Chỉ trong một tuần đã có tới 2 lời xin lỗi được phát ra từ miệng của những người quan trọng, đó là Tổng cục tưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
ĐBQH Dương Trung Quốc |
Ông Tuấn thay mặt ngành xin lỗi bà bà Schultz (quốc tịch Úc) vì một gã xích lô hành nghề tự do đã làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam khi chặt chém bà Schultz 1,3 triệu đồng cho đoạn đường 5km. Còn ông Quốc xin lỗi ông Bùi Danh Liên (chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội) vì đã lỡ miệng nói từ “ngu” khi đề cập đến chuyện ông Liên cho rằng Đàn Xã tắc là tàn dư phong kiến.
Cũng trong một tuần ấy, có 3 bàn tay đã làm dậy sóng dư luận.
Bàn tay thứ nhất là của Bill Gates. Ông đã bị dư luận xứ Kim Chi trỉ trích dữ dội về thái độ thiếu tôn trọng khi ông bắt tay nữ tổng thống Hàn Quốc trong tình trạng tay kia đút túi quần.
Bàn tay gây ồn ã thứ hai là của người mẹ 78 tuổi đã vái lạy con trai mình để ngăn thầy giáo này không nhậu nhẹt và cãi cự với chị ruột.
Bàn tay thứ 3 của bệnh nhân Đặng Đình Hải (Chương Mỹ, Hà Nội). Thấy bệnh tình mình nguy kịch, mà không nhận được sự quan tâm đúng mức từ các “từ mẫu”, anh phải vịn vai mẹ lê đến phòng bác sĩ trực ở bệnh viên Đa khoa Hà Đông chắp tay lạy: “Bác sỹ ơi, em không thở được. Bác sỹ cứu em không chết mất”. Vài ngày sau, anh Hải qua đời trong cơn giận sục sôi của gia quyến.
5 vụ việc khác nhau nói lên điều gì?
Dù ông Dương Trung Quốc không chủ tâm nhắm đến ông Bùi Danh Liên, dù vị đại biểu QH này chưa có tiền lệ thiếu tôn trọng người khác, và dù sau khi bài đăng, nhà sử học đã liên lạc lại tòa soạn đề nghị sửa, thì ông Quốc vẫn NHẤT THIẾT phải xin lỗi. Ông Quốc đã kịp thời làm cái việc ông phải làm. Lời xin lỗi không hạ thấp uy tín ông, trái lại còn làm đầy thêm cốt cách của ông trong mắt mọi người.
Dù được chính bà mẹ khen là “có hiếu”, học sinh, đồng nghiệp khen là “có tình, hiền lành” thì thầy giáo khiến bà mẹ phải vái lạy, cũng NHẤT THIẾT phải xin lỗi, vì chuyện ấy rất phản giáo dục, phản đạo hiếu. Chưa thấy thầy giáo này xin lỗi.
Các y bác sĩ đã được “cố bệnh nhân” Đặng Đình Hải vái lạy vài ngày trước khi anh qua đời, cũng chưa xin lỗi. Bản giải trình của họ được xem là “chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân”.
Đằng sau “trách nhiệm chăm sóc” ấy là một mạng người. Anh Hải mới 31 tuổi.
Bill Gates KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi như kỳ vọng của nhiều người Hàn Quốc. Điều này có thể chấp nhận được vì thói quen bỏ một tay trong túi quần khi bắt tay đã được Bill “trình diễn” từ lâu, ngay cả với các nguyên thủ khác. Tuy nhiên, nếu Bill sửa được thói quen này, thì hình ảnh của ông sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Tổng cục trưởng du lịch Nguyễn Văn Tuấn KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi vì hành động lưu manh của một tài xế xích lô mà ông không quản lý, cũng không phải họ hàng thân thuộc. Nhưng ông vẫn xin lỗi. Sau câu xin lỗi đàng hoàng ấy, ông Tuấn được quý mến hơn, dù nhiều người quý mến ông không thực sự hiểu tường tận năng lực và đạo đức của ông.
Vậy thì trong khi chờ việc thực hiện hứa giảm tải để bệnh viện không còn như “trại tị nạn”, hứa đấu tranh với nạn phong bì, tiêu cực, người dân NHẤT THIẾT muốn nghe thấy một lời xin lỗi đàng hoàng của Bộ trưởng Y tế, mỗi khi các thuộc cấp của mình “đắc tội lớn” với mạng sống của người dân.
Nếu không, sẽ có ngày, khi vái lạy bác sĩ không ăn thua, người dân sẽ quay sang vái lạy cả… bộ trưởng.
----------------------------------
Tên bài do Trelang đặt.
những hành động bị xã hội phản đối, đi ngược lại luân lý, đạo đức của những người Á Đông, đang được cả xã hội chú ý và lên án. Thì những lời xin lỗi là cần thiết, và thể hiện đúng đạo lý của con người Á Đông mình. Xin lỗi không hạ thấp uy tín của một ai cả, mà nó còn nói lên cốt cách của một con người. BIết sai, biết nhận lỗi mới là tốt. "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại", đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Trả lờiXóaLời xin lỗi luôn sau những hành động sai lầm mà phải thực hiện rồi người ta mới nhận ra. Dù là sớm hay muộn thì nó cũng thể hiện trách nhiệm của con người trước việc làm đó, và sẽ có những cảm thông cho việc làm mà người đó không thể làm chủ trong thời gian đó.
Trả lờiXóaCai benh vien HÀ ĐÔNG no k chua duoc hay no dong benh nhan qua nen k can benh nhan, vo trach nhiem hay ngu xuan. Sao lai de anh ta chet chu va de nguoi nha ho buc xuc chu.
Trả lờiXóaXin lỗi có lẽ nên coi là 1 văn hóa trong cuộc sống văn minh hiện nay. Lời xin lỗi không phải thể hiện mình sai, người khác đúng. Nó thể hiện mình tôn trọng người khác, sẵn sàng tiếp thu để hoàn thiện hơn cho dù ngay khi nói lời xin lỗi bản thân vẫn đang làm đúng.
Trả lờiXóaĐã đến lúc phổ biến việc xin lỗi, đề nghị nhà nước lập thêm 1 bộ nữa, là bộ Trách Nhiệm Và Xin Lỗi, như vậy thì văn hóa xin lỗi mới hình thành, và khi đó cứ có việc gì làm không xong, làm không tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì người ta sẽ đưa lên bộ Trach Nhiệm Và Xin Lỗi để tìm xem ai có trách nhiệm và ai phải xin lỗi, thế là xong.
Trả lờiXóa"Xin lỗi" , một lời đơn giản mà rất nhiều người hầu như không biết nói câu này. Trong cuộc sống phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Cho dù không phải với người khác chuyện gì, hai từ xin lỗi tuy không thể giải quyết được tất cả nhưng nó cũng làm tình hình tốt lên phần nào. Một câu xin lỗi tuy dễ nói nhưng vẫn còn nhiều kẻ không biết nói câu ấy.
Trả lờiXóachỉ một câu nói xin lỗi với ba cái vái lạy mà cũng đã trở thành tin tức. Ở Nhật, tổng thống tự đi mua cà phê hàng tuần và đó không phải là tin tức. tin tức không phải là sự thật, và sự thật không phải là tin tức. Thời nay báo chí lá cải quá nhiều, chỉ câu view là giỏi, giật tít thật kêu để rồi cái sự việc nó chả có gì đáng nói.
Trả lờiXóaỞ Nhật, tổng thống tự đi mua Cafe thì người ta đã thấy quen lắm rồi, nên không lên báo. Còn ở Việt Nam, những hành động xin lỗi như của bác Dương Trung Quốc là quá hiếm, hiếm đến nỗi người ta thấy rằng đó là 1 việc quá chi là lạ. Nên người ta tung ngay lên báo. Thế mới biết là xã hội ta đang thiếu những lời xin lỗi và những lời nhân trách nhiệm đến chừng nào.
Trả lờiXóa