Chia sẻ

Tre Làng

ĐỀ XUẤT LẤY LẠI TÊN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Tên gọi này gắn với sự ra đời chính thể cộng hòa đầu tiên và được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển đất nước.

Trong bản Dự thảo Hiến pháp, đối với chương I - quy định về chế độ chính trị, nội dung quy định về tên nước tại Điều 1 được người dân quan tâm góp nhiều ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất tán thành tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là tên gọi đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay. 

UB Dự thảo lập luận, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với người dân và bạn bè quốc tế, thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việc giữ tên nước, tiếp tục khẳng định mục tiêu, định hướng… đồng thời giữ được tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu... 


26 triệu lượt ý kiến góp ý dự thảo Hiến pháp trong 6 tháng qua

Loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản Tuyên ngôn độc lập của Bác, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980). 

Tên gọi này cũng được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. 


Ngoài ra, nó có năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới… 

Việc lựa chọn tên nước theo phương án này, UB dự thảo nhận định, không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Bởi lẽ, chủ trương, đường lối, pháp luật của nhà nước cũng như bản thân các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu này. 

Do đó, UB Dự thảo thể hiện lại Điều 1 để làm rõ hơn hình thức chính thể và chủ quyền của Nhà nước, đồng thời đề xuất phương án quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguồn: Tin Ngắn

7 nhận xét:

  1. Theo tôi: việc thay đổi Hiến pháp lần này phải mang lại nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động, nông dân, công nhân có mức sống khấm khá hơn. Nhà tôi làm nông nghiệp là chính, không quan tâm đến các vấn đề khác. Nếu thay con dấu, quốc huy, quốc hiệu sẽ tốn đến cả nghìn tỷ. Một sự lãng phý không cần thiết. Do đó, không cần đổi tên nước làm gì.

    Trả lờiXóa
  2. Phương án hai tưởng chừng như hợp lý nhưng nếu chịu khó suy nghĩ thì thấy rằng điều này không mang lại lợi ích nhiều mà khó khăn mang đến thì vô cùng lớn. Nếu thay đổi tên nước, ngoài việc phải thay đổi quốc hiệu,quốc huy thi việc thay con dấu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc. Bởi hầu hết các dấu đỏ đều có tên nước. Như vậy các giấy tờ như chứng minh thư, giấy khai sinh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn... đều phải làm lại hết. Tốn kém, lãng phý. Bây giờ sửa đổi hiến pháp nên tập trung vào những điều khoản giúp phát triển kinh tế, ổn định an ninh, trật tự, cải thiện dân sinh chứ không nên nghĩ về những điều này nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Tên của quốc gia không phải việc vô cùng quan trọng vì thế cần xem xét kỹ lưỡng việc tên nước như hiện nay cũng được mà tên rất vang và thể hiện được nước Việt Nam là nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần xem xét thật kỹ những góp ý và chỉ lấy những ý kiến tốt những ý kiến hợp lý không để mắc sai lầm vì đây là việc hệ trọng.

    Trả lờiXóa
  4. Tên của quốc gia không phải việc vô cùng quan trọng vì thế cần xem xét kỹ lưỡng việc tên nước như hiện nay cũng được mà tên rất vang và thể hiện được nước Việt Nam là nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần xem xét thật kỹ những góp ý và chỉ lấy những ý kiến tốt những ý kiến hợp lý không để mắc sai lầm vì đây là việc hệ trọng.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh19:15 13/4/13

    Sủa đổi tên gọi một đất nước thì đồng thời có rất nhiều vấn đề cũng đượng đặt ra theo đó, chẳng hạn như các văn bản quốc tế cũng như trong nước , sửa lại quốc huy, quốc hiệu..... Nhưng khoan hãy bàn đến việc đổi tên tên, việc quan trọng nhất là sửa đổi hiến pháp, rồi từ những nội dung mới của hiến pháp mới quyết định tên gọi cho phù hợp với những nội dung hiến pháp mới.

    Trả lờiXóa
  6. Tên đất nước thì cứ để là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như cũ để dễ gọi. Chứ giờ thay đổi tên đi cũng chẳng hay bằng tên cũ mà lại làm mọi thứ rối rắm hết cả lên. Cái tên không quan trọng mà quan trọng là bộ máy chính trị đất nước sẽ làm gì để đất nước phát triển hơn thôi

    Trả lờiXóa
  7. Nguyên Đan00:44 14/4/13

    Theo mình thay đổi là hợp lý.
    Thứ nhất: theo ngữ pháp Việt Nam thì danh từ phải đứng trước tính từ vd: cô gái đẹp chư ko giống một số nước khác như TQ là "mỹ nữ" hay TA là "beautiful girl". Tên nước cần phải đúng với ngôn ngữ của đất nước đó.
    Thứ 2: Tên nước VNDCCH thật ra rất quen thuộc và được sử dụng từ năm 1945 đến 1980 dài hơn nhìu so với tên CHXHCNVN chỉ từ 80 đến nay, nên ko thể gọi là quen hay ko quen hơn đc.
    Thứ 3: Tên gọi quốc gia khẳng định thể chế của quốc gia đó, tên nước VN hiện nay dùng cụm từ CHXHCN trong khi CNXH hiện nay vẫn chưa tồn tại mà

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog