Chia sẻ

Tre Làng

THÊM NHỮNG CÁI GẠCH ĐÀU DÒNG VỀ SỰ LÃNG PHÍ

Chi phí cho xe công của nhiều lãnh đạo khá cao. Ảnh: Internet
Trung tuần tháng 3, khi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đưa ra Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bình luận rằng ông đọc cả dự án luật “không biết làm thế nào để thực hành tiết kiệm, không biết làm thế nào để chống lãng phí; hay nói cách khác, không biết cái gì là lãng phí để mà chống”.

“Các đồng chí quy định thế này là tôi chịu đấy”- ông nói, rồi nhận xét một cách hóm hỉnh rằng luật cứ “mênh mênh mang mang như lá diêu bông”.

Diêu bông là thứ lá không có thật. Nhưng luật mà cũng diêu bông, cũng không thật thì chí nguy. 

Từ ngày 1.6.2006, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bắt đầu có hiệu lực. 

Nhưng kết quả mà nó đưa lại chỉ là mấy chữ “tuy nhiên” trong những bản báo cáo màu hồng cuối năm, và sự “tuy nhiên” cũng mênh mênh mang mang đến mức không có đến một cái tên cá nhân phải chịu trách nhiệm. Và trong bối cảnh là sự lãng phí có địa chỉ, có hậu quả cụ thể. 

Hôm qua, một loạt những cái gạch đầu dòng về sự lãng phí đã được các ĐBQH tiếp tục liệt kê:

Lương một thứ trưởng hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng chi phí cho chiếc xe công mà ông này đi gấp 3 lần, bao gồm: Trả lương tài xế, phí bảo trì...

Thứ bảy, chủ nhật, từ đám cưới đến đám ma, về quê… cán bộ đều dùng xe nhà nước hết.

Giám đốc mới bắt đầu công việc bằng việc sửa chữa phòng làm việc, xây lại cổng cơ quan cho hợp… phong thuỷ….

Nói đây chỉ là những cái gạch đầu dòng, tiếp nối cho sự lãng phí là bởi có hẳn “bộ sưu tập” những sự lãng phí lớn hơn nhiều, được liệt kê từ sau công bố kết quả giám sát của Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội năm 2009 mà đến giờ vẫn hầu như không có gì thay đổi. 

Đó là việc một cơ quan ở ngay Điện Biên Phủ cho thuê trụ sở suốt 10 năm, để thu về một khoản tiền bèo như tượng trưng là 3 tỉ đồng. Hoặc trong khi bỏ hàng chục tỉ đồng xây trụ sở thì một cơ quan khác để hoang 1.750m2 trụ sở. Hay thời sự hơn là có tới 8 bộ, ngành- trong đó có cả Bộ Tài nguyên và Môi trường- cũng được nêu tên khi “sử dụng nhà đất không đúng mục đích, cho thuê trái phép, cho mượn sai quy định, bị lấn chiếm, tranh chấp hoặc để hoang hóa”.

Năm 2008, dư luận ngạc nhiên khi nghe câu chuyện một cơ quan “bé bằng con tép” như BQL dự án hồ Cửa Đạt- Thanh Hóa chi sai đến 3 tỉ đồng để tậu những con xe “xịn”. Sau đó rồi sao? Sau đó chả ai làm sao.

Và bây giờ, 8 năm sau khi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu lực, những “trường hợp bị lộ” chỉ được xử lý- nói như ông Trần Sỹ Quang, Phòng Pháp chế Công an TPHCM - là “xử lý nội bộ một cách nhẹ nhàng để bảo vệ thành tích của đơn vị”.

Dường như bản thân thứ luật mênh mang như lá diêu bông cũng đã là một sự lãng phí.

Vậy thì “căn bệnh lá diêu bông” phải được chữa trị như thế nào?

Câu trả lời đã có trong lịch sử. 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Bính Tuất (1466), Vua Lê Thánh Tông ban lệnh “cấm các quan đổi đi chỗ khác không được lấy các thứ đồ dùng ở nhà công”. Tháng hai năm Canh Tuất (1490), nhà vua tiếp tục ra chiếu chỉ “định lệ quan đổi đi nơi khác phải giao lại nhà công”. Lệnh vua không phải chuyện đùa, bởi đi kèm nhẹ thì biếm chức, nặng thì đuổi về quê. 

Tất nhiên, vì thế thời Lê không có những câu chuyện đại loại cựu thị trưởng 5-7 năm không chịu trả… biệt thự.

Nguồn: Lao Động

15 nhận xét:

  1. Chúng ta cần có những quy định chặt chẽ về việc mua và sử dụng xe công của các cơ quan nhà nước để đảm bảo các xe công được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và phục vụ đắc lực cho công việc. Do vậy chúng ta có chế tài và chính sách quy định rõ mức và chủng loại xe để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định thực hành tiết kiệm trong sử dụng xe công

    Trả lờiXóa
  2. đấy gọi là kẻ ăn không hết người lân chẳng ra,trong khi nhiều cơ quan tổ chức phung phí cả tỷ đồng vào những việc không đâu có người lại chẳng có mấy chục nghìn mà ăn cơm,cuộc sống thật bất công khi phân biệt giàu nghèo sang hèn giai cấp.chỉ mong phía trên giúp đỡ nhân dân không còn cảnh nghèo khó chứ đừng nghĩ cách tiêu phá tiền bạc

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh10:42 19/4/13

    Tiền của dân mà , hơi đâu mà lo . Chống lãng phí thì vẫn chống , mà xài thì vẫn xài . Thỉnh thoảng lại còn có màn đưa cán bộ đi xuất ngoai học bổ túc . Một chữ cắn làm đôi còn chằng có . Chẳng qua là cho chúng đi du lịch cho cán nhà ta biết đó biết đây , rồi buôn lậu để cải thiện . Tiền dân thì cũng như tiền chùa . Thử xem đứa nào dám nói ?

    Trả lờiXóa
  4. Tham nhũng, lãng phí là hai trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Cái này dường như nó đã trở thành một thói quen của người Việt ta, cứ cái gì cũng thích hoành tráng, thích phô trương chứ có nghĩ đến mục đích sâu xa của nó đâu. Là một nước nghèo mà cứ lãng phí, trong khi giàu có như các nước ở châu Âu thì họ lại rất tiết kiệm. Tiết kiệm ở đây không phải là họ chi tiêu ít hơn mà là họ chi tiêu đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc, và đó là một trong những yếu tố làm nên sự phát triển của nền kinh tế.

    Trả lờiXóa
  5. Dân việt ta làm gì có tiền mà lãng phí ? Chỉ có quan mới lãng phí , vì họ xài tiền chùa . Không đủ tiền xài thì in thêm mà xài , do đó lạm phát tăng . Với đồng lương cố định , dân phải nhịn ăn nhịn mặc , giảm chi tiêu thì mới đủ sống qua ngày . Các cán càng lãng phí xa hoa bao nhiêu , dân càng khổ bấy nhiêu là vì vậy . Đã vậy , quan xài sang đã quen rồi , bây giờ bảo chống thì chống làm sao ? Bởi vậy Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới công nhận rằng ông đọc cả dự án luật “không biết làm thế nào để thực hành tiết kiệm, không biết làm thế nào để chống lãng phí; hay nói cách khác, không biết cái gì là lãng phí để mà chống”. Không biết ông này quá thật thà hay quá ngu dốt , bất lực

    Trả lờiXóa
  6. Nghe cái vụ lấy xe công đi việc tư thì đúng là bây giờ tràn lan ! trách sao được ! cả cái cơ quan có mỗi ông to nhất được dùng xe thì ông ý dùng đi đón con đi chùa đi tắm biển thì ai dám kiến nghị ! kiến nghị thì về quê @@ Luật thì cứ ra nhưng lãng phí thì cứ lãng phí ! gạch đầu dòng vẫn chỉ là gạch đầu dòng @@

    Trả lờiXóa
  7. Gạch đầu dòng nêu ra thì giải quyết được gì đâu ! Gạch đầu dòng xong thì xe công vẫn chỉ dùng để đi chùa đi du lịch ! rồi tiền vẫn dùng để xay lại cổng ! tu sửa phòng ở cho xếp mới ! tiền để cho xếp đi chơi ... ! Nếu cứ gạch đầu dòng mãi thì mọi chuyện vẫn thế, Giờ phải có nhũng phương pháp nào chống lãng phí thật hiệu quả ! chứ đừng mông lung @@

    Trả lờiXóa
  8. Tiết kiệm là 1 sự xa xỉ đối với những ông bụng phệ. Ngẫm mà xem, các ông ấy có quyền, có quyền rồi thì sẽ có tiền, có tiền rồi sẽ sống phung phí, mà sống phung phí tiền của mình rồi thì khi làm việc công cũng không tránh khỏi việc lãng phí. Đúng không các bạn.

