Hình minh họa
Một thành phố lớn, thủ đô của cả nước mà bị xếp thứ 52/63 trong bảng cạnh tranh thì có xấu hổ không nhỉ? Có lẽ không chỉ xấu hổ mà còn rất đáng xấu hổ bởi chỉ trên các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn…
Nhưng không chỉ xấu hổ mà rất đau bởi TP. Hà Nội còn có hẳn một đề án về PCI, trong đó xác định năm 2012 không tăng được nhiều thì cũng tăng 10 bậc. Thế nhưng giờ đây, không những không tăng được bậc nào còn giảm tới 15 bậc nữa.
Nó càng đau hơn bởi nếu nhìn đơn giản, PCI tuy là một đại lượng đo sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng nó lại được tính dựa trên 10 chỉ số thành phần mà mỗi yếu tố ở đó đều biểu hiện trình độ, tác phong, phẩm chất… của công tác quản lý. Ví dụ như “chi phí không chính thức” (thực chất là hối lộ, là phong bao, phong bì), “tính minh bạch” (công khai, không tù mù, gian lận…), “chi phí thời gian”, “tính năng động của lãnh đạo”…
Vì sao hình ảnh một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, nơi Thủ đô văn hiến, được người xưa gọi là “Kẻ chợ” để chỉ sự năng động trong thương mại mà giờ đây lại tụt hạng thê thảm trong bảng năng lực cạnh tranh như vậy?
Xin bỏ qua những đánh giá như “tính năng động” đối với lãnh đạo dù với một thành phố như Hà Nội mà tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo xếp ở gần chót bảng (thứ 61/63) là một bi kịch.
Cũng xin bỏ qua cả những việc rất nghiêm trọng như chuyện phong bao, phong bì mà Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chua chát nhận xét tại Hội nghị giao ban với lãnh đạo các sở ngành, quận huyện sáng 28-3 về công tác cải cách hành chính và mổ xẻ chuyện Hà Nội tụt 15 bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tổ chức: “… những nơi khác khi “bôi thì trơn”, còn ở chúng ta “cũng bôi mà không trơn”!
Câu này có thể hiểu rằng “tiền vẫn ăn” nhưng “việc vẫn không làm”. Điều này dù rất… dã man, song trong bài viết này cũng không đề cập đến.
Chỉ xin đề cập đến một chuyện nhỏ, rất nhỏ do chính Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị bức xúc kể lại tại hội nghị trên được báo Tuổi trẻ ngày 29/3, bài Nhiều sở của Hà Nội có “điều tiếng” dẫn nguyên văn: “Kỷ niệm Quốc khánh và là năm chẵn về mối quan hệ với nước bạn Lào, thủ đô Vientiane gửi cho tôi một bức thư. Mình cũng phải gửi thư lại cảm ơn, nhưng việc chuẩn bị thư cảm ơn đến tay tôi chỉ kém một ngày nữa là tròn một tháng. Việc tham mưu không chủ động cảm ơn người ta trước đã là lỗi, làm sau mà chỉ mỗi lá thư thôi nhưng cấp Sở Ngoại vụ làm chậm tám ngày, sang Văn phòng UBND TP làm chậm thêm 22 ngày, thế thì còn cảm ơn gì nữa”.
Một câu chuyện chua chát mà sự hài hước khiến các nhà văn trào phúng bậc thầy như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng hay thiên tài Azit Nêxin cũng khó tưởng tượng ra được.
Thật ra, chuyện “hài hước” tương tự như thế này ở Hà Nội không phải lần đầu. Cách đây ít lâu, sau lời phát biểu đầy ấn tượng trước hàng triệu cử tri của Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Trần Trọng Dực về “công chức trăm triệu”, cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa phát hiện ra trường hợp nào. Dù trong thâm tâm, có lẽ nhiều và rất nhiều người đều nghĩ rằng có.
Trở lại với câu chuyện bức thư, không thấy Bí thư Thành ủy nói về hình thức kỉ luật những cá nhân liên quan sau sự việc này nhưng có lẽ chắc chắn là phải có. Thậm chí, với quyền hạn và trách nhiệm của mình, ông sẽ yêu cầu kỉ luật nặng và việc tìm ra ai là “thủ phạm” cũng chẳng khó khăn gì.
Một lá thư của một thủ đô gửi tới một thủ đô trong dịp trọng đại không chỉ là phép ngoại giao mà là tình cảm của nhân dân và lãnh đạo hai thành phố gửi thông điệp đến cho nhau. Nếu không được đáp từ là xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng đó, nhất là đối với nước Lào láng giềng anh em thân thiết của Việt Nam.
Do vậy, nếu không có hình thức kỉ luật thích đáng đối với sự tắc trách này cũng đồng nghĩa với việc một lần nữa, xúc phạm tình cảm thiêng liêng và nghiêm trọng hơn, những điều tương tự sẽ khó tránh khỏi tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Có lẽ những sự việc tương tự như thế này là một trong những nguyên nhân chính khiến cộng đồng doanh nghiệp xếp Hà Nội vào vị trí đáng xấu hổ hiện nay!
Bùi Hoàng Tám
đừng hỏi tại sao một năm kinh tế buồn,chỉ số cạnh tranh thì thấp mà chỉ số tham nhũng phong bì lại cao.một thành phố thủ đô của cả nước mà lại đi đứng chót bảng liệu có được không hả.cần chấn chỉnh lại ngay
Trả lờiXóaNói chung là không thích cuộc sống ở Hà Nội,học xong ta đi về quê.
Trả lờiXóaĐáng buồn cho thủ đô. Tôi đã từng vào Đà Nẵng, trong đó quy hoạch rất tốt, cung cách làm việc của các cơ quan hành chính hết sức chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình
Trả lờiXóaNgười dân thích cuộc sống ở Sài Gòn hoặc Đã Nẵng hơn ở Hà Nội nhiều.
Trả lờiXóaNên học tập cách quy hoạch của Đà Nẵng. Đường phố rất rộng, rất hiếm khi bị ùn tắc giao thông và hầu như không có cảnh tượng cảnh sát giao thông ăn mãi lộ
Trả lờiXóathật xấu hổ biết bao nhiêu một thành phố đi đầu cho đất nước lại có các con số thống kê thấp lẹt tẹt như vậy thua cả các thành phố như cao bằng bắc cạn chán quá đi,cần có sự thay đổi triệt để cải thiện ngay hiện tượng này trong năm 2013
Trả lờiXóathật sự cuộc sống bon chen ở hà nội thật khó sống giá cả đắt đỏ và một xã hội nhộn nhịp hòa cùng lối sống tấp nập nều như không bon chen thi chúng ta khó thể sống ở hà nội
Trả lờiXóaThực sự thì mình thích cuộc sống yên bình ở quê hơn là cuộc sống bon chen, ồn ào ở hà nội, nhưng vì cuộc sống phải chấp nhân thôi
Trả lờiXóaQuá là xấu hổ luôn, thủ đô mà bị xếp thứ 52/63 trong bảng cạnh tranh, gần bét rồi còn gì, Hà Nội phải học tập Đà Nẵng, cải cách toàn diện mới mong cải thiện tình hình
Trả lờiXóa