Hàng không che : THƯ PHÁP VIẾT TRÊN CƠ THỂ PHỤ NỮ
Tâm kinh và Thư pháp viết trên cơ thể người phụ nữ đẹp khỏa thân
Nhân thể dữ tâm kinh (人体与心泾)
Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.
Warning: "No under 18 years old" - Thoát khỏi trình duyệt ngay nếu bạn dưới 18 tuổi
Xem thêm:
Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về thư pháp chữ Hán và thư pháp Á Đông nói chung, trước khi tìm hiểu về nghệ thuật Thư pháp “Nhân thể dữ tâm kinh”, là thư pháp được viết trên những vùng nhạy cảm của phụ nữ, có lẽ khởi nguồn từ Trung Hoa.
Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.
Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia nổi tiếng, như Vương Hy Chi đời Đông Tấn hay Tề Bạch Thạch đời nhà Thanh.
Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Có lẽ cao siêu hơn mấy bậc lại là Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể mà là phụ nữ đẹp lõa thể.
Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.
Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.
Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.
Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.
Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng ‘Mộng cô’, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).
Hư Trúc đã đọc câu kinh được xem là thâm ảo nhất trong bài kinh Bát nhã này.
Theo quan niệm Phật giáo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi là năm uẩn (ngũ uẩn). Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.
Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó …..
Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định : nói ‘sắc tức thị không’ thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm.
Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’ “vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng”.
Bộ ảnh ghi lại việc người nghệ sỹ - thư pháp gia viết toàn bộ tác phẩm Tâm kinh trên cơ thể một phụ nữ đầy sức sống:
Có thể tất cả các định nghĩa đều thiếu dấu: sắc
Có thể kho lí luận đương đại đều quên dấu : nặng
Không đủ thuyết phục
Để có thể chấm đôi nhũ hoa nào lên ngôi hoàng hậu và trao vương miện.
Tôi chọn em
say xưa...
Như nhát kiếm xé trời sáng loá
Như mầu mực pha không đủ độ nồng
Như bút vẽ của kẻ phàm phu bất lực dựng đứng ...trời trồng!
Mĩ thuật nhân loại khánh kiệt trên bầu ngực mĩ nhân.
Cầm bút vẽ như cầm đao
Hội họa trên nguồn hội họa
Phật pháp cao siêu cũng lạ!!!
Rất ngoan trên ngực đàn bà
Trần truồng chỉ là cái cớ
Để đo tâm sáng, tâm tà
Mấy ai người trong thiên hạ
Lắng mình, trước Phật, trước hoa
Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú “yết đế, yết đế …”
Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.
Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; đề từ, lạc khoản ; chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật.
Trong chữ có pháp, trong hình có ý đọc ‘sắc’ ‘không’ trên thân trần sắc mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư pháp vậy.
Ngọc thể lưu Hán tự
Lõa thể dịch tâm kinh
Mặc nhiên nhi nữ tỉnh
Mỹ thuật kiến thất kinh
© VAOL
Người Sưu Tầm
Nguồn: CanhSat4Sao
NICE!
Trả lờiXóaChả biết các thým nghĩ thế nào, chứ cái kiểu này không biết nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị cái gì đây nữa. Nếu có cái nghệ thuật này ở VN thì em gái kia chả biết có còn lành lặn sau khi viết xong đống chữ chằng chịt trên người, với cả chồng em ấy có thấy mấy ảnh này chắc máu cũng sôi lên cả trăm độ. Em thì chả vote cho mấy cái trò này, hay ho đâu, ý nghĩa đâu chưa thấy, lại chỉ thấy khán giả toàn bọn yêu râu xanh, hay là bọn trẻ trâu hám sắc thôi.Người đi xem chắc chỉ chăm chăm nhìn vào mấy điểm trên mẫu, chứ chữ nghĩa chả lọt được từ nào vào đầu đâu.
Trả lờiXóatrời ơi??? mấy cái hình này có thật ko thế mọi người????? Nghệ thuật gì mấy cái này có chứ, tục tĩu và trơ trẽn quá! Cả em mẫu này là Trung Quốc và Nhật Bản vậy?? sao cái cô ấy mặt cứ tỉnh bơ thế vậy??
Trả lờiXóaMà nghệ thuật kiểu gì chứ kiểu không còn gì để mất thế này thì cái này gọi là phi nghệ thuật rồi
thấy trên mạng thời nay cũng có lắm bài khoả thân vì nghệ thuật, nghệ thuật đâu không thấy, chỉ làm cho người xem chăm chú vào những nơi nghệ thuật...của cha mẹ cho ra, còn nghệ thuật các kia bị im chìm. thử hỏi xem lúc xem những bức nghệ thuật này thì còn có mấy người nghĩ đến nghệ thuật?
Trả lờiXóaMình thầy phục tài cho cái ông họa sĩ này thật. Trong trường hợp này, nếu mà mình cầm cái bút lông kia thì chắc viết không nổi nửa nét, huống chi là cả một "tác phẩm nghệ thuật như vậy". Về nhận định chủ quan, mình thấy rằng từ xưa đến nay, thông thường các tác phẩm nghệ thuật phải được lưu giữ cẩn thận, đối với trường hợp này tác phẩm là "bức thư pháp sống" kia thì làm sao mà giữ được, may chăng là ghi hình lại mà thôi. Cô gái kia còn phải tắm nữa chứ, nếu vậy thì viết lên rồi lại xóa đi liệu để làm cái gì?
Trả lờiXóaMình chẳng thấy đẹp gì cả, ông họa sĩ này nghèo đến mức không có tiền mua giấy mà phải viết lên cơ thể người ta thế hay sao, viết xong rồi lại tắm rửa sạch sẽ thì lại mất công. Bây giờ giới trẻ Việt Nam mình mà học cái này thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, rồi các tệ nạn lợi dụng cái này để hoạt động, đặc biệt là mại dâm.
Trả lờiXóaHố hố, thích bài này đó nghe. Bọn tàu khựa này lắm trò phết, nhưng mà trông lại thì cũng nghệ thuật ra phết ah naz. =)). Nhìn nghệ thuật nhất là pic thứ 3. Há há. Nhìn phía dưới mà nóng hết cả tờ rym. =)). Nói chung là xem phim ma nhưng gắn mấy cảnh phim cấp 3 nên chả có gì là kinh dị. Mua ô tô ngắm gái đẹp thì cũng mấy ng để ý xe. =))
Trả lờiXóaĐúng là chỉ có Trung Quốc mới có nghệ thuật độc đáo này,khắc họa thư pháp lên cơ thể người phụ nữ,họ đang quảng bá thư pháp của mình hay là quảng bá gái nước Trung quốc khỏa thân trông như thế nào nhỉ,nhìn đẹp đấy...^^!
Trả lờiXóaTác phẩm đẹp, nhưng trông không có thẩm mĩ gì cả. Tác phẩm tâm kinh mà viết lên thân thể người phụ nữ đẹp thế này thì người ta chỉ nhìn người phụ nữ chứ ai thời gian đâu đọc đến kinh. Đúng là hết nude vì môi trường, giờ lại có kiểu khỏa thân viết thư pháp. Không biết còn chiêu trò gì nữa đây
Trả lờiXóaNgười đi ngắm mấy tác phẩm nghệ thuật này chắc chỉ ngắm người mẫu, chứ mấy chữ trên mẫu chả chui vào đầu được đâu. Với cả thấy tâm kinh mà lại viết lên cơ thể..hic....thấy cứ không trong sáng, sạch sẽ chút nào. Sinh ra quần áo là để mặc, cứ nude ra để giải quyết vấn đề gì ko biết? Cái thể loại này, xin lỗi mình không thể ủng hộ
Trả lờiXóaDạo này có phong trào nude sôi động quá nhỉ, ở bên mình thì nude vì môi trường, nude vì abc, nude vì xyz, bên tây thì nude rửa xe, nude đá bóng... nhưng nói tóm lại thì cuối cùng mục đích của nude cũng chỉ là đem thân thể ra thu hút sự tò mò của công chúng thôi. Ngay việc nude viết thư pháp thế này, nếu ko có mấy cô người mẫu nude kia thì có lẽ triển lãm cả trăm bức thư pháp cũng chẳng có ma nào đến xem, còn có nude thì người ta kéo đến như họp chợ ngay ấy mà
Trả lờiXóaChả hiểu được những cái nghệ thuật ngày nay thế nào nữa, cái này mà được đưa ra ở VN thì sẽ có bao nhiều "gạch" được ném vào đây. Chắc là đủ xây vài trung cư là cái chắc
Trả lờiXóaGiờ đây các hình thức nghệ thuật bình thường đã trở nên vô vị và nhàm chán rồi. Các hình thức dùng cơ thể phụ nữ để làm nền lại trở nên rất hot vì thu hút được sự chú ý của phần lớn các thanh thiếu niên mà đặc biệt là nam giới. Chính đó là lý do để loại hình này lên ngôi và có chỗ đứng như hiện nay
Trả lờiXóaNghệ thuật là thứ thuốc quan trong của con người trong xã hội hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự đòi hỏi của con người ngày cang f cao. Nghệ thuật cũng vậy, họ cần tận hưởng và thỏa mãn thế nhưng tẩn hưởng thế nào cho đúng chuẩn mực và có tính đạo đức con người. Ở đây nghệ thuật thư pháp được vẽ trên người phụ nữ là một thứ nghệ thuật quá châm biếm và tha hóa đạo đức con người, nó ko chỉ thể hiện sự khinh bỉ đối với người phụ nữ mà còn làm mất đi cái nghệ thuật thư pháp vốn dĩ đã được coi là 1 trong những nét đẹp của văn hóa Trung quốc. Điều đó chứng tỏ xã hội Trung quốc ko coi trọng con người, khinh bỉ văn hóa của chính họ.
Trả lờiXóaNghê thuật không phải ai cũng có thể làm, k phải ai cũng biết thưởng thức, và cách thưởng thức của mỗi người cũng khác nhau. Mình thì mình tự nhận là mình k phải là người biết làm nghệ thuật cũng k phải là người biết thưởng thức nghệ thuật nhưng người viết bài này thì mình thấy k sai tí nào. Người ta k đủ bản lĩnh để viết thư pháp kiểu này và người ta cũng khó đủ bản lĩnh để thưởng thức thư pháp kiểu này nên người ta phủ nhận nó nhưng cái hay là ở chỗ nó không phải là những con chữ thông thường mà là là kinh BÁt Nhã.Quá tài đối với người viết và càng tài hơn đối với người thưởng thức. NICE
Trả lờiXóathư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp, thư pháp viết trên cơ thể phụ nữ có thể coi là nghệ thuật mới, sự sáng tạo hay đó là một chiêu trò để câu khách câu người xem, và liệu rằng nó có phải là sự cuốn theo của trào lưu nude để nhanh nổi tiếng hiện nay không, có vẻ như viết thư pháp trên người phụ nữ nude như vậy để cả nghệ sĩ và người phụ nữ nude đều trở nên nổi tiếng với tác phẩm của mình
Trả lờiXóaTuy hơi thấy tụ khi lần đầu nhìn thấy nhưng ngẫm lại thì cũng thấy người viết thư pháp đó cũng tài hoa, phải có tâm thật tịnh không rung động trước sắc giới, không bị yếu tố bên ngoài tác động có như thế thì mới hoàn thành được tác phẩm của mình, thề hiện đã đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’
Trả lờiXóaTuy hơi thấy tục khi lần đầu nhìn thấy nhưng ngẫm lại thì cũng thấy người viết thư pháp đó cũng tài hoa, phải có tâm thật tịnh không rung động trước sắc giới, không bị yếu tố bên ngoài tác động có như thế thì mới hoàn thành được tác phẩm của mình, thề hiện đã đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’
Trả lờiXóaCó hai giả thuyết một là ...chán rồi viết ...hai là ông này yếu sinh lý
Trả lờiXóaĐúng là chỉ Trung Quốc mới có cái thứ nghệ thuật bệnh hoạn, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của người Châu Á . "Nam nữ thọ thọ bất thân " mà để cơ thể người phụ nữa phoi bày ra thế này là không thể chấp nhận được .Đúng là người nghệ sĩ này có tài, tâm hồn thanh tịnh không xao động trước sắc giới song bao nhiêu người khi chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật này có thể giữ được tâm hồn như ông để thưởng thức thư pháp mà không chú ý đến điều khac ?
Trả lờiXóaCông nhận là bác này viết chữ đẹp ,ý chí tuyệt vời tâm hồn thanh tịnh không xao động bởi các yếu tố bên ngoài, cô gái cũng rất xinh đẹp gợi cảm. Song môn nghệ thuật này không phù hợp với truyền thông Văn Hóa người Á Đông, và cũng không dánh cho phần lớn khán giả hiện nay bởi họ sẽ không đến để xem chữ.
Trả lờiXóaNghệ thuật gì chứ nhìn phản cảm quá! bôi bác quá, các tiền bối có sống lại thì chắc chắn sẽ phản đối kịch liệt, khổ nỗi vụ này thì bị lên án mạnh mẽ! thấy Nhật bản có món vẽ tranh trên cơ thể thiếu nữ là đua đòi ngay quả viết thư pháp này. haiz! đáng buồn quá. Lại còn nôi con gái ra nữa chứ thế thì chồng con gi! hi sinh vì nghệ thuật thế có đáng không?
Trả lờiXóaQuá đẹp ấy chứ, sự cống hiến hy sinh vì nghệ thuật, chỉ những con người thực sự yêu quý nghệ thuật mới lĩnh hội hết được vẻ đẹp trong nó mà thồi. Việt Nam ta tuy theo văn hóa phương đông lâu đời nhưng nên thích nghi với loại nghệ thuật này dần đi là vừa bởi lẽ nó là nghệ thuật đích thực.
Trả lờiXóađẹp thì đẹp thật nhưng mà em thấy sao sao ý! viết thư phát lên thân thể chính con gái mình, đúng là sự hi sinh lơn lao, vĩ đại quá! tuyệt tác theo đúng phong cách thời hiện đại. Chẳng biết nói gì ngoài sự khâm phục.
Trả lờiXóaMình thấy kiểu viết thư pháp này nguy hiểm lắm. Người viết là đàn ông, người cho viết thì hầu như trần truồng mà lại toàn là gái trẻ đẹp. Mà cái này là cái thú vui của Tàu Khựa, học cái trò bậy bạ này làm gì. Nhiều vụ án mà họa sỹ hiếp người mẫu đã xảy ra. Không nên cổ vũ loại hình này.
Trả lờiXóaĐối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi.
Trả lờiXóaThư pháp là cái gì đó mang ý nghĩa trang trọng, cao sang chứ đâu phải trò đùa. Giờ lại lôi ra ghi ghi chép chép trên cơ thể người khỏa thân thế kia chả hiểu sao cả. cô gái kia khi viết xong có còn gì là người nữa mà nếu có người yêu hay chồng chắc là bỏ hết rồi.
Trả lờiXóaThư pháp kiểu quái gì thế nhỉ?cái này khác quái gì chụp ảnh nute đâu. Chẵng biết chị kia nghỉ gì mà làm cái nghề này nhỉ. KHông biết được bao nhiêu tiền qua vụ này không nữa.
Trả lờiXóaTôi cũng không thể hiểu nổi cái đẹp ở chỗ nào?? Trung Quốc chắc viết thư pháp chán quá khôgn ai ngó ngàng thành ra đem cái trò thư pháp khoả thân câu khách sao? Hay cái thế hệ tôi già rồi nên không còn thấy được cái đẹp của thư pháp trên cơ thể thế này. Nói chung đẹp gì thì đẹp nhưng cái thuần phong mỹ tục có vẻ như dần đang bị coi thường. Chán
Trả lờiXóaMình chịu không hiểu được tại sao mấy cô người mẫu này có thể để cơ thể mình lồ lộ ra trước mắt bao nhiêu người như thế được. quá là xấu hổ ấy chứ. Chẳng thấy đẹp chỗ nào mà chỉ thấy có phần phản cảm mà thôi
Trả lờiXóaMình chịu không hiểu được tại sao mấy cô người mẫu này có thể để cơ thể mình lồ lộ ra trước mắt bao nhiêu người như thế được. quá là xấu hổ ấy chứ. Chẳng thấy đẹp chỗ nào mà chỉ thấy có phần phản cảm, thấy không thể chấp nhận nổi mà thôi
Trả lờiXóamặc dù được đọc cái chú ý "hàng không che" nhưng khi mình xem mình lại giật mình vì không nghĩ là mức độ hở hang lại đến vậy. Không hiểu tại sao người ta có thể làm nghệ thuật ở mức độ này cũng thấy khó chấp nhận
Trả lờiXóamặc dù được đọc cái chú ý "hàng không che" nhưng khi mình xem mình lại giật mình vì không nghĩ là mức độ hở hang lại đến vậy. Không hiểu tại sao người ta có thể làm nghệ thuật ở mức độ này cũng thấy khó chấp nhận được chứ đừng nói đến là có thể thưởng lãm gì ở đây
Trả lờiXóađúng là tinh thần của ông viết thư pháp là tinh thần thép thật. Người phụ nữ trần truồng không một mảnh vải che thân mà ông ấy không có chút rung động nào thì cũng thấy đáng khâm phục. Còn cô gái kia thì dũng cảm thôi rồi
Trả lờiXóaĐây là cái kiểu gì đây thần kinh à dở hơi à , các bạn thấy thế nào chứ tôi nhìn trông chẳng ra làm sao cả , vớ va vớ vẩn viết chữ trên thân hình thế này rồi bày ra cho bao nhiêu người xem , văn hóa của người Châu Á không bao giờ có cái kiểu như thế này cả , việc này không phù hợp cho văn hóa Việt Nam . Thể hiện độ dũng cảm không rung động trước phụ nữ chắc .
Trả lờiXóaCũng hay đấy chứ nhỉ có thể tranh thủ "giải trí" tí trên bài viết này. Cơ mà khỏa thân ra thế này thì thực sự là không hay ho chút nào, bản thân tôi thấy như vậy thôi! Còn người Trung Quốc thấy thế nào thì tùy họ
Trả lờiXóaVâng , đây là một phong cách , một phong cách mang tính chất của Khựa . Thư Pháp thể hiện phong thái của Một đất nước , mang đậm nét thuần phong mĩ tục , do những người có tâm , có trí viết . thế mà khựa cho thư pháp lên để tăng độ dâm dục cho người đọc . rồi mang đi dạy học sinh mẫu giáo chăng ?
Trả lờiXóakhông thể tin được rằng lại có những hình ảnh như vậy được.làm sao có thể làm được như vậy chứ ,người phụ nữ việt nam từ xưa đến nay có biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp và hào hùng chính vì vậy việc viết thư pháp ở trên cơ thể phụ nữ là một điều không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóaWow! người mẫu tuyệt đẹp làm nên chất nghệ thuật của thư pháp.:)
Trả lờiXóaChỉ có bọ tàu mới trò này. Nó đông dân mà, lên đưa phụ nữ ra làm (giấy viết)
Trả lờiXóaCái gì hông biết . Kinh dịch của người Ấn ĐỘ mà chúng nó đưa lên thân thể phụ nữ , cái đẹp viển vông ở đâu thì không thấy nhưng mà thấy rõ sự dung tục tăng cao , làm mất hết đi cái linh thiêng của kinh.
Trả lờiXóaKhựa mà , làm cái gì độ bựa cũng cao tuyệt đối . Dung tục đẩy cao lên đến tầm chân kinh , luyện thần chưởng dâm đạo đến tầng cao nhất rồi đấy . Thế này thì mang mấy ẻm này đến chùa mà thờ sống thôi.
Trả lờiXóaEm thì thấy đẹp. Em thích thư pháp rồi đó, há há há...
Trả lờiXóaCái ranh giới giữa nghệ thuật đích thực với sự lố lăng rất mỏng manh. Nếu không phân biệt rạch ròi sẽ dấn đến thảm họa. Ấy mà cũng có nhiều kẻ lại cố tình đui mù không nhận ra sự khác biệt để cố tình mà can lộ lộ càng nhiều càng tốt. Như thế cũng sướng mắt đấy nhưng không được lâu dài.
Trả lờiXóacái khỉ khô gì cũng kêu là nghệ thuật.. có mà nghệ thuật xxx thì có. Chỉ tổ sướng mắt được một lúc nhưng rồi mang tiếng cả đời. Cái xã hội tàu khựa nó sinh ra lắm quái thai ghê, cả cái vụ mẹ con can lộ lộ gì nữa. Con đã không nói làm gì rồi, đến bà mẹ già khú rồi còn khỏa thân đú đởn theo. Giờ lại thêm cái trò này, thật là không thể hiểu nổi.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhìn nhận cho rõ cho tường tận. Nhận xét thấu đáo thì mới có thể nhận định cũng như khẳng định rằng đây là nghệ thuật hay chỉ là loại câu khách rẻ tiền. Tôi không biết đây là nghệ thuật hay và sự câu kéo người xem tạo sự nổi tiếng nhưng theo quan điểm của tôi, có lẽ không chất liệu, không thiếu người có thể làm để cho tác giả viết, vẽ. Tôi không cho rằng đây là nghệ thuật. Đấy là quan điểm của riêng tôi.
Trả lờiXóaNghệ mới chả thuật. Chả hiểu tính nghệ thuật nó đâu nữa. Ông tác giả với cái cô người mẫu này đang định đánh bóng tên tuổi của mình thì phải. Thiếu gì cách thể hiện nghệ thuật mà cứ phải khỏa thân mà lại là con gái mình nữa chứ. Chả hiểu ông bố suy nghĩ thế nào. Bây giờ mà không có chính kiến rõ ràng dễ bị mấy thứ này mị lắm. Mọi người cẩn thận
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóađẹp quá, giá mình cũng được như ông này thì thích biết bao. thư pháp đẹp, nhưng người còn đẹp hơn. Nghệ thuật là đây, sáng tạo là đây, cái đẹp là đây. Nhưng cái đẹp này liệu có ở trên những nước nào đây? Nghệ thuật phải được chính phủ cho phép, và phải phù hợp với đạo đức, văn hóa, đấy mới là nghệ thuật.
Trả lờiXóaPhải nói là rất phục ông viết thư pháp này, nếu được viết như ông thì khối người không chịu dược rồi. Ấy thế mà ông vẫn chịu được, vẫn không bị dao động để có thể viết lên được một tác phảm thư pháp tuyệt đẹp trên cơ thể của người đẹp, quá là tuyệt vời, thế mới là nghệ thuật chứ.
Trả lờiXóa