Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN CON "DỒNG" CỦA CỤ BÁ


Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh vừa nói chuyện về cái đầu rồng ở Đà Nẵng. Trong khi đó ở Cà Mau, lại có chuyện con “công”.

“Có rất nhiều ý kiến, bình luận liên quan đến chuyện con rồng trên cầu Rồng. Nào là rồng ốm, đầu không cao, rồng chi mà không có chân…”. Nhưng theo ông, “ở đây trong chúng ta có ai đã thấy rồng đâu. Thấy vẽ trong tranh nghe nói rồng, ừ thì thôi là rồng. Tôi chắc nhìn con rồng trên cầu cũng giống con rồng chứ đâu đến nỗi nào giống con khác”.

Rồng phượng từng được coi là biểu tượng của vua chúa phong kiến. Cái bản mặt vua thì gọi là “mặt rồng”. Áo vua mặc thì gọi là “Long bào”. Đến cái chỗ các ngài ngáy khò khò mỗi đêm cũng được gọi là “long sàng”. Thiếu mỗi cái “Long đầu trảm”. Nhưng trong 12 con giáp, rồng là con vật chẳng ai biết nó giống con gì, thế cho nên ốm hay mập, cao hay thấp, chân hay tay, đẹp hay xấu, có lý hay vô lý, là tùy ở cái nhìn, tùy ở cách nhìn của mỗi người. Nhưng chắc chắn ai cũng biết đó không phải là giun. (Ngay cả việc phân định thế nào mới là đúng khi viết con “rồng”, hay con “dồng” cũng khó. Bởi nó không có thật).

Câu chuyện “con dồng” mà ông Bá Thanh nói tới cho thấy rất nhiều điều hay. Chẳng hạn việc ông sụt 4 ký sau 2 tháng ra Ba Đình. Chẳng hạn ông phải “ăn ớt cho sáng mắt” để đọc tài liệu. Chẳng hạn ông cũng biết, cũng quan tâm đến những phản ánh của cư dân mạng liên quan đến cái đầu “dồng”. Nhưng hay nhất là chuyện ông biết mối quan tâm của dân chúng hoàn toàn không phải chuyện con rồng ốm hay mập, cái đầu rồng cao hay thấp. Bởi sự quan tâm đó, không dành cho những thứ “ảo tung chảo” không xi nhê gì đến miếng cơm manh áo. Bởi mối quan tâm giờ đang dành cho những con “công” đang làm nghèo thêm những bữa cơm từ lâu đã “thanh của đạm”.

Trong buổi nói chuyện đó, vẫn với phong cách xứ Quảng trực tính, Trưởng Ban Nội chính đã nhắc tên tục Giám đốc CA Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm vụ một vài đồng chí “công bộc” bắt tay với cò để ăn từng 5-10 triệu của những người nghèo muốn mua nhà chính sách.

Mới hôm qua, Thanh niên đưa tin, Giám đốc điện lực Cà Mau Lai Tấn Đạt đưa cả đại gia đình, bao gồm cả vợ, con, em ruột, em rể, cháu…đi “học tập kinh nghiệm”, trong một chuyến “học tập” kéo dài gần 10 ngày ở Miền Bắc. Vì là đi “học tập kinh nghiệm”, cho nên, dù “cầm đèn dầu cũng giật”, họ hàng nội ngoại của ông giám đốc đều được “gắn” cho một chức danh. Con trai “ngủ dậy” thành “Tổ trưởng Tổ kỹ thuật điện lực TP.Cà Mau”. Em gái và em rể ông Đạt trở thành “Thu ngân viên Điện lực H.Đầm Dơi”. Cháu gái là thu ngân viên Điện lực H.Trần Văn Thời…

Chả biết các thu ngân viên có thu được “đồng kinh nghiệm” nào không, chỉ biết cần lao hẳn nhiên oằn lưng đóng thuế để đại gia đình ông Giám đốc “học tập kinh nghiệm”. (Thanh Niên khẳng định mọi chi phí cho các thành viên trên hoàn toàn do Công ty điện lực Cà Mau trả). Nói chính xác, điện lực Cà Mau, thay mặt nhân dân chi trả.

Một bạn đọc, ngay dưới bản tin của Thanh Niên, đã nhắc đến việc thực hiện nghị quyết TƯ 4, nhắc đến những điều đảng viên không được làm, và, rất vui tính- bình rằng: Hỏi sao giá điện không tăng. Đều như vắt chanh.

Ở Hà Nội, Dân Trí cho biết tòa nhà đẹp và hiện đại xây cất cả trăm tỷ bạc ở Hoàng Mai vừa dùng đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng với “lún, sụt, cong, vênh, rạn nứt…”. Không nói thì ai cũng đoán ra đó là một tòa nhà công sở, được xây bằng tiền thuế.

Các bạn đã thấy điểm chung trong ba câu chuyện thời sự này chưa?

Đó là chữ công.

Thật tội nghiệp cho cái chữ “công” khi giờ đây của công đã trở thành lợi tư, cho sờ sờ những vị quan chức tưởng mình là “Công bộc” có thể nấp trong… mây để bắt chung chi ngay cả những người nghèo nhất, để sài công quỹ vô tội vạ, để rút ruột những thứ của công, thực tế đang chứng minh cũng là thứ của… chẳng ai cả.

Trong câu chuyện về cái đầu rồng, truyền thông dẫn lời Trưởng Ban Nội chính TƯ cho biết: Mới đầu chỉ cho rồng phun lửa, nhưng thấy nó dữ quá, nên cho phun cả nước…
Sự hài hòa, hợp lý đối với biểu tượng cho một con vật không thật, trong cảm quan của dân chúng, có thể được điều chỉnh giữa nước, và lửa.

Nhưng thưa bác Thanh, đối với những người cứ tưởng mình là rồng là hổ để làm chuyện đục khoét của công, để vinh thân phì gia, bác cứ “lửa” cho cần lao được nhờ. Hổ đầu trảm cũng được mà cẩu đầu trảm cũng không sao.

Nguồn: Đào Tuấn

7 nhận xét:

  1. Làm gì có rồng thật trên đời này, người ta tưởng tượng ra thì nó có thôi, nhiều người cứ dựa vào đó mà làm những điều sằng bậy, không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  2. Thực tế thì ai chẳng muốn làm cho đầu rông cao cho nó uy nghiêm, oai phong , nhưng phải dựa trên thực tiễn chứ. Đầu rồng quá to thì khả năng chịu lực của cây cầu cũng phải được tăng cường nên chứ không gió bão to tí có mà sập cầu mất

    Trả lờiXóa
  3. Miej muốn rồng to, rồng dài , đầu oai hùng hiên ngang thì chắc phải làm rông giấy thôi chứ làm cầu mà không tuân thủ bản vẽ, bản thiết kế, thích làm thế nào thì làm thì có mà có ngày sập cầu bay cùng rồng thăng thiên luôn cũng nên.:))))))))))))

    Trả lờiXóa
  4. đến chuyện này mà nhiều kẻ cũng mang ra để lấy cớ bêu xấu được thì cũng lạ cho đám người đó! rồng là biểu tượng linh thiêng của phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng! mình thấy Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành công về phát triển kinh tế cũng như đời sống văn minh xã hội và việc có cái cầu rồng như thế kia là rất tuyệt vời rồi, thế giới làm gì có, họ còn phải ngưỡng mộ chúng ta nữa đó thôi!kaka

    Trả lờiXóa
  5. Tớ là tớ thích rồng phun lửa, chứ rồng phun nước thì sẽ có kẻ nhờn mà khinh thường. Bác Bá lên, hi vọng những con mọt đục khoét làm suy yếu nền kinh tế, nền chính trị nước nhà sẽ bị nướng chín. Ủng hộ Bác Bá 2 tay.

    Trả lờiXóa
  6. Công của mấy ông điện lực nó to quá to đến nỗi đi đục khoét hết mắt của nhân dân,nhà công mới xây đã hỏng ấy vậy mà con "dồng' của bác Thanh đẹp như vậy còn chê này chê nọ,người tốt muốn đổi mới đất nước mà lại bị chính ngay người trên đất nước mình phê phán. Có lẽ bác ấy cũng trải qua nhưng cái miệng lưỡi xã hội nhiều rồi bác nhỉ? Đừng vì họ mà nản chí nha bác

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh05:08 10/4/13

    dau gi thi dau cung k bang dau buoi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog