla.... Nhưng nói tóm lại, tất cả đó chỉ là biện minh cho 1 nghề nghiệp mà cả xã hội lên án, nếu ko có các ả thì hẳn nhiều gia đình đã ko bị tan vỡ, hẳn rằng các bệnh xã hội ko nhan nhản như bây giờ. Nhưng dù sao, chúng nó còn biết yêu quê hương, ko bôi nhọ, chà đạp lên TQ, chứ ko kiểu quyết ko bán thân mình nhưng sẵn sàng bán rẻ TQ để trục lợi như một số kẻ phản động bây giờ
Trả lờiXóacũng chỉ là một cái nghề, đạo diễn làm phim về vấn đề này có lễ muốn nói lên một phần nào tệ nạn của xa hội nhưng cũng hiện lên những mảnh đời bi thương của một số các cô gái có hoàn cảnh khó khăn bị ép buộc lao vào vòng xoáy, có những cô gái rất hiền lành rất ngoan ngoãn nhưng do hoàn cảnh bắt buộc như nhà nghèo cha mẹ đâu ốm mà phải đành nhẫn nhịn làm cái nghề mà người ta cho là dưới đáy của xã hội
Trả lờiXóacuộc sống luôn nhiều màu sắc tồn tại cái tích cực và tiêu cực, nhiều bóng tối chưa được dựng ra ánh sáng, đạo diễn muốn làm phim về chủ đề cave theo lối gọi hiện đại ngày nay cũng chính là muốn thể hiện cuộc sống ngầm cuộc sống về đêm của những số phận những mảnh đời nhỏ bé mà người ta vẫn coi là tệ nạ xã hội để lên màn ảnh để nhiều người hiểu rõ hơn về nó, không phải mọi cave đều xấu hãy nhìn vào nguyên nhân tại sao họ phải bán thân như thế thì mới thấy rõ sự thương cảm đối với họ hiểu rõ hơn về cuộc sống hiện đại
Trả lờiXóacó lẽ sau bộ phim này những mảnh đời nhỏ bé âm thầm chịu đựng trong bóng tối mà người ta hay gọi là cave sẽ được hiển thị rõ nét hơn trên màn ảnh, mọi người sẽ hiểu thêm về hoàn cảnh của cái nghề gọi là cave mà từ trước đến nay nó luôn được coi là tệ nạn. cuộc sống không phải lúc nào cũng vẹn toàn cũng xuôn sẻ mà luôn có những đau khổ kìm nén chính cái nghề cave đó đã cho thấy được những tấm thân nhỏ bế bất hạnh đã phải bươn trải như thế nào vì hoàn cảnh cảu mình
Trả lờiXóacứ nói cave là nghề xấu là tệ nạn xã hội, khi nhắc đến cave là nói về sự khinh bỉ nhưng có phải ai cũng hiểu hết cuộc đời số phận của những cô cave đó: hãy đặt câu hỏi Vì sao họ phải bán thân như vậy: vì tiền hay vì cuộc sống vì hoàn cảnh khó khăn éo le mà phải như vậy có rất nhiều nguyên nhân vì thế khi bộ phim lên sóng sẽ lột tả hết giải đáp hết những thắc mắc trong long mỗi người
Trả lờiXóaCave nào chẳng nói mình số phận bất hạnh, rồi mẹ ốm không đủ tiền chữa bệnh, nhà khó khăn nên phải làm nghề này, rồi làm nghề này vì bất đắc dĩ,... Có hàng ngàn hàng vạn lý do để những cô cave kể khổ. Song trong số đó không ít các cô gái vì ham mê , đua đòi, làm ít mà muốn hưởng nhiều, việc kiếm tiền quá dễ dàng từ cái vốn tự có sinh ra lười lao động mà dấn thân vào cái nghề này. Đâu phải cô nào cũng khổ.
Trả lờiXóa