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh22:44 19/4/13

    @Tin Han
    Thế bà Phệ Bung thì sao?

    Trả lờiXóa
  10. Đất nước còn nghèo, dân ta nhiều người còn khổ. Nhưng cảnh cán bộ được “nuôi” theo kiểu một tiền gà, ba tiền thóc thì đã như là chuyện hiển nhiên. Thậm chí sự giàu có khó hiểu của nhiều giới chức hiện nay, ai cũng rõ rằng “bây giờ ‘quan’ đâu sống bằng lương”.chính vì những suy nghĩ đó khiến chúng ta phải cố gắng hơn nữa trong công tác chống lãng phí và điều này phải được quy định trong luật thì tôi nghĩ sẽ có tính khả thi hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  11. SỰ lãng phí của 1 quốc gia đang trong giai đoạn phát triển là không thể tránh khỏi , nhưng chúng ta phải làm sao hạn chế được tới mức thấp nhất vấn đề đó , không chỉ có cá nhân làm việc này mà phải chung tay của cả xã hội , sự phối hợp của cơ quan ban ngành cùng với đóng góp ý kiến của người dân sẽ làm cho công cuộc này có hiệu quả hơn , và cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm nếu có để làm gương cho mọi người . Tôi mong xã hội phát triển đi lên mà không có tiêu cực , không có lãng phí không cần thiết .

    Trả lờiXóa
  12. Nói không đâu xa , cần phải thực hiện việc quán triệt đi xe công đi làm , hạn chế và cần phải tiết kiệm chi phí các buổi họp không cần thiết , cần phải làm nhiều hơn là nói , sử dụng xe công vào những việc quan trọng , cụ thể tránh sử dụng vào mục đích cá nhân . Có làm được điều đó thì lãng phí trong xe công nói riêng cũng như các hoạt động khác nói chung sẽ được đẩy lùi hơn nữa .

    Trả lờiXóa
  13. Những gạch đầu dòng về sự lãng phí không phải là mới , nó có từ mấy năm trở lại đây , khi mà cuộc sống cũng như nhu cầu chất lượng người dân được tăng lên thì những vấn đề đó cứ thế mà cũng ăn theo , việc lãng phí có trong xe công sử dụng vào mục đích riêng , rồi thì họp hành liên hoan không đáng có , ,, những điều đó cần phải quán triệt và có biện pháp xử lí nghiêm để góp phần làm giảm thiểu tình trạng tiêu cực trong các cơ quan ban ngành , và có những hoạt động thiết thực hơn làm cho cuộc sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc hơn.

    Trả lờiXóa
  14. trong thời buổi kiunh tế không chỉ riêng VN mà toàn thế giới đang gặp khó khăn, kinh tế nước ta đang còn nghèo, chưa phát triển. VIệc lãng phí là một điều không hề nên ở thời điểm này. Cần hạn chế tối đa những sự lãng phí, vì đó là công sức, của cải của toàn xã hội. Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc của từng cá nhân trong xã hội. xây dựng ý thức từ những cá nhân, từ đó đưa vào thói quen hằng ngày. vì một đát nước phát triển bền vững, tôi tin là chúng ta có thể làm được, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chúng ta nhất định sẽ thành công

    Trả lờiXóa
  15. Lãng phí là một điều hết sức không nên đối với nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế dang khó khăn. tiết kiệm, tránh lãng phí là một trong những tư tưởng chính và quan trọng trong hệ thống quan điểm dạo đức Hồ Chí Minh. nhưng để mỗi người đều ý thức được về việc tiết kiệm, chúng ta cần sự chung tay của cả xã hội, àm trước tiên là những nhà lãnh đạo của nhà nước. VỚi sự lãnh đạo tài tình của Đảng thì tôi tin chắc chúng ta sẽ làm được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